Gỡ nút thắt thiếu giáo viên, nếu ngành giáo dục được giao quyền tuyển dụng

Useful
08/11/24
Lượt xem : 50 view
hoc them 1 17248542751361553544365 34 0 1029 1900 crop 17310300997541754306801
Rate this post

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11 tới đây, dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý Nhà nước về nhà giáo. Để giải quyết nút thắt về tuyển dụng giáo viên, dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

Trong đó, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định;

Đồng thời, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.

Gỡ nút thắt thiếu giáo viên, nếu ngành giáo dục được giao quyền tuyển dụng- Ảnh 1.

Gần 20 năm ấp ủ, Bộ GD&ĐT kỳ vọng dự thảo Luật Nhà giáo sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển giáo viên.

Giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý giáo dục

Kỳ vọng về dự thảo Luật Nhà giáo và từ phân tích thực trạng quản lý đội ngũ nhà giáo, GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, đề xuất cần giao trách nhiệm, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục.

Có kiến nghị này là bởi, từ thực tiễn quản lý, ông Thành cho biết hàng năm, Sở GD&ĐT thẩm định kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp từ cơ sở đến cấp huyện, tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt.

Trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp đã được phê duyệt, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, căn cứ vào định mức số người làm việc theo quy định của Bộ GD&ĐT, chỉ tiêu phân bổ của Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức TW để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch đội ngũ; trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt và giao chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị.

Trên cơ sở số người làm việc và hợp đồng lao động được giao, chương trình giáo dục từng bộ môn học, các đơn vị xác định nhu cầu tiếp nhận, tuyển dụng gửi Sở Nội vụ thẩm định để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên của từng năm học.

Gỡ nút thắt thiếu giáo viên, nếu ngành giáo dục được giao quyền tuyển dụng- Ảnh 2.

GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An.

Với thực tế công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay, ông Thái Văn Thành nhận thấy quy trình trên, bộc lộ một số khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ, tuyển chọn, quản lý đội ngũ giáo viên.

Theo ông Thành quy hoạch đội ngũ giáo viên cần bảo đảm đồng bộ, dài hạn, đảm bảo sự chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Đồng thời, đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo. Chính vì vậy, cần giao trách nhiệm, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục là phù hợp.

Nhà giáo phải được coi là nguồn lực quan trọng

Đánh giá mô hình quản lý giáo viên hiện nay, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cho rằng trong chương quản lý Nhà nước về giáo dục luôn có 3 quy định sau: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về giáo dục; Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục; Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục.

  • [E] Xây dựng Luật Nhà giáo: Sự thay đổi mang tính lịch sử với ngành giáo dục

“Vấn đề là khi cụ thể hóa các quy định trên, Bộ GD&ĐT chỉ có quyền trong thống nhất quản lý về chuyên môn của giáo dục; Bộ Nội vụ thống nhất quản lý về nhân sự của giáo dục; Bộ Tài chính thống nhất quản lý về tài chính của giáo dục.

Tuy Bộ GD&ĐT có trọng trách trước Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục, nhưng lại không có quyền gì trong những quyết định liên quan đến hai nguồn lực quan trọng nhất để tổ chức thực hiện là tiền và người”, ông Phạm Đỗ Nhật Tiến đánh giá.

Theo ông Tiến, trong bối cảnh hình thành và phát triển thị trường giáo dục, nhà giáo phải được coi là nguồn lực quan trọng cần được điều chỉnh trong một khung pháp lý kiến tạo, thì mô hình quản lý nhân sự như trên không còn phù hợp.

Gỡ nút thắt thiếu giáo viên, nếu ngành giáo dục được giao quyền tuyển dụng- Ảnh 3.

Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục (Ảnh: Hữu Thắng).

Trao đổi với Người Đưa Tin, TS.Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp chia sẻ: “Nếu dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua thì ngành giáo dục sẽ chủ động phối hợp với ngành Nội vụ mang lại nhiều lợi thế nếu tiếp cận chính sách ở cấp vĩ mô”.

Chuyên gia nhận thấy, ưu điểm thứ nhất đó là vai trò và trách nhiệm gắn với nhau, khi ngành giáo dục chủ trì mọi công đoạn phát triển đội ngũ nhà giáo, cho phép một sự liên kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển giáo dục và quản lý nguồn nhân lực.

Ngành giáo dục có thể xác định rõ ràng hơn nhu cầu, mục tiêu và các biện pháp cần thiết để phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của hệ thống giáo dục.

Dự thảo đề cập đến phân cấp quản lý nhà giáo theo địa phương, bộ ngành giúp tạo ra sự linh hoạt và thích ứng cao hơn với các điều kiện cụ thể của từng vùng, miền. Điều này giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề cụ thể và đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực một cách chính xác và kịp thời hơn.

Ngoài ra, ở đây ông Vinh đề xuất cần nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cơ sở giáo dục công lập chủ động tuyển dụng nhân sự nhà giáo thì đó mới là phân cấp triệt để và gắn với quan điểm việc và người phải gắn với nhau và gắn với trách nhiệm.

Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu gồm 9 Chương 50 Điều. Luật Nhà giáo áp dụng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Điều này giúp “lấp đầy” khoảng trống về pháp lý với nhà giáo ngoài công lập khi Luật Viên chức chỉ chế tài với “người Việt Nam được tuyển dụng và làm việc trong cơ sở giáo dục công lập”. Lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động.

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách tuyển dụng, sử dụng được quy định gắn với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source