Đổi mới giáo dục bắt đầu từ việc “không chỉ học một bộ sách giáo khoa”

Useful
03/11/24
Lượt xem : 43 view
sach giao khoa kntt 17305154728721818298984 18 0 520 960 crop 17305154950771856816868
Rate this post

Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Nghị quyết số 88 của Quốc hội đã nhấn mạnh việc thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Từ đây, quá trình huy động nguồn lực xã hội, nâng cao chất lượng các bộ sách được đặt rất nhiều kỳ vọng.

“Chìa khóa” cho sự thành công của một Nghị quyết lớn

Sự thay đổi này được coi là một trong những yếu tố then chốt, nhằm góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức, sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga – Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng việc thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa chủ trương ý nghĩa, thiết thực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

“Cần phải hiểu, mục đích của nhiều bộ sách giáo khoa chính là tạo sự linh hoạt trong việc lựa chọn. Có thể thầy cô bộ môn này, thấy cuốn sách sách giáo khoa này phù hợp, nhưng giáo viên bộ môn khác lại nhìn nhận bộ sách khác phù hợp hơn. Việc tôn trọng góc nhìn, đánh giá của giáo viên là cơ sở thực hiện tốt được một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa”, bà Nga bày tỏ.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ việc "không chỉ học một bộ sách giáo khoa"- Ảnh 1.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga – Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Cũng theo Đại biểu, giáo viên được chủ động lựa chọn sách là một trong những nội dung cốt yếu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đồng thời, bà Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh: “Nếu như không thực hiện được một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, mọi nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sẽ bị ảnh hưởng”.

Khi một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa theo tinh thần của Nghị quyết số 88 được triển khai sẽ giúp học sinh rèn luyện năng lực, phẩm chất của người học. Song, bà Nga nhận thấy, hiện nay trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh chưa có thói quen học một bộ sách và tham khảo thêm các bộ sách khác mà vẫn bị ảnh hưởng của chương trình cũ. Điều này, cần có thời gian để thích nghi với sự thay đổi.

  • Giá sách giáo khoa: Chi phí lưu thông không phải là “hoa hồng”

“Từ trước đến nay, chúng ta cứ học theo một lối mòn, chỉ dùng duy nhất một bộ sách giáo khoa. Để học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiều bộ sách giáo khoa, đề thi trong các kỳ kiểm tra, đánh giá, đặc biệt tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tới đây, nội dung câu hỏi nên không nằm ở bất cứ một bộ sách giáo khoa nào”, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga đưa ra đề xuất.

Theo bà Nga, đây sẽ là cách khuyến khích các học sinh có thói quen mở rộng kiến thức của mình. Từ đó, rèn luyện được kỹ năng tham khảo kiến thức ở nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng học vẹt, rèn luyện tư duy linh hoạt.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ việc "không chỉ học một bộ sách giáo khoa"- Ảnh 2.

Chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Sách giáo khoa đã đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập

Dưới góc nhìn của thực tế, ông Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) đánh giá, chủ trương có nhiều bộ sách giáo khoa là đúng đắn. Các bộ sách giáo khoa hiện tại, theo đánh giá của thầy cô, cơ bản thuận lợi, phù hợp và đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập.

Trong thời gian tới, ông Nguyễn Quang Tùng cũng mong muốn các bên liên quan sẽ tập trung xem xét, rà soát và đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT 2018. Đặc biệt đối với các bộ sách giáo khoa, cần có đánh giá tổng thể để có những điều chỉnh phù hợp.

Dưới góc độ giảng dạy, giáo viên Hoàng Tuệ Minh – Tổ trưởng tổ Văn Sử Địa GDCD, Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội bày tỏ nếu một chương trình chỉ có một bộ sách giáo khoa, nội dung giáo dục sẽ bị hạn chế trong khuôn khổ của một cuốn sách, gây ra tâm lý phụ thuộc, chấp nhận cái đã có, không khuyến khích được trí tìm tòi sáng tạo ở học sinh.

“Khi một chương trình được quy chuẩn sẵn, thực hiện bằng nhiều bộ sách giáo khoa, khiến nội dung giáo dục trong chương trình được đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại từ nhiều góc độ, nhiều cách nhìn”, cô Tuệ Minh bày tỏ.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ việc "không chỉ học một bộ sách giáo khoa"- Ảnh 3.

Nhiều bộ sách giáo khoa giúp có thêm tư liệu học tập cho học sinh.

Theo nhà trường, từ phía học sinh, đa dạng các bộ sách giúp kích thích trí tưởng tượng, hứng thú học tập, các em nhận ra tri thức của con người là không giới hạn. Từ đó, học sinh được khuyến khích sáng tạo, tìm tòi phát hiện và lựa chọn, phát triển năng lực vốn có phù hợp với mỗi em.

Ở phía giáo viên, sự tồn tại của nhiều bộ sách giáo khoa là động lực kích thích sự năng động sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, ý thức trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của người thầy.

Cô Tuệ Minh nhận thấy: “Thực hiện nhiều bộ sách sẽ có nhiều nguồn tài nguyên, học liệu phục vụ dạy và học, tăng tính cạnh tranh giữa các nhà xuất bản, bộ sách. Học sinh sẽ được học với những quyển sách đạt tiêu chuẩn với giá cả cạnh tranh nếu thực hiện một cách đúng đắn”.

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục

Đến nay, chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện chủ trương đổi mới sách giáo khoa, đã có nhiều bộ sách được ra đời. Cùng với sự tham gia của các nhà xuất bản mới, bộ sách giáo khoa mới của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn có chỗ đứng cho riêng mình trên thị trường sách giáo khoa.

Nhằm đáp ứng Chương trình GDPT 2018, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã cho ra đời 2 bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo, gồm đầy đủ sách của các môn học, hoạt động giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12. Các bộ sách giáo khoa của nhà xuất bản, được đa số các cơ sở giáo dục phổ thông, trên toàn quốc sử dụng và đánh giá cao. Điều này góp phần không nhỏ vào thành công chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source