Hợp long cầu hơn 260 tỷ đồng bắc qua kênh Chợ Gạo, Tiền Giang

Useful
12/10/24
Lượt xem : 37 view
img 1728738000002 1728739281247 1728740666497354341513 0 0 1250 2000 crop 1728740670798120274381
Rate this post

Chiều 12/10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang phối hợp đơn vị tư vấn, giám sát, các nhà thầu tổ chức hợp long cầu Chợ Gạo bắc qua kênh Chợ Gạo thuộc địa bàn TP Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo.

Đây là cầu thuộc dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 864 (đường dọc sông Tiền), được khởi 26/4/2023. Các nhà thầu đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối tháng 11/2024.

Hợp long cầu hơn 260 tỷ đồng bắc qua kênh Chợ Gạo, Tiền Giang- Ảnh 1.

Hợp long cầu kênh Chợ Gạo Tiền Giang.

Dự án cầu có tổng mức đầu tư trên 263 tỷ đồng, do Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư.

Theo ông Trần Minh Trung, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông Tiền Giang, cầu Chợ Gạo nằm trên địa bàn xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo với chiều dài gần 600m, mặt cầu rộng 12m thảm bê tông nhựa.

Cầu có 11 nhịp, 3 nhịp chính được thiết kế đúc hẫng cân bằng, 8 nhịp còn lại dầm super T. Đường dẫn vào cầu mỗi bên dài gần 300m, mặt đường rộng 12m.

Đây là một trong những hạng mục của dự án đường tỉnh 864 (đường dọc sông Tiền), từ huyện Gò Công Đông đến huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang .

Theo đó, dự án có điểm đầu kết nối với QL30 thuộc xã Tân Hưng (huyện Cái Bè), điểm cuối kết nối với đường tỉnh 862 thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, với chiều dài hơn 111km.

Trong đó, đoạn xây mới khoảng trên 36km, nâng cấp mở rộng hơn 26km và tận dụng đường hiện hữu hơn 48km. Tuyến đường chạy dọc sông Tiền, đi qua 8 huyện thuộc tỉnh Tiền Giang.

Giai đoạn 1 (2022 – 2025) thi công đoạn từ TP Mỹ Tho đến nút giao Đèn Đỏ (giao nhau với đường tỉnh 862), huyện Gò Công Đông và giải phóng mặt bằng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương 1.200 tỷ đồng, phần còn lại ngân sách địa phương đầu tư.

Giai đoạn 2 (2026 – 2027), từ nút giao Đèn Đỏ – đến ngã năm Tân Thành và từ QL30 đến thị trấn Cái Bè, từ nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác.

Theo ông Phạm Văn Trọng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, dự án được đầu tư để thúc đẩy liên kết giữa Tiền Giang với TP.HCM, các tỉnh trong khu vực và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, kết nối ba vùng kinh tế Đông, Tây và đô thị của tỉnh, tạo nên sự thông suốt và phát huy hơn nữa mạng lưới giao thông hiện hữu, thúc đẩy phát triển liên kết vùng, giảm tải cho QL1; tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, du lịch, nuôi trồng thủy sản…

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source