Điểm lại những bộ phim Việt được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng

Useful
30/11/23
Lượt xem : 49 view
Rate this post

Với sự đồ sộ và phong phú của nền văn học Việt Nam thì có thể nói đây là một mảnh đất màu mỡ để các nhà làm phim có thể sử dụng để khai thác kịch bản cho các bộ phim của riêng mình. Những góc nhìn rất điện ảnh đã được các đạo diễn đưa lên màn ảnh rộng cũng như màn ảnh nhỏ một cách rất nghệ thuật1487672321319 1931545

Năm 2021, đánh dấu sự ra mắt rầm rộ của bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và ngay lập tức đã được đông đảo khán giả mong chờ cũng như đón nhận. Do đó, đây sẽ là thời điểm thích hợp để cùng Useful điểm lại những bộ phim Việt được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong những năm gần đây.

1487672320628 6497886

14876729897 9929961

Khi nhắc đến phim Việt được chuyển thể từ các tác phẩm văn học xuất hiện trong 10 năm trở lại đây, chúng ta thường phải nói đến Cánh đồng bất tậnCánh đồng bất tận là tên một tập truyện ngắn phát hành năm 2005 của Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời cũng là tên một truyện trong tập truyện ngắn đó được đăng báo lần đầu cùng năm. Với sự phản hồi tích cực từ dư luận, tập truyện ngay lập tức đã trở thành một hiện tượng xuất bản của văn học Việt Nam với 108.000 bản được tiêu thụ tính đến năm 2010, nhất là sau khi bộ phim dựa trên truyện vừa cùng tên được ra mắt cùng năm.

Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình – người “đo ni đóng giày” sản xuất bộ phim đã chuyển thể gần như trọn vẹn nội dung của tác phẩm lên bộ phim của mình. Những sự suy tư, những khoảng lặng của sự cay nghiệt trong cuộc đời đã không ít lần đã khiến khán giả phải phải xót xa cho số phận của nhân vật.

1487673317044 2763896(Nguồn: Internet)

1487672989653 3593439

Đất phương Nam là một bộ phim truyền hình Việt Nam chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) sản xuất năm 1997 trên chất liệu băng từ VHS, nghệ sĩ nhân dân Phạm Khắc là Giám đốc sản xuất và Chỉ đạo nghệ thuật. Bộ phim do nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn và viết kịch bản nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bộ phim dài tập thứ hai do TFS sản xuất, sau phim Người đẹp Tây Đô, và được xem là thử nghiệm thành công nhất của hãng trong việc sản xuất phim truyền hình nhiều tập, là một trong những phim truyền hình chuyển thể thành công từ tác phẩm văn học. Trong nước, sau hơn nhiều năm ra đời, bộ phim vẫn liên tục được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình địa phương, cũng như đồng thời là một bộ phim dài tập đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ và được đón nhận đông đảo.

1487673411943 2030962
(Nguồn: Internet)

1487672990121 9324886

Trở lại với nền điện ảnh Việt trong những năm gần đây, chúng ta không thể không nhắc đến Quyên được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ – từng đoạt giải nhì trong cuộc thi tiểu thuyết 2006 – 2009 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.

Quyên là một cô gái Hà Nội có học thức, có nhan sắc trời cho và phẩm cách cao quý, hội tụ mọi đức tính tốt đẹp của một phụ nữ Hà Thành (công, dung, ngôn, hạnh). Chỉ vì ngộ nhận về một cuộc sống giàu sang hơn nơi xứ người mà cô đã theo chồng rời bỏ Tổ Quốc dấn thân vào một cuộc vượt biên ở Đông Âu khi bức tường Berlin sụp đổ để rồi bị rơi vào một cơn lốc xoáy bi thảm của một kiếp sống lưu vong: bị cưỡng hiếp đến có chửa; bị chồng đánh đập vì có hoang thai; phải tự sát vì không nơi nương thân khi bụng mang dạ chửa; bị bỏ rơi trong lúc sinh nở; phải trốn chạy khỏi bệnh viện vì chấn thương tâm lý; phải đi làm thuê kiếm sống trong khi vừa đẻ; bị đánh ghen và dính vào án mạng vì tình… biết bao nhiêu bến thuyền Quyên đã rơi xuống trong số 12 bến đa đoan trong kiếp sống đàn bà?

Tiểu thuyết Quyên tựa bức tranh tái hiện khốc liệt về cuộc đời, số phận của những người mưu sinh xa xứ, khiến người đọc không khỏi xót xa, ngẫm ngợi. Một lần nữa, cái tên Nguyễn Phan Quang Bình lại được nhắc đến sau Cánh đồng bất tận đã làm nên một bộ phim Việt đáng xem với những khán giả mong muốn đến rạp để có những trải nghiệm riêng về câu chuyện của những người Việt xa xứ, nhất là trong bối cảnh những phim Việt có chiều sâu, giàu chất điện ảnh ra rạp ngày càng ít.

1487673475033 4335340(Nguồn: Internet)

1487672990165 1766598

Ra mắt vào năm 2021 với sự đánh dấu trở lại của diễn viên Trương Ngọc Ánh trên màn ảnh rộng kết hợp cùng đạo diễn Việt kiều Ngô Cường, Hương Ga đã gây ra tiếng vang lớn cho nền điện ảnh Việt vào thời điểm đó.

Dựa trên tác phẩm Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú, câu chuyện về cuộc đời của trùm du đãng Phượng Ga từ một học sinh chăm ngoan ở thành phố Cảng, với những đẩy đưa của dòng đời, chứng kiến nhiều chuyện thương tâm, trở nên chai lỳ và hung ác. Cuộc sống với những đua ganh, những tráo trở đã biến một cô gái ngây thơ lần hồi trở thành tay anh chị khét tiếng trong làng giang hồ xứ Cảng. Và khi không còn có cơ may hoạt động ở quê nhà được đã xuôi Nam về thành phố Lớn để rồi nảy sinh việc tranh giành quyền lực với Ông Trùm, để rồi bị thanh toán một cách rất chi không giang hồ.

Những cơ hội phục thiện cũng le lói nhưng không kịp nắm bắt đã vô tình đây đưa một số phận oan khiêng trở thành một người thủ ác. Câu chuyện không chỉ là lời tự bạch mà còn là lời nhắc nhở về một cách sống. Bởi bên cạnh những gian ngoa, lừa lọc vẫn còn đó những người bạn chân tình luôn muốn níu kéo Phượng Ga trở về với đời thường. Nhưng tất cả đã muộn màng. Chỉ cái chết mới giải thoát được cho những sai lầm mà mình đã gây ra.

Dù đã thay đổi tên nhân vật và có một vài tình tiết khác hơn so với nguyên tác, tuy nhiên, theo nhà văn Nguyễn Đình Tú, cha đẻ của cuốn tiểu thuyết, bộ phim vẫn giữ nguyên được tinh thần mà câu chuyện muốn truyền tải.

1487673582592 4435615(Nguồn: Internet)

1487672989765 3701287

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12, 2010 bởi Nhà xuất bản Trẻ, với phần tranh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện. Đây là một trong các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, ra đời sau Đảo mộng mơ và trước Lá nằm trong lá. Tác phẩm như một tập nhật ký xoay quanh cuộc sống của những đứa trẻ ở một vùng quê Việt Nam nghèo khó, nổi bật lên là thông điệp về tình anh em, tình làng nghĩa xóm và những tâm tư của tuổi mới lớn. Theo Nguyễn Nhật Ánh, đây là lần đầu tiên ông đưa vào truyện của mình những nhân vật phản diện, đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm hay cái ác.

Bộ phim chuyển thể cùng tên của đạo diễn tài ba Victor Vũ từ những đoạn trailer đầu tiên với các cảnh quay tại vùng quê Phú Yên cùng bộ ba Thiều, Tường, Mận đã ngay lập tức tạo nên cơn sốt cho những người yêu truyện Nguyễn Nhật Ánh nói riêng và yêu mến điện ảnh nói chung. Dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhưng có thể nói Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một tác phẩm điện ảnh có “linh hồn”, điều mà điện ảnh Việt đang còn thiếu, còn loay hoay tìm kiếm trong nhiều năm trở lại đây.

1487673704065 1345009(Nguồn: Internet)

1487672990625 5195572

Năm 2021 đánh dấu một bộ phim thứ hai được chuyển thể từ một tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Từ những đoạn teaser trailer đầu tiên của Cô gái đến từ hôm qua trên nền nhạc Tình thôi xót xa càng khiến người xem bồi hồi và mong đợi đến ngày công chiếu.

Có thể nói các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh với sự tinh khôi, hồn nhiên của lứa tuổi học sinh đang được các nhà làm phim khai thác rất triệt để. Được biết, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã gửi gắm những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thanh xuân vào phim điện ảnh thứ hai này kết hợp cùng sự tham gia của các diễn viên trẻ như Miu Lê, Ngô Kiến Huy hay Jun Phạm… chắc chẳn sẽ là một bộ phim đáng xem cho những người đã và đang yêu mến nền điện ảnh Việt.

1487673718307 4501260(Nguồn: Internet)