Cúng thần tài rằm tháng Giêng: Ý nghĩa, Sắm lễ, Văn khấn như thế nào

Useful
02/03/24
Lượt xem : 87 view
Rate this post
Cúng thần tài rằm tháng Giêng là phong tục đã có từ lâu đời của người Việt. Đặc biệt đối với những người làm kinh doanh thì lễ cúng này càng cần chuẩn bị chu đáo để cho một năm mới thật phát tài, sung túc.

1. Ý nghĩa cúng thần tài rằm tháng Giêng

Mâm cúng rằm tháng Giêng

Ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu từ lâu là ngày lễ truyền thống quan trọng trong tâm thức người Việt. Cứ đến ngày này, người người nhà nhà chuẩn bị lễ cúng thần tài rằm tháng Giêng thật tươm tất với mong muốn một năm mới an lành và may mắn. Đặc biệt những gia đình kinh doanh thì lễ cúng thần tài ngày rằm tháng Giêng càng được xem trọng hơn bao giờ hết. Trong dịp lễ này, tùy vào vùng miền và điều kiện kinh tế mà lễ cúng Thần Tài ngày rằm có phần khác nhau. Tuy vậy, tựu chung đây vẫn là cơ hội để con cháu thể hiện lòng thành kính với Phật và ông bà, tổ tiên cầu một năm mới phát tài, phát lộc.

Ngày Tết không chỉ là dịp mọi gia đình trang hoàng nhà cửa mà còn lo chuẩn bị sửa soạn cho ban Thần Tài thật sạch sẽ, tinh tươm. Bạn có thể tham khảo cách bài trí bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy cầu lộc tài như ý để sắp xếp lại gian thờ cho một năm mới may mắn, phát đạt. Trong dịp đầu xuân năm mới này, gia chủ có thể mua đồ thờ cúng bài trí bàn thờ Thần Tài tại Useful sao cho thuận tiện hơn. Ngoài ra, tại đây còn cung cấp nhiều vật phẩm phong thủy ý nghĩa: vòng tay mã não, tỳ hưu, cây tài lộc bạn có thể xem qua.

Thông thường, ngoài việc cúng thần tài rằm tháng Giêng, các gia đình cần phải chuẩn bị thêm hai lễ cúng là cúng Phật và cúng gia tiên tại nhà. Chẳng cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần con cháu thành tâm tín lễ là đã đủ để tổ tiên phù hộ độ trì cho một năm làm ăn tấn tới, sức khỏe dồi dào. Tuy vậy, lễ cúng Thần Tài muốn thành công tốt đẹp gia chủ cũng cần chú ý tìm hiểu cách bài cúng Rằm tháng Giêng Thần Tài và lễ vật thật đầy đủ để tránh những sai sót không đáng có.

2.  Lễ cúng thần tài ngày rằm tháng Giêng gồm những gì

Cúng thần tài ngày rằm tháng Giêng không quá cầu kỳ, bạn chỉ cần chuẩn bị lễ vật vừa đủ không cần quá lãng phí. Tuy nhiên, cách thỉnh ông địa Thần Tài, sắm lễ cúng và văn khấn vẫn cần thật chỉn chu. Lễ vật bao gồm trái cây cúng thần Tài và không thể thiếu hương, nước, hoa và đèn, nến. Bạn có thể chọn mua những hộp quà tặng nhang, trầm hương thơm thoang thoảng tại những địa chỉ uy tín để về bày lễ hoặc làm quà tặng cho gia đình đều rất đẹp và ý nghĩa.

Thông thường mâm cúng Thần Tài của các gia đình cần có: 1 bình hoa tươi, một đĩa trái cây cúng Thần Tài, 1 con tôm, 1 con cá nướng, 1 con cua, 1 miếng lợn quay, chum rượu, giấy tiền vàng mã, 2 điếu thuốc, gạo và muối hột. Tùy theo vùng miền và kinh tế của gia chủ mà mâm cúng Thần Tài sẽ có sự thay đổi. Lễ cúng Thần Tài thường được các gia đình tổ chức vào buổi chiều tối ngày Rằm. Ngoài phần lễ chay bao gồm hương, hoa, quả, tiền vàng là không thể thiếu thì phần lễ mặn gia chủ có thể tùy ý sắp xếp. Ngoài ra, gia chủ cũng nên cân nhắc hướng đặt bàn thờ Thần Tài theo tuổi đúng chuẩn để mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình.

3. Bài cúng Rằm tháng Giêng Thần Tài

Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, con lạy Chư Phật mười phương.

Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài tiền vị.

Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:…………………………

Tuổi:………………… Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!

Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Lễ vật cúng Thần Tài hay văn khấn có thể thay đổi tùy theo vùng miền. Quan trọng nhất vẫn là sự tín tâm của gia chủ. Mong rằng bài chia sẻ này sẽ giúp buổi  cúng thần tài ngày rằm tháng Giêng của bạn diễn ra tốt đẹp nhất cho một năm mới làm ăn phát tài phát lộc. Đừng quên tìm hiểu thêm các loại đồ cúng dùng trong mọi dịp lễ tại Useful để sửa soạn mâm cúng thêm phần tươm tất bạn nhé.