Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Cách khác phụ khi răng sưng má

Useful
02/10/24
Lượt xem : 64 view
Ban sao cua Useful.vn 56
Rate this post

Đau răng sưng má là một tình trạng khá phổ biến, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? thường đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Làm thế nào để điều trị hiệu quả và phòng ngừa? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Đau răng sưng má là gì?

Đau răng sưng má là một bệnh lý về răng miệng thường gặp và có thể nói là khá phổ biến trong mọi lứa tuổi, nhưng tập trung chủ yếu là ở trẻ em. Đối với một số trường hợp có thể được xem là bình thường, tuy vậy vấn đề này cần căn cứ vào các nguyên nhân gây ra để có thể kết luận sự nghiêm trọng của căn bệnh này.

Đau răng sưng má được hình thành và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi trường hợp đều có thể mắc phải một vấn đề riêng biệt. Vì thế chúng tôi sẽ đưa ra góc nhìn tổng quan hơn về lý do gây nên đau răng sưng má ở phần tiếp theo.

THẮC MẮC] CẦN LÀM GÌ KHI BỊ ĐAU NHỨC SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN?

Những nguyên nhân gây đau răng sưng má

Đau răng sưng má có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Sâu răng: Khi sâu răng tiến triển nặng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng, gây viêm nhiễm và sưng đauViêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm mô nướu xung quanh răng, nếu không được điều trị kịp thời có thể lan rộng và gây sưng má.

Áp xe răng: Áp xe răng là một túi mủ hình thành ở gốc răng, gây đau nhức dữ dội và sưng má.

Răng khôn mọc lệch: Răng khôn mọc lệch có thể gây tổn thương các răng bên cạnh, viêm lợi và sưng má.

Chấn thương: Chấn thương vào răng có thể gây vỡ răng, nứt răng hoặc làm lỏng răng, dẫn đến viêm nhiễm và sưng má.

Nhiễm trùng xoang: Nhiễm trùng xoang có thể gây đau nhức lan tỏa lên vùng răng và gây sưng má.

Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Cách khác phụ khi răng sưng má

Các triệu chứng thường gặp khi đau răng sưng má

Ngoài đau răng và sưng má, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

Đau nhức dữ dội: Cơn đau có thể tăng lên khi ăn uống hoặc khi chạm vào vùng răng bị ảnh hưởng.

Sốt: Nhiễm trùng răng có thể gây sốt.

Hôi miệng: Viêm nhiễm trong miệng gây ra hơi thở hôi.

Khó mở miệng: Sưng má có thể làm hạn chế khả năng mở miệng.

Vị khó chịu trong miệng: Có thể cảm thấy vị mặn hoặc vị kim loại trong miệng.

Thường đau răng sưng má bao lâu thì khỏi?

Với những tình trạng đau răng sưng má do viêm lợi hay viêm nha chu, bệnh nhân khi được kê đơn và uống thuốc theo đúng chỉ định sẽ khỏi trong khoảng từ 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng khác, bệnh nhân có thể mất nhiều thời gian điều trị hơn để hoàn toàn phục hồi bệnh lý này.

Ngoài ra, nếu bạn muốn mau chóng vượt qua giai đoạn này, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo những dược phẩm được đặc chế riêng cho đau răng sưng má. Đây chắc hẳn là một lựa chọn tuyệt vời cho vấn đề sức khỏe răng miệng của bạn.

Thời gian đau răng sưng má hết phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Nguyên nhân gây bệnh: Nếu chỉ là viêm lợi nhẹ, tình trạng có thể cải thiện sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu là viêm nha chu sâu, áp xe răng, hoặc các vấn đề phức tạp hơn, thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn.

Phương pháp điều trị: Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng.
Tình trạng sức khỏe tổng thể: Người có sức đề kháng tốt thường hồi phục nhanh hơn.

Chăm sóc răng miệng: Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc răng miệng đúng cách cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Thông thường, với các trường hợp viêm nhiễm nhẹ, tình trạng đau răng sưng má có thể giảm đi sau 2-3 ngày điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng tốt nhất, bạn nên đến nha khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Cách khác phụ khi răng sưng má

Một số lưu ý khi chăm sóc tại nhà:

Súc miệng bằng nước muối ấm: Giúp giảm viêm và làm sạch khoang miệng.

Chườm lạnh: Giảm sưng và đau.

Uống thuốc giảm đau: Theo chỉ định của bác sĩ.

Tránh các thức ăn cứng, nóng, lạnh: Tránh kích thích vùng răng bị viêm.

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng nhẹ nhàng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

Nếu tình trạng đau răng sưng má không thuyên giảm sau vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến nha khoa ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Bị đau răng sưng má phải làm sao? Khắc phục thế nào?

Nếu bạn chẳng may mắc phải đau răng sưng má thì nên trực tiếp đến thăm khám nha khoa tổng quát tại cơ sở y tế chuyên về vấn đề răng miệng. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được việc kéo dài thời gian chữa trị làm tình trạng ngày một nặng thêm.

Hiện nay, đau răng sưng má có thể được chữa trị hoàn toàn với nhiều phương pháp có thể là khoa học hoặc nhân gian. Sau đây là một số cách chữa bệnh này mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau cũng là một lựa chọn được đánh giá cao trong quá trình điều trị đau răng sưng má. Tuy vậy, bạn vẫn nên đến thăm khám cùng bác sĩ để đưa ra liệu trịnh cụ thể khắc phục vấn đề này. Bạn không nên quá làm dụng phương pháp này, có thể khi đến một giới hạn nhất định thì thuốc giảm đau sẽ không còn tác dụng và ảnh hưởng đến sức khoẻ tự nhiên của bạn.

Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Cách khác phụ khi răng sưng má

Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh cũng là phương pháp được khuyến nghị sử dụng cho một số trường hợp đau răng sưng má. Nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đã được phép sử dụng thông qua đơn kê của bác sĩ phụ trách việc điều trị và phục hồi cho tình trạng răng miệng mà bạn đang mắc phải.

Áp dụng các biện pháp dân gian 

Điều trị đau răng sưng má bằng những phương pháp mà ông bà đã truyền tai nhau đến hiện nay cẫn là một trong những cách vô cùng hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp dân gian được đánh giá cao trong lĩnh vực điều trị đau răng.

Nhai tỏi

Tỏi là một củ có chứa allicin giúp kháng khuẩn và giảm đau, xoa dịu hoàn toàn những cơn nhức răng của bạn chỉ trong vài phút nhai liên tục. Đây được xem là một cách hữu hiệu hàng đầu khi bị đau răng sưng má.

Hướng dẫn: bạn sử dụng củ tỏi tương và dầm nát cho vào nước (mục đích giảm bớt mùi hăng tranh gây cảm giác khó chịu hay kích ứng). Hoặc bạn hoàn toàn có thể nhai kèm với muối trong 10 đến 15 phút.

Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Cách khác phụ khi răng sưng má

Dùng đinh hương

Đinh hương là một loại cây có khá nhiều công dụng trong việc điều trị đau răng sưng má. Ngoài ra nó còn là gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn vì thế bạn hoàn toàn có thể dễ dàng dùng đinh hương hỗ trợ cho việc điều trị răng miệng.

Hướng dẫn: Bạn có thể sử dụng đinh hương dạng bộ và cho vào vùng răng bị đau hoặc sâu, khi đó đinh hương tác dụng với nước bọt sẽ tạo nên cảm giác tê khiến bạn bớt đau hơn.

Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Cách khác phụ khi răng sưng má

Uống trà bạc hà

Bạc hà là một thực phẩm hỗ trợ việc kháng viêm tương đốt tố đã được công nhận bởi bộ y tế. Trong bạc hà có thành phần tanin có tác dụng kháng khuẩn và tạo nên cảm giác tê giúp ích cho bạn khi bị đau răng sưng má.

Hướng dẫn: Bạn có thể mua trực tiếp trà bạc hà tại các cửa hàng tạp hoá hoặc sử dụng lá bạc hà phơi khô ngâm trong nước sôi được nấu từ 20 phút để súc miệng. Ngoài ra bạn có thể đặt túi trà bạc hà vào phần má bị sưng do đau răng.

Cách phòng ngừa đau răng sưng má tại nhà 

Để phòng ngừa đau răng sưng má, bạn nên:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

Khám răng định kỳ: Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về răng miệng.
Có chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, thức ăn cứng và thức ăn có tính axit.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết: Canxi, vitamin D và các khoáng chất khác giúp răng chắc khỏe.

Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Cách khác phụ khi răng sưng má

Khi bị đau răng sưng má nên tránh những gì?

Khi bị đau răng sưng má, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng để giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là những loại thực phẩm và đồ uống bạn nên tránh:

  • Thực phẩm nên tránh

Thực phẩm cứng, dai: Các loại hạt, thịt dai, bánh mì cứng có thể làm tăng áp lực lên răng và gây đau nhức.

Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể kích thích dây thần kinh và làm tăng cảm giác đau.

Thực phẩm cay nóng: Các loại gia vị cay nóng có thể làm tăng viêm nhiễm và gây đau rát.

Thực phẩm có tính axit: Các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, quýt có thể làm tổn thương men răng và gây ê buốt.

Thực phẩm dính, ngọt: Các loại kẹo, bánh ngọt, đồ uống có ga chứa nhiều đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.

Thịt gà: Thịt gà có nhiều sợi nhỏ, dễ mắc kẹt vào kẽ răng, gây khó chịu và viêm nhiễm.

  • Đồ uống nên tránh

Đồ uống có ga: Chứa nhiều đường và axit, có thể gây hại cho răng và làm tăng tình trạng viêm nhiễm.

Cà phê, trà: Có thể làm tăng cảm giác đau nhức.

Rượu bia: Có thể làm giảm khả năng tự phục hồi của cơ thể.

Thay vào đó, bạn nên:

Ăn thức ăn mềm, lỏng: Cháo, súp, sữa chua, trái cây nghiền… là những lựa chọn tốt.

Uống nước lọc: Giúp làm sạch khoang miệng và giữ ẩm.

Uống nước ấm: Giúp giảm sưng và đau.

Lưu ý: Việc tránh các loại thực phẩm trên chỉ mang tính tạm thời, khi tình trạng đau răng sưng má đã thuyên giảm, bạn có thể dần quay trở lại chế độ ăn uống bình thường.

Ngoài ra, bạn nên:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng nhẹ nhàng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

Đến nha sĩ khám: Để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tóm lại 

Thường tình trạng đau răng sưng má không nghiêm trọng nhưng cũng không nên chủ quan, nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên, hãy đến nha khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo: Nha Khoa Park Way