Đau bụng đẻ như thế nào, có giống đau kinh không, cách nhận biết đúng

Useful
30/11/23
Lượt xem : 87 view
Đau bụng đẻ như thế nào
Rate this post

Thời khắc vượt cạn thiêng liêng mọi phụ nữ mong chờ nhưng cũng không kém phần lo lắng bởi nỗi lo đau bụng đẻ như thế nào ? Bài viết sau sẽ giúp bạn hình dung phần nào về cơn đau vừa đáng sợ lại đầy hạnh phúc này.

1. Cảm giác đau bụng đẻ như thế nào?

1.1. Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài

Đau bụng đẻ là trải nghiệm khá khó khăn với hầu hết các mẹ bầu, đặc biệt là những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Thực tế, khá nhiều người rất khó hình dung mức độ và cảm nhận chính xác đau bụng đẻ như thế nào bởi chúng có điểm giống và khác nhiều so với đau bụng đi ngoài. Đau bụng đi ngoài thông thường là những cơn đau nhẹ, tạo cảm giác bồn chồn, khó chịu và nhận ra dấu hiệu cần giải quyết. Trong khi đó, đau đẻ thường là những cơn đau có cường độ nặng và tăng dần mức độ qua từng cơn gò. Đặc biệt hơn, điểm khác nhau lớn nhất giữa hai cơn đau bụng là vị trí đau, trong khi đau bụng đi ngoài có cơn đau dồn về hậu môn thì đau bụng đẻ lại đau nhiều ở tử cung, khiến bụng và đùi khó chịu.

Đau bụng đẻ như thế nào, có giống đau kinh không, cách nhận biết đúng

1.2. Đau bụng đẻ có giống đau bụng kinh không

Theo nhiều nghiên cứu, cơn đau đẻ có khá nhiều đặc điểm tương đồng với đau bụng kinh. Tuy nhiên, cơn đau đẻ lại có cấp độ đau có thể gấp đến 10 lần những cơn đau bụng kinh. Thậm chí, mức độ đau của chúng còn ngày càng tăng lên, kết hợp với những dấu hiệu đau lưng, đau bụng cùng những cơn đau vùng dạ con khiến cơ thể mẹ khó chịu, mệt mỏi mất sức dần do những cơn đau đến ngày một liên tục với cường độ tăng mạnh.

1.3. Dấu hiệu đau bụng chuyển dạ

1.3.1. Giai đoạn cổ tử cung xóa – mở

Khi bắt đầu chuyển dạ, thông thường, phụ nữ cần trải qua 3 giai đoạn đụng đẻ khác nhau trước khi sinh. Thời gian kéo dài cũng như tần suất xuất hiện của mỗi phụ nữ là khác nhau nhưng đều chung ở vị trí đau qua từng giai đoạn. Ở giai đoạn cổ tử cung xóa- mở đầu tiên, cổ tử cung sẽ dần được mở ra so với vị trí ban đầu. Thông thường, trong suốt thai kỳ, cổ tử cung luôn được đóng kín bởi nút nhầy cổ tử cung để đảm bảo an toàn và phôi thai luôn được cố định tại tử cung. Đến thời gian sinh nở, cổ tử cung mở ra bởi nút nhầy thoát ra cùng máu tạo thành một lớp nhầy màu hồng. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên cho bạn những cảm nhận về đau bụng đẻ như thế nào.

Sản phụ sẽ thấy xuất hiện những cơn đau với thời gian tăng dần 20-30 giây/ cơn cho đến 30-45 giây/ cơn đau nhưng với tần suất nhanh dần đến 1 phút 20 giây. Ở thời điểm này, người mẹ sẽ đi từ chu trình tiềm thời đến hoạt động với độ mở tử cung đạt chu vi lớn nhất là 6 – 9cm. Khi những cơn đau đầu tiên bắt đầu đến, những kinh nghiệm và mẹo nhỏ giúp mẹ bầu an tâm khi sinh sẽ là liều thuốc tốt giúp bạn trấn tĩnh tinh thần, chuẩn bị tốt tâm lý để bước vào quá trình “vượt cạn”.

1.3.2. Giai đoạn thai nhi được đẩy ra ngoài

Kích thước mở cổ tử cung lý tưởng để thuận lợi cho việc sinh sản là khoảng 10cm. Trong 1 vài trường hợp, thai phụ sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ để có độ mở phù hợp. Đây được xem như là giai đoạn khó khăn với mọi sản phụ bởi lúc này, cơn co thắt tử cung kết hợp với những lần rặn sinh của mẹ sẽ giúp em bé được thuận lợi sinh ra. Đồng thời, ở giai đoạn này, khi túi ối đã vỡ, đầu thai nhi đã hạ thấp đợi sinh khiến sản phụ cảm thấy cơn đau lan rộng ở vùng tử cung, thắt lưng đến âm đạo. Lúc này, những bài massage tầng sinh môn bạn thực hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ phát huy tác dụng, giúp hạn chế cơn đau do rạch tầng sinh môn hay tử cung mở không đủ.

1.3.3. Giai đoạn xổ nhau

Giai đoạn này cũng tương tự với thời khắc được nghỉ ngơi của người mẹ. Những cơn đau sẽ giảm dần đi, sản phụ cũng không cần quá mất sức như lúc rặn đẻ. Sau khi em bé ra ngoài, tử cung sẽ lập tức co rút để bong nhau và đẩy nhau thai ra ngoài. Đây là quá trình tương đối đơn giản, tuy nhiên, bác sĩ vẫn cần hết sức lưu trí tránh trường hợp mất máu quá nhiều, sót nhau thai gây nguy hiểm cho tính mạng sản phụ.

2. Phân biệt đau bụng đẻ thật và giả

Trong giai đoạn trước sinh, thai phụ thường phải đối diện với những cơn đau kéo dài bào mòn cả thể chất và sức khỏe tâm lý. Tùy từng mức độ kéo dài và tần suất cơn gò mà bạn có thể nhận biết được cơn đau đẻ là giả hay thật và lúc nào cần

2.1. Cơn đau đẻ giả (hay còn gọi Braxton-Hick)

Với nhiều thai phụ, đặc biệt là những sản phụ sinh con đầu lòng, trải nghiệm cảm giác đau đẻ như thế nào thật sự không hề dễ dàng. Đặc biệt, khi những cơn đau đẻ giả bắt đầu đến, bạn sẽ dần cảm nhận được những đau đớn từ những cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, những cơn đau này thường không khiến cổ tử cung mở hay gây ảnh hưởng đến thai nhi, nhiều chuyên gia tin còn nhận định cơn đau đẻ giả giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến tử cung. Bởi vậy, khi bắt đầu có những cơn co không kéo dài, bạn không nên quá lo lắng, hãy đi lại nhẹ nhàng hoặc massage bụng thật nhẹ để cơ thể dịu lại. Cùng với đó, bạn cũng có thể tìm đến những dịch vụ massage và chăm sóc bà bầu để được thư giãn, làm giảm những cơn đau tức thời. Tuy nhiên, nếu những cơn đau kéo dài quá lâu, vận động không thấy dịu cơn đau thì bạn nên lập tức đến kiểm tra để được bác sĩ tư vấn và theo dõi.

2.2. Cơn đau đẻ thật (cơn gò chuyển dạ)

Khi bắt đầu nhận rõ đau bụng đẻ như thế nào cũng là lúc cơn đau đẻ thật đến và bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho việc sinh nở.Những cơn đau đẻ thật sẽ kéo dài thường xuyên và có tần suất 30-50 giây và có xu hướng ngày càng tăng dần về cường độ. Các cơn gò xuất hiện đầu tiên ở sau lưng và kéo dần về trước bụng, bạn sẽ nhận rõ những dấu hiệu của những cơn co thắt tử cung. Khi những cơn đau đẻ thật xuất hiện, bạn cần lập tức nhập viện để bác sĩ xử lý và bắt đầu quá trình sinh đẻ.

Quá trình sinh sản là bước cuối cùng nhưng lại là khó khăn, nguy hiểm nhất thai kỳ với những bối rối của sản phụ về cảm giác đau bụng đẻ như thế nào. Để có một quá trình “vượt cạn” an toàn, bạn nên lựa chọn mua dịch vụ thai sản trọn gói và các gói bảo hiểm thai sản uy tín để con bạn được an toàn chào đời.