Hà Nội công bố định dạng đề thi vào lớp 10 từ năm 2025

Useful
26/09/24
Lượt xem : 59 view
tuyen sinh lop 10 1723198787192659147091 89 0 1298 2310 crop 17249164797181073133452
Rate this post

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có thông báo Cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Thành phố Hà Nội theo Chương trình GDPT 2018.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết cấu trúc định dạng đề thi là căn cứ để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Thành phố Hà Nội theo Chương trình GDPT 2018.

Cùng với đó, đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường trung học cơ sở trên địa bàn thông tin tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường về Cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Ngoài ra, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu, áp dụng Cấu trúc định dạng đề thi phù hợp theo từng môn học, lưu ý các dạng thức trắc nghiệm khách để học sinh lớp 9 trung học cơ sở được làm quen.

Tăng cường các dạng thức trắc nghiệm gồm: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho 4 phương án chọn 1 đáp án đúng; Trắc nghiệm dạng Đúng/Sai (mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý lựa chọn đúng hoặc sai); Trắc nghiệm dạng trả lời ngắn.

Đồng thời, tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học. Chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo Chương trình GDPTT 2018.

Hà Nội công bố định dạng đề thi vào lớp 10 từ năm 2025- Ảnh 1.

Cấu trúc đề thi nhằm giúp giáo viên và học sinh chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới (Ảnh: Hữu Thắng).

Sở GD&ĐT Hà Nội khuyến khích các trường trên địa bàn xây dựng Thư viện số về đề kiểm tra, khảo sát chia sẻ với các cơ sở giáo dục trên địa bàn để cùng trao đổi, học tập, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá, khảo sát.

Nghiên cứu, thực hiện việc sử dụng ngữ liệu trong đề kiểm tra, khảo sát đảm bảo đúng quy định.

Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kỳ nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Với câu trúc đề thi mới, hình thức tự luận có môn Ngữ Văn, thời gian làm bài: 120 phút, với 2 phần đọc hiểu và viết. Bài thi Toán trong 120 phút, gồm 5 bài.

Bài thi trắc nghiệm gồm các môn Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Giáo dục công dân và Tin học. Thi trắc nghiệm trong 60 phút.

Cách thức tính điểm môn Ngữ văn: Phần Đọc hiểu: 4 điểm; Phần Viết: 6 điểm; Tổng điểm tối đa toàn bài: 10 điểm.

Bài thi môn Toán: Phần Tư duy và lập luận Toán học: 3,0 điểm; Phần Giải quyết vấn đề Toán học 4,5 điểm; Phần Mô hình hóa Toán học 2,5 điểm; Tổng điểm tối đa toàn bài 10 điểm.

Các bài thi trắc nghiệm, dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Phần I) mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Dạng thức câu trắc nghiệm Đúng/Sai (Phần II), điểm tối đa của 1 câu hỏi là 1,0 điểm, trong đó:

Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 1 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 3 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; Thí sinh lựa chọn chính xác 4 ý trong 1 câu hỏi được 1,0 điểm.

Dạng thức câu trắc nghiệm trả lời ngắn (Phần III): Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Tổng điểm tối đa toàn bài: 10 điểm.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source