Đầu tháng 9, nhà thầu huy động thêm 4 tàu tăng công suất khai thác cát biển

Useful
26/09/24
Lượt xem : 52 view
edit 1 17251616575662128637328 0 0 800 1280 crop 1725161749714352851080
Rate this post

Khai thác cả trong kỳ nghỉ lễ

Sáng 1/9, anh Đỗ Minh Châu, Phó giám đốc Công ty CP Đầu tư – Xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C (nhà thầu khai thác cát biển) cho biết, vừa huy động thêm bốn tàu hút, nâng tổng số tàu đang hoạt động tại đây là 14/15 tàu đã đăng ký.

Đầu tháng 9, nhà thầu huy động thêm 4 tàu tăng công suất khai thác cát biển- Ảnh 1.

Các thuyền viên trên các tàu hút không nghỉ lễ, khai thác cát bình thường.

Trong các tàu này, tàu có sức chứa lớn nhất vào khoảng 2.000m3 cát. Bình quân mỗi chuyến ra mỏ (cách đất liền hơn 20km) hút cát, sau đó vào lại điểm sang mạn ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng (cách mỏ hơn 40km), mỗi tàu mất khoảng 800 lít dầu và 15 giờ.

“Công suất khai thác đã nâng thêm 5.500m3/ngày, tăng tổng số gần 18.000m3 cát biển/ngày. Kỳ lễ này, chúng tôi không nghỉ”, anh Châu nói.

Theo anh, khởi công khai thác từ ngày 29/6, đến cuối tháng 8 này, nhà thầu đã đưa về công trình cao tốc Bắc – Nam phía đông tại Kiên Giang, Cà Mau hơn 90.000m3 cát biển.

Đầu tháng 9, nhà thầu huy động thêm 4 tàu tăng công suất khai thác cát biển- Ảnh 2.

Rửa cát để giảm độ mặn tại điểm sang mạn.

“Gần như cả tháng 7, chúng tôi dồn hết thời gian để làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm… cho các tàu hút nên chỉ khai thác được vào những ngày cuối tháng.

Mấy ngày nay, biển động, gió lớn nên cũng ảnh hưởng việc khai thác”, anh Châu cho biết.

Đáp ứng nhu cầu cát xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Ngày 21/6/2024 UBND tỉnh Sóc Trăng đã cấp Bản xác nhận khu B1.1 và B1.2 cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C tổ chức khai thác phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Ngày 29/6, nhà thầu bắt đầu khai thác cát biển. Phương pháp khai thác cát biển tại khu B1 tỉnh Sóc Trăng là sử dụng vòi hút của các tàu rùa chạy dài trên mặt cát dưới đáy biển. Việc khai thác này được dàn trải để không tạo hố sâu, nhằm tránh xói lở xảy ra trước mắt cũng như về lâu dài.

Đầu tháng 9, nhà thầu huy động thêm 4 tàu tăng công suất khai thác cát biển- Ảnh 3.

Tàu hút (giữa) đang bơm cát sang hai tàu xả tràn để chuyển về công trường.

Khu vực biển khai thác cát được ngành chức năng giới hạn bởi bốn điểm góc có tọa độ cụ thể. Độ sâu được phép sử dụng là 7,5m, độ cao được phép sử dụng là 5m tính từ mặt nước biển.

Thời hạn khai thác cát biển được tính từ thời điểm có quyết định giao khu vực biển đến hết ngày 21/12/2024.

Theo kết quả đánh giá, khu vực mỏ cát biển B1 có diện tích 32km2 với tổng sản lượng cát khoảng 145 triệu m3, đáp ứng khả năng sử dụng làm vật liệu san lấp.

Theo anh Châu, hiện chỉ mới khai thác 1/2 mỏ cát biển được cấp. Mỏ còn lại sẽ khai thác khi tỉnh Sóc Trăng hoàn thành việc xem xét, phân bổ theo nhu cầu của các địa phương đăng ký.

Theo Bộ Giao thông vận tải, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai thi công các dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông, dự án Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, dự án An Hữu – Cao Lãnh và một số dự án trọng điểm khác với tổng nhu cầu nguồn vật liệu cát đắp khoảng 50 triệu m3.

Đầu tháng 9, nhà thầu huy động thêm 4 tàu tăng công suất khai thác cát biển- Ảnh 4.

Sau khi nhận cát tại điểm sang mạn, các tàu sẽ chạy hơn 180km để đưa cát về công trình ở Kiên Giang…

Bộ Giao thông vận tải sẽ mở rộng phạm vi thí điểm đắp nền bằng cát biển trên tuyến chính, thí điểm từ km81+000 đến hết phạm vi tuyến chính (km126+223), thuộc địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra cát biển còn được sử dụng trên đoạn nối Cà Mau từ Km 6+522 – Km16+510, thuộc địa bàn các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Cao tốc Bắc – Nam phía Đông – còn gọi là cao tốc Cần Thơ – Cà Mau do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư, chia ra thành hai dự án thành phần.

Dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang có chiều dài hơn 37km. Tổng mức đầu tư hơn 10.370 tỷ đồng.

Dự án thành phần đoạn Hậu Giang – Cà Mau có chiều dài hơn 73km, qua địa bàn tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Tổng mức đầu tư hơn 17.152 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

Tổng nhu cầu cát cho dự án khoảng 18,1 triệu m3, trong đó năm 2024 cần 9 triệu m3.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source