Đắk Lắk: Ngăn chặn sách giáo khoa lậu, bảo vệ quyền lợi nhà xuất bản và người tiêu dùng

Useful
14/12/24
Lượt xem : 16 view
z6125443235277 c4a68c130088d426d6d1687adc197677 17340743108892029185991 0 0 512 979 crop 173407433342645021973 jpg
Rate this post

Kiểm tra, xử lý đối với 6 cơ sở vi phạm

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Vương Minh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian qua đơn vị đã kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở phát hành, xuất bản sách giáo khoa không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện nguồn gốc hợp pháp.

Theo đó, từ năm 2023 đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để triển khai đến các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường và các cấp có thẩm quyền trong công tác quản lý mặt hàng sách giáo khoa và đồ dùng học tập, đặc biệt là mặt hàng sách giáo khoa lậu.

Từ năm 2023 đến nay, các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra, xử lý đối với 6 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 72 triệu đồng với các hành vi: Phát hành xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện nguồn gốc hợp pháp.

Đơn cử, vào cuối tháng 7/2024, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk) đã chủ trì và phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an tỉnh Đắk Lắk kiểm tra một hộ kinh doanh sách, thiết bị trường học tại địa bàn thị trấn Ea Knốp (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk).

Đắk Lắk: Ngăn chặn sách giáo khoa lậu, bảo vệ quyền lợi nhà xuất bản và người tiêu dùng- Ảnh 1.

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk tăng cường công tác kiểm tra các mặt hàng trên địa bàn. (Ảnh: N.P.).

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng đang bày bán (phát hành) xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện nguồn gốc hợp pháp. Tang vật gồm: 274 quyển sách tiếng Anh các loại.

Ngay sau đó, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm. Đồng thời, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh, với số tiền là 17.250.000 đồng.

Nhờ những kết quả kiểm tra, xử lý nói trên, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không để xảy ra điểm nóng về vi phạm đối với mặt hàng sách giáo khoa.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, ông Sơn cho hay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng sách giáo khoa, tổ chức kiểm tra đột xuất ngay khi phát hiện hành vi vi phạm. Đặc biệt, đẩy mạnh kiểm tra trên các kênh bán hàng trực tuyến nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Đồng thời, phối hợp có hiệu quả với các đơn vị chức năng trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản và các lĩnh vực liên quan. Tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ về tác hại của sách lậu. Đồng thời, khuyến khích người dân mua sách từ các nguồn tin cậy.

Ngoài ra, các đơn vị cũng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc tố giác các hành vi vi phạm về mặt hàng sách giáo khoa. Từ đó, xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch.

Người dân không mua và sử dụng sách không rõ nguồn gốc

  • Sách lậu tràn lan làm

    Sách lậu tràn lan làm “tổn thương” và giết chết nhiều Nhà xuất bảnĐỌC NGAY

Cùng với công tác kiểm tra, xử lý của Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian qua, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk đã chủ động tham mưu cho Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các Nhà xuất bản tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về hoạt động phát hành trên địa bàn tỉnh.

Qua kiểm tra, lực lượng công an đã phát hiện và thu giữ 41 đầu sách với 287 quyển sách không có hoá đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện nguồn gốc hợp pháp tại 2 hộ kinh doanh thuộc huyện Ea H’Leo và thị xã Buôn Hồ. 

Qua đó, đã tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 hộ kinh doanh trên với tổng số tiền là 75,5 triệu đồng, buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm.

Đắk Lắk: Ngăn chặn sách giáo khoa lậu, bảo vệ quyền lợi nhà xuất bản và người tiêu dùng- Ảnh 3.

Hàng trăm cuốn sách lậu bị tiêu hủy. (Ảnh: N.P.).

Để tránh mua phải sách giả, in lậu, Công an tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo, người dân không mua và sử dụng sách không rõ nguồn gốc, nên lựa chọn các đơn vị phát hành sách giáo khoa thuộc hệ thống các nhà xuất bản uy tín. 

Đồng thời, quan tâm, tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết sách giáo khoa thật do các nhà xuất bản cung cấp. Đối với sách lậu, các mã tem được in cùng một mã số seri, không kích hoạt được, không thể truy cập và sử dụng kho học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Khánh Ngọc

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source