Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15) quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo.
Cụ thể, ngoài quy định rõ hơn những việc nhà giáo không được làm, dự thảo Luật Nhà giáo cũng quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo, bao gồm: Không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định; Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo; Các việc khác không được làm theo quy định của pháp luật.
Bộ GD&ĐT cho hay, có ý kiến băn khoăn về quy định “không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo” vì cho rằng quy định này sẽ vướng các quy định về thông tin, phát ngôn và “bênh vực” nhà giáo.
Theo Vietnamnet, Bộ GD&ĐT đưa ra quy định này là cần thiết để bảo vệ nhà giáo, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội, các phương tiện thông tin truyền thông trực tuyến phát triển mạnh như hiện nay. Nhà giáo nếu có sai phạm đã có các chế tài xử lý theo quy định.
“Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học”, Bộ GD&ĐT cho hay.
Đáng chú ý tại dự thảo mới, các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ.
Trao đổi với báo Tiền Phong, cô Nguyễn Thùy Linh, giáo viên dạy môn Hóa – Sinh ở bậc THCS ở Hà Nội cho rằng, đề xuất này với giáo viên là nhân văn. Thực tế, giáo viên hiện nay đối diện với rất nhiều rủi ro cũng như áp lực.
“Đôi khi giáo viên không có ý như vậy nhưng khi sự việc chưa có kết luận chính thức đã bị đưa lên mạng khiến giáo viên đôi khi bị kết án sớm và sự việc bị đẩy ra xa”, cô nói.
Cô Thoa, phó hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội, nhận định, đề xuất của Bộ là phù hợp. Trong thời đại kỹ thuật số, những thông tin được đưa lên mạng có thể truy cập vĩnh viễn.
“Tôi nghĩ, đề xuất là nhân văn nhưng nếu không quy định rõ sẽ dễ xảy ra sự bưng bít thông tin. Vì thế, nên linh hoạt, vấn đề nào không gây hậu quả nghiêm trọng, có thể giải quyết nội bộ được thì nên tạo cơ hội cho giáo viên. Vì ai cũng có thể bị sai lầm mà nếu vì quá khứ mà bị ám ảnh mãi thì cũng khổ cho giáo viên”, cô Thoa chia sẻ.
Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục (ĐH Quốc Gia Hà Nội), nhìn nhận đề xuất của Bộ là phù hợp.
Cũng theo ông Nam, đề xuất này cần xét trong bối cảnh thực tế. Nhiều vụ việc có thể giải quyết nhưng phụ huynh ngại trao đổi trực tiếp, than thở trên mạng, chỉ dựa trên những thông tin một chiều, thêm mắm thêm muối.
“Việc này ảnh hưởng xấu đến ngành và hình ảnh người thầy. Đề xuất này thể hiện một tiếp cận nhân văn rằng ai cũng có quyền phạm sai lầm mà không bị ám ảnh bởi quá khứ nếu họ đã sửa chữa và tiến bộ”, ông Nam chia sẻ.
Trúc Chi (t/h)
————————-
Nguồn nguoiduatin.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Thiết kế phòng ngủ tân cổ điển – Xu hướng hot nhất năm 2023
- Chăm sóc tóc với dầu gội SALON LINK dành cho tóc thẳng
- Cô bé sở hữu vẻ đẹp như thiên thần được “bà trùm” khen nức nở, hóa ra là con gái của một đại mỹ nhân đình đám Vbiz
- Siêu phẩm ngôn tình “ngược tâm” mới chiếu đã viral khắp cõi mạng, cặp chính vừa đẹp vừa điên càng xem càng cuốn
- Bảng giá thẩm mỹ viện Ngọc Dung 2022 cập nhật các dịch vụ chi tiết