Răng trẻ mọc không đều thường có rất nhiều nguyên nhân, nhưng dù là lý do gì cũng đều ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ, ăn nhai của trẻ. Với sự tiến bộ của nha khoa hiện đại, cha mẹ sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề răng trẻ mọc lệch phải làm sao. Cùng theo dõi bài viết sau đây về các hướng dẫn cách khắc phục răng trẻ mọc lệch ngay nhé!
Tại sao răng của trẻ khi thay lại mọc lệch?
Việc răng vĩnh viễn của trẻ em bị mọc lệch rất hay xảy xa. Điều này thông thường hay được gây ra bởi các yếu tố di truyền từ gia đình như răng thừa, răng lớn, mất răng, cung hàm rộng hoặc nhỏ, hô, móm.. Những lệch lạc này có thể được kết hợp bởi các thói quen của trẻ như mút ngón tay cái, đẩy lưỡi, nghiến răng. Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giữ chỗ để các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm.
Nếu răng sữa mất sớm có khả năng các răng khác sẽ mọc chen lấn vào vị trí trống. Đường thở kém gây ra bởi VA quá phát, trẻ hay thở miệng. Thói quen nằm sấp 1 bên kéo dài. Kết quả là răng mọc chen chúc và /hoặc gây khớp cắn lệch (malocclusion).
Các dấu hiệu cha mẹ có thể nhận biết khi trẻ có răng mọc lệch từ sớm
Nhìn thấy răng xoay lệch, không đúng vào cung hàm. Trẻ hay kêu đau 1 bên hàm. Hay bị đau nhức vùng khớp thái dương hàm. Gương mặt trẻ không cân đối, xương hàm trên hoặc dưới phát triển quá mạnh, nhìn nghiêng thấy hàm đưa ra trước hoặc phía sau quá nhiều. Trẻ hay bị cắn trẹo vào bên má. Khi cắn 2 hàm thấy răng cửa không chạm nhau (khớp cắn hở trước), răng mọc chen chúc, thiếu chỗ hoặc có những khe hở nhiều giữa các răng …
1. Quan sát sự sắp xếp của răng
Răng mọc chen chúc, khấp khểnh: Thay vì mọc thẳng hàng, các răng mọc lộn xộn, chen chúc vào nhau, tạo khe hở hoặc chồng chéo lên nhau.
Răng mọc thưa thớt: Có nhiều khe hở bất thường giữa các răng do thiếu chỗ mọc hoặc răng mọc sai vị trí. Răng mọc nhô ra ngoài hoặc thụt vào trong: Một số răng mọc nhô ra phía trước hoặc thụt sâu vào trong so với các răng khác.
2. Lưu ý đến sự phát triển của xương hàm
Hàm hô: Xương hàm trên nhô ra phía trước so với hàm dưới, tạo khe hở giữa hai hàm khi trẻ cắn chặt răng.
Hàm móm: Xương hàm dưới nhô ra phía trước so với hàm trên, khiến môi dưới trề ra ngoài.
Răng khểnh: Răng mọc lệch sang một bên, tạo ra sự mất cân đối giữa hai hàm.
3. Quan sát thói quen của trẻ
Mút ngón tay, ngậm ti giả: Thói quen này thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và răng, dẫn đến răng mọc lệch.
Đẩy lưỡi khi nuốt: Khi nuốt, trẻ đẩy lưỡi ra phía trước, tác động lên răng và khiến răng mọc lệch.
Ngậm miệng không kín: Trẻ thường xuyên há miệng khi ngủ hoặc thở, khiến môi và má tác động lên răng, ảnh hưởng đến vị trí mọc răng.
4. Một số dấu hiệu khác
Trẻ gặp khó khăn khi ăn nhai, thường xuyên cắn má hoặc lưỡi.
Trẻ có cảm giác đau nhức hoặc ê buốt ở răng hoặc khớp thái dương hàm.
Khuôn mặt trẻ không cân đối do sự phát triển không đều của xương hàm.
Có những ảnh hưởng gì khi mọc lệch răng ở trẻ
Mọc lệch răng ở trẻ có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ, bao gồm:
1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng mọc lệch lạc có thể khiến nụ cười của trẻ trở nên kém duyên, thiếu tự tin khi giao tiếp. Trẻ có thể bị bạn bè trêu chọc, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.
2. Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Răng mọc lệch lạc có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhai, cắn thức ăn, dẫn đến tình trạng ăn uống kém, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Việc nhai không kỹ có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, đầy bụng.
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Răng mọc lệch lạc tạo nên những khe hở, ngóc ngách khó vệ sinh, khiến thức ăn dễ bám dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng, viêm nướu, hôi miệng. Khi răng mọc chen chúc, xô đẩy nhau có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài.
4. Ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Răng mọc lệch lạc có thể ảnh hưởng đến vị trí của lưỡi, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm một số từ, dẫn đến tình trạng nói ngọng.
5. Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
Một số trường hợp răng mọc lệch lạc có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, gây đau nhức đầu, mỏi mặt. Răng mọc lệch lạc còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ tự ti, lo lắng, dẫn đến tình trạng stress, rối loạn giấc ngủ.
Các trường hợp răng trẻ mọc lệch, cha mẹ nên làm gì?
Bước 1: Đến thăm khám với bác sĩ nha khoa thường xuyên
Ngay từ khi con bạn mới mọc răng sữa, điều quan trọng với các bậc cha mẹ là đưa trẻ đến thăm khám thường xuyên với các bác sĩ nha khoa trẻ em. Khi tham khám nha sĩ không chỉ có thể giúp đảm bảo răng của con bạn luôn sạch sẽ mà còn có thể để mắt đến răng vĩnh viễn. Nếu họ nhận thấy một số răng không mọc thẳng, thì họ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chỉnh nha để khám sớm và can thiệp sớm nếu cần.
Bước 2: Sửa thói quen xấu
Những thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng tới răng và hàm trong quá trình phát triển mà bạn cần lưu ý:
- Núm vú giả lâu năm
- Mút tay hoặc cắn móng tay, cắn bút…
- Thở bằng miệng lâu ngày
- Thói quen đẩy lưỡi khi nuốt, nói,
- Ăn nhai nghiêng lệch về một bên
- Nằm úp nghiêng về một bên lâu ngày
Nha sĩ của bạn có thể giúp bạn xác định và sửa những thói quen xấu có thể khiến răng không mọc thẳng. Ví dụ, núm vú giả có thể là một cách tuyệt vời để làm dịu em bé và thậm chí cung cấp lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đến hai tuổi, bạn nên cai núm cho con, tránh là nguyên nhân tạo ra vị trí không đúng của răng và hàm.
Một nguyên nhân lớn khác khiến răng bị mọc lệch là tật mút ngón tay cái. Mặc dù đây có vẻ như là một phép thay thế tự nhiên và an toàn hơn việc dùng núm vú giả, nhưng Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ (AAPD) lại khuyên dùng núm vú giả thay vì mút ngón tay cái. Một trong những lý do chính cho điều này là việc kiểm soát việc sử dụng núm vú giả của con dễ dàng hơn nhiều so với việc ngăn chặn việc chúng mút ngón tay cái.
Cách tốt nhất để xác định thói quen xấu và tạo ra một kế hoạch để sửa chúng là kết hợp với sự tư vấn của các bác sĩ nha khoa. Họ sẽ có nhiều kinh nghiệm giúp trẻ thay đổi dần thói quen và nắm bắt được tâm lý trẻ và biết cách động viên để trẻ thay đổi.
Bước 3: Theo dõi quá trình phát triển của răng
Một số trẻ sẽ có răng vĩnh viễn mọc ra (phá vỡ nướu) theo một cách rất lệch lạc. Răng mọc lên có vẻ lệch khủng khiếp trong những giai đoạn tăng trưởng ban đầu, nhưng đôi khi răng sẽ tự sửa chữa lúc chúng đã mọc đủ hoàn toàn. Vì vậy, nếu ban đầu khi nhìn thấy răng vĩnh viễn của con sau khi thay bị lệch thì các bậc cha mẹ không cần phải quá hoảng sợ. Một lần nữa, các chuyến thăm khám thường xuyên với nha sĩ là cần thiết. Các bác sĩ nha khoa sẽ cung cấp thêm hiểu biết về bất kỳ phương pháp điều trị cần thiết nào.
Bước 4: Đến khám với bác sĩ chỉnh nha
Nếu nha sĩ thăm khám giới thiệu bạn đến một bác sĩ chỉnh nha, thì bạn chắc chắn nên đưa con của bạn đi khám. Con bạn đến gặp bác sĩ chỉnh nha sớm thì bạn càng có thể sớm bắt đầu quá trình điều trị nếu cần thiết. Việc bắt đầu điều trị sớm lại càng khiến việc khắc phục khớp cắn của trẻ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn. Giải thích cho điều này, tất nhiên, là do bác sĩ chỉnh nha có thể bắt đầu sửa chữa mọi thứ khi trẻ gặp vấn đề nhỏ, thay vì chờ đợi cho đến khi chúng trở thành vấn đề lớn.
Vì lý do này, chúng tôi khuyên trẻ trước tiên nên đến bác sĩ chỉnh nha khoảng 6-7 tuổi. Răng trưởng thành đã bắt đầu mọc vào và bác sĩ chỉnh nha có thể đánh giá xem có cần điều trị sớm để ngăn ngừa các phương pháp điều trị chính trong tương lai hay không.
Bước 5: Điều trị chỉnh nha hai giai đoạn
Đối với những trẻ có dấu hiệu, nguy cơ ảnh hưởng tới khớp cắn, hoặc cần rất nhiều khoảng rộng để các răng đủ chỗ mọc đầy đủ, bác sĩ sẽ tư vấn chỉnh nha 02 giai đoạn:
Giai đoạn điều trị đầu tiên (điều trị tiền chỉnh nha). Mắc cài, hoặc khí cụ tháo lắp, cố định, và các khí cụ hỗ trợ ngoài mặt có thể được áp dụng tùy theo các trường hợp cụ thể. Giai đoạn điều trị đầu tiên bắt đầu sớm, trong khi trẻ vẫn còn nhiều hoặc hầu hết răng sữa.
Niềng răng có mắc cài cố định có thể được dùng hay không sử dụng trong giai đoạn điều trị đầu tiên này, và bác sĩ chỉnh nha sẽ có thể sẽ cho trẻ đeo 1 khí cụ chỉnh nha tháo lắp trong giai đoạn đầu này. Một số khí cụ có thể được sử dụng khi còn nhỏ để hạn chế các thói quen, giúp điều trị chỉnh nha dễ dàng và nhanh chóng hơn khi con bạn đang ở lứa tuổi nhỏ.
Chẳng hạn, khí cụ “Chặn lưỡi” giúp giảm chuyển động lưỡi hoặc ngăn chặn việc mút ngón tay cái có thể khiến răng bị vẹo. Khí cụ “Nong hàm” rất hữu ích trong việc tạo không gian cho răng mới hoặc chỉnh khớp cắn…
Giai đoạn điều trị thứ hai xảy ra khi trẻ đã có hầu hết hoặc toàn bộ răng vĩnh viễn. Trong giai đoạn này, các khí cụ cố định như mắc cài gần như chắc chắn được sử dụng để chỉnh sửa răng vẹo và chỉnh khớp cắn lệch. Điều trị niềng răng thường kéo dài từ 18-36 tháng. Điều quan trọng là con bạn phải chăm sóc răng miệng và tuân thủ niềng răng tốt, bởi vì càng giữ gìn tốt thì thời gian chỉnh nha càng không bị kéo dài.
Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là phương pháp xuất hiện trong những năm gần đây, thay thế cho mắc cài truyền thống, tăng tính thẩm mỹ và khả năng giữ vệ sinh răng miệng. Phương pháp nắn chỉnh răng Invisalign hiện đại, có tính thẩm mỹ cao. Các khay niềng làm từ chất liệu trong suốt, được lắp vào trên cung hàm của trẻ với những điểm tạo lực để đưa răng về đúng vị trí mong muốn.
Kết luận
Răng trẻ mọc lệch là vấn đề phổ biến nhưng có thể khắc phục hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ và đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tham khảo:
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Review Các Sản Phẩm Đẩy Mụn Ẩn Hiệu Quả Hiện Nay
- Hướng dẫn cách giải phóng dung lượng TikTok giúp ứng dụng mượt mà hơn trông thấy
- Tuyển tập mẫu nail trơn đẹp 2022 nhất định bạn phải thử
- 10 cách ăn dâu tây vừa ngon miệng lại đẹp da, tốt cho sức khỏe
- Brad Pitt cầu xin hai con