Doanh nghiệp muốn tuyển 200 lập trình viên nhưng thị trường Việt Nam không thể đáp ứng

Useful
01/11/24
Lượt xem : 38 view
cong nghe thong tin 17304425246421634022643 133 0 620 930 crop 17304425404802077023639
Rate this post

Tại hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa” diễn ra sáng 1/11, các chuyên gia đã cùng đánh giá thị trường lao động công nghệ tại Việt Nam và tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Thông tin về chất lượng nhân lực, bà Nguyễn Thị Thu Giang – Tổng Thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) chia sẻ, các “đại bàng” công nghệ đến Việt Nam bởi 2 lý do chính là thị trường công nghệ thông tin Việt Nam với 100 triệu dân có tiêu thụ và mức độ ứng dụng lớn. Cùng với đó, nguồn nhân lực có tố chất để làm công việc liên quan công nghệ thông tin.

  • Tránh vì sơ suất nhỏ ảnh hưởng an ninh mạng ngành giáo dục và quốc gia

“Nếu như nước khác, người lao động ít quan tâm đến Toán, thì tại Việt Nam, chúng ta có thế hệ trẻ đam mê công nghệ, chăm chỉ”, bà Giang bày tỏ.

Doanh nghiệp muốn tuyển 200 lập trình viên nhưng thị trường Việt Nam không thể đáp ứng- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang – Tổng thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Mặc dù vậy, dưới góc độ doanh nghiệp, ông Ngô Thanh Hiền – Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam nhận thấy, thị trường lao động hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.

Ở đây, ông Hiền cho biết tuy có số lượng lao động đông đảo, nhưng trong một thời gian ngắn, muốn tuyển 200 người lập trình viên làm việc cho một dự án, thì thị trường Việt Nam lại không đáp ứng được.

“Ngoài ra, về chất lượng, lập trình viên tại Việt Nam có tư duy logic, nhưng lại hạn chế về ngôn ngữ, giao tiếp”, ông Hiền đánh giá.

Đồng thời, Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam chia sẻ nhiều lĩnh vực công nghệ hiện nay Việt Nam chưa sẵn sàng, nên phải kêu gọi nhân lực từ thị trường khác. Điều này là một trong nhưng nguyên nhân dẫn tới, dù nhu cầu tuyển dụng lớn, nhưng “nguồn nhân lực khép cửa”.

Doanh nghiệp muốn tuyển 200 lập trình viên nhưng thị trường Việt Nam không thể đáp ứng- Ảnh 2.

Ông Ngô Thanh Hiền đánh giá lao động Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ còn nhiều hạn chế.

Để giải quyết bài toán này, tại hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng cần thu hẹp khoảng cách giữa chương trình đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp.

“Học sinh phải nuôi dưỡng mê, tìm hiểu học tập ngay ở bậc THCS, THPT. Cùng với đó, các em không nên suy nghĩ giỏi Toán mới theo học công nghệ, điều quan trọng là tư duy. Khi lên đại học, sinh viên phải theo dõi xu thế công nghệ của các hãng công nghệ lớn. Đặt mình vào cuộc chơi để tìm hiểu kiến thức, để rút ngắn khoảng cách đào tạo”, ông Ngô Thanh Hiền bày tỏ.

Cũng tại tọa đàm, ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT cho biết Chương trình GDPT 2018 đã có nhiều thay đổi để tiệm cận với sự thay đổi của công nghệ.

Doanh nghiệp muốn tuyển 200 lập trình viên nhưng thị trường Việt Nam không thể đáp ứng- Ảnh 3.

Ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT.

Ông Nam thông tin: “Môn Tin học là môn bắt buộc từ lớp 3, chương trình mới có 3 mạch kiến thức đó là khoa học cơ bản, khoa học máy tính, ứng dụng máy tính. Trong đó, ở mức độ ứng dụng là tương đương các em có thể làm nghề”.

Trước sự thay đổi này, ông Nam tin tưởng không phải lo lắng về vấn đề chương trình học, mà thay vào đó là học sinh học như thế nào.

“Nghịch lý là nhiều sinh viên ra trường nhưng không có việc làm, trong khi doanh nghiệp vẫn thiếu lao động. Bài toán phải được giải quyết bằng vấn đề chất lượng, cần người làm được việc, chứ không chỉ riêng người có bằng cấp. Ngoài vấn đề chuyên môn, hiện nay các em phải trang bị ngoại ngữ, kỹ năng mềm”, ông Nam cho hay.

Theo trang tuyển dụng TopDev thống kê cho thấy có tới 65% sinh viên IT tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp. Trên thực tế, trong 4 năm đại học, sinh viên chỉ có thời gian rất ngắn thực sự học các công nghệ lập trình thực tế để đi làm, phần lớn thời gian còn lại chia cho các môn đại cương, cơ sở, thực tập và làm đề án. Việc đặt kỳ vọng sinh viên Việt Nam có thể nắm vững các công nghệ, tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm thực chiến chỉ trong thời gian đào tạo ngắn như vậy là điều bất khả thi. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, trước khi sinh viên vào đại học đã thành thạo 1 số công nghệ lập trình như Python, Java,…

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source