Hướng dẫn cách kinh doanh tiệm nail luôn thu hút khách hàng: Bạn lo lắng về kinh doanh tiệm nail cũng như chưa biết bắt đầu như thế nào thì hôm nay Useful.vn sẽ hướng dẫn cách kinh doanh tiệm nail luôn thu hút khách hàng . Bí quyết thu hút khách hàng tiệm nail, giữ chân khách hàng tiệm nail, cách kinh doanh tiệm nail thành công.
Làm sao để kinh doanh nail có đông khách hàng?
Đa số các doanh nghiệp tiệm nail thường tự phát. Chủ doanh nghiệp từ thợ chính mà mở tiệm kinh doanh riêng. Nên những đường lối hoặc chiến lược kinh doanh lại không được chú trọng ngay từ đâu. Nhưng đây lại là những yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công. Vậy những bước cơ bản nào là quan trọng khi kinh doanh tiệm nail?
Tạo nét riêng cho thương hiệu nail
Tạo nét riêng cho thương hiệu hay còn được gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là lợi điểm bán hàng độc nhất (USP – Unique Selling Point). Theo đó, mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ có một ưu thế đặc biệt riêng so với đối thủ cùng ngành. Đây được xem là một trong các yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công. Khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến thương hiệu và dịch vụ của bạn hơn. Vậy những các yếu tố nào được xem là lợi điểm độc nhất khi kinh doanh tiệm nail?
Dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Đầu tiên, đối với mô hình kinh doanh tiệm nail, khách hàng sẽ chú trọng vào dịch vụ hơn hết. Các doanh nghiệp cần mang đến những trải nghiệm về dịch vụ và quy trình làm móng chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, các mẫu nail đẹp cũng là tiêu chí quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp phải đảm bảo bắt kịp xu hướng “Mốt” nail của năm. Cập nhật thường xuyên xu hướng làm móng mới.
Sản phẩm sử dụng trong tiệm nail
Sản phẩm sử dụng khi làm móng cũng cần phải chú trọng. Theo đó, một số tiệm nail ngày nay càng quan tâm đến việc tối ưu trải nghiệm cho khách hàng. Khách hàng có thể tự phối màu sơn theo ý thích của mình với máy pha màu sơn móng tay. Lọ sơn sẽ được chiết ra chai riêng và bán kèm với dịch vụ. Như vậy, để khách hàng có một bộ móng hoàn hảo với tông màu sắc yêu thích sẽ không còn là vấn đề.
Trang trí và thiết kế tiệm nail
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian. Nếu như kinh doanh tiệm nail chỉ tập trung vào cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng sẽ khó giữ chân được khách hàng. Vì ngòai những yếu tố trên họ còn quan tâm đến cách trang trí và thiết kế của tiệm nail. Sẽ thật tuyệt khi khách hàng vừa làm móng và thư giản trong một không gian sang trọng thoải mái và check-in cùng với bộ móng của mình sau khi hoàn thành.
Các mô hình tiệm nail phổ biến hiện nay
2.1 Mô hình tiệm nail quy mô nhỏ
Tiệm nail nhỏ là tiệm nail có chi phí đầu tư không lớn. Dịch vụ được tập trung chủ yếu là làm nail. Nhân viên của tiệm nail chỉ cần 1 – 2 người là đã đủ. Thường, các tiệm nail nhỏ được mở ở khu vực nông thôn, hoặc tại một số địa điểm dân cư không quá đông.
Chủ kinh doanh cũng sẽ là người trực tiếp làm nail để tiết kiệm chi phí. Phần vì tiệm nail nhỏ nên không gian sẽ có phần hạn chế hơn, nhưng vẫn đủ để tiếp 4 – 5 khách hàng cho dịch vụ làm móng.
2.2 Mô hình tiệm nail đa dịch vụ
Tiệm nail đa dịch vụ là tiệm có diện tích rộng, thường mở ở khu vực thành phố, thị trấn, nơi đông dân cư. Nguồn vốn để mở mô hình tiệm nail này cao gấp 3, thậm chí đến 5 lần so với tiệm nail nhỏ ở khu vực nông thôn.
Trong các tiệm nail đa dịch vụ, bên cạnh hoạt động làm nail, tiệm còn cung cấp dịch vụ gội đầu, cắt tóc, matxa, trang điểm,…Vì vậy, nhân viên trong tiệm nail đa dịch vụ sẽ đông và có yêu cầu tay nghề với những nhân viên này cũng tương đối cao. Đây là mô hình tiệm nail phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Chi phí mở tiệm kinh doanh nail cần số vốn bao nhiêu và cho những chi phí nào?
Khi kinh doanh tiệm nail, chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng.
Dưới đây là những chi phí chính mà bạn cần xem xét và cân nhắc:
Chi phí thuê mặt bằng: Đây là một trong những chi phí lớn nhất khi kinh doanh tiệm nail. Việc chọn một vị trí thuận lợi và phù hợp sẽ ảnh hưởng đến giá thuê mặt bằng. Vị trí nằm trong khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng và thuận lợi cho việc tiếp cận là một yếu tố quan trọng để xem xét.
Chi phí thuê nhân viên: Nếu bạn quyết định thuê nhân viên, điều này sẽ đòi hỏi một khoản chi phí thêm. Bạn cần tính toán số lượng nhân viên cần thiết và lương phù hợp để đảm bảo hoạt động của tiệm nail được diễn ra trơn tru.
Chi phí mua dụng cụ, thiết bị: Để thực hiện các dịch vụ nail chất lượng cao, bạn cần đầu tư vào dụng cụ, thiết bị chuyên nghiệp. Bao gồm bàn làm việc, ghế nail, hệ thống đèn, máy móc và các loại mỹ phẩm cần thiết. Đảm bảo chất lượng và sự an toàn của các thiết bị này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chi phí marketing: Để thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận thị trường, bạn cần đầu tư vào chiến dịch marketing. Bạn có thể sử dụng các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến, in ấn và các hoạt động quảng cáo khác để tạo sự nhận diện và thu hút khách hàng mới.
Chi phí trang trí cửa hàng: Trang trí cửa hàng là yếu tố quan trọng để tạo ra một không gian hấp dẫn và thoải mái cho khách hàng. Điều này bao gồm sơn, trang trí, đèn, nội thất và các phụ kiện khác để tạo nên không gian thu hút và chuyên nghiệp.
Vì thế, vốn mở tiệm nail sẽ nằm trong khoảng vài chục triệu đến vài trăm triệu, phụ thuộc nhiều vào quy mô kinh doanh của cửa hàng. Các tiệm nail nhỏ, chuyên một dịch vụ sẽ tốn ít chi phí đầu tư hơn so với tiệm nail đa dịch vụ.
Mức chênh lệch giữa mặt bằng, khu vực mở tiệm cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí ban đầu. Do đó, bạn cần cân nhắc về vốn để có thể xoay vòng khi kinh doanh tiệm nail.
Vài yếu tố để kinh doanh tiệm nail thành công
Để kinh doanh tiệm nail thành công, có một số yếu tố quan trọng mà bạn nên xem xét:
- Vị trí mở quán và môi trường xung quanh
Chọn vị trí tiệm nail ở một khu vực có nhu cầu cao về dịch vụ làm móng tay và móng chân. Đảm bảo tiệm có không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái để thu hút khách hàng. Tạo một môi trường thân thiện và chuyên nghiệp để khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến tiệm của bạn.
- Chất lượng dịch vụ, chuyên môn nhân viên
Cung cấp dịch vụ chất lượng cao là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Đào tạo nhân viên với kỹ năng chuyên môn tốt và sử dụng các sản phẩm chất lượng cao để đảm bảo khách hàng hài lòng với kết quả làm móng. Đặt mục tiêu cao về sự chăm sóc và thẩm mỹ để khách hàng cảm thấy đáng giá và trở thành khách hàng trung thành.
- Tiếp thị và quảng cáo
Đầu tư vào hoạt động tiếp thị và quảng bá để giới thiệu tiệm nail của bạn đến khách hàng tiềm năng. Xây dựng một trang web chuyên nghiệp, sử dụng mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến để tăng khả năng tìm thấy và thu hút khách hàng mới. Đồng thời, có thể sử dụng các chiến dịch giảm giá, khuyến mãi hoặc chương trình thẻ thành viên để khuyến khích khách hàng quay lại.
- Quản lý tài chính
Quản lý tài chính hiệu quả là một yếu tố quan trọng để tiệm nail hoạt động thành công. Đảm bảo rằng bạn có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, theo dõi thu chi, và tối ưu hóa lợi nhuận. Nắm bắt các chi phí, giữ sự cân đối giữa giá cả hợp lý và lợi nhuận để duy trì sự bền vững và phát triển kinh doanh.
- Dịch vụ khách hàng
Tạo một trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt và tận tâm là cách để xây dựng lòng tin và thu hút khách hàng trung thành. Lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc và xử lý phản hồi một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Khách hàng hài lòng có thể trở thành nguồn giới thiệu và quảng cáo miễn phí cho tiệm nail của bạn.
Những lưu ý vàng khi kinh doanh tiệm nail giúp bạn nhanh chóng thu lợi nhuận
Luôn học hỏi, cập nhật và sáng tạo những mẫu nail mới, thu hút khách hàng, làm nail là một công việc sáng tạo. Vì thế, bạn phải thường xuyên đổi mới sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, đối thủ trong kinh doanh tiệm nail ngày càng nhiều, nếu không tạo được dấu ấn, cửa hàng của bạn khó có thể trụ vững giữa sự cạnh tranh trên thị trường.
Bạn cần tham khảo những mẫu nail thu hút, mới mẻ. Đặc biệt, phải chú ý đến thị hiếu của khách, bắt trend và luôn khảo sát về nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Luôn có ý thức trau dồi trình độ, chuyên môn
Dù là chủ hay là nhân viên thì khi kinh doanh tiệm nai, việc trau dồi trình độ chuyên môn là vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham gia các khóa học hướng dẫn làm nail mới mẻ, hiện đại. Ngoài ra, có thể tham gia các cuộc thi uy tín để có thể tăng độ nhận diện cho cửa hàng của bạn. Bạn cũng có thể cho nhân viên tham gia vào các khóa học trau dồi trình độ để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất trong khả năng.
Xây dựng thương hiệu tiệm Nail
Thương hiệu là yếu tố giúp tiệm nail của bạn nổi bật và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Hãy đầu tư vào xây dựng thương hiệu bao gồm:
- Tên tiệm nail độc đáo, dễ nhớ.
- Logo và bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.
- Slogan thể hiện giá trị và lợi ích của tiệm nail.
- Website và fanpage cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ, giá cả, hình ảnh.
Cung cấp dịch vụ chất lượng
Chất lượng dịch vụ là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy đảm bảo:
- Thợ nail tay nghề cao, cập nhật xu hướng mới nhất.
- Sử dụng sản phẩm chất lượng, an toàn cho sức khỏe.
- Quy trình làm nail chuyên nghiệp, đảm bảo vệ sinh.
- Chăm sóc khách hàng chu đáo, thái độ niềm nở, nhiệt tình.
Quản lý nhân viên hiệu quả
Nhân viên là bộ mặt của tiệm nail, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng. Hãy xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, gắn bó với tiệm nail bằng cách:
- Tuyển chọn nhân viên có tay nghề, đạo đức tốt.
- Đào tạo bài bản về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giao tiếp.
- Có chế độ đãi ngộ, lương thưởng hợp lý, tạo môi trường làm việc thoải mái.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động team building, gắn kết tinh thần đồng đội.
Chi phí khi kinh doanh tiệm nail
Chi phí khi kinh doanh tiệm nail có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Quy mô tiệm nail: Tiệm nail nhỏ, tiệm nail cỡ vừa hay tiệm nail lớn?
Vị trí: Mặt bằng tiệm nail ở khu vực nào? Thuê mặt bằng trong hẻm nhỏ hay mặt tiền đường lớn?
Mức độ trang trí: Trang trí đơn giản hay sang trọng?
Dịch vụ cung cấp: Chỉ cung cấp dịch vụ làm móng cơ bản hay cả các dịch vụ cao cấp như nối mi, chăm sóc da tay, chân?
Tuy nhiên, nhìn chung, chi phí khi kinh doanh tiệm nail có thể được chia thành hai nhóm chính: chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành hàng tháng.
Chi phí đầu tư ban đầu
Thuê mặt bằng: Chi phí này phụ thuộc vào vị trí và diện tích mặt bằng. Ví dụ, thuê mặt bằng trong hẻm nhỏ ở khu vực ngoại ô sẽ rẻ hơn nhiều so với thuê mặt tiền đường lớn ở trung tâm thành phố.
Trang trí nội thất: Chi phí này bao gồm mua sắm bàn ghế, quầy kệ, tủ, gương, đèn,… để trang trí tiệm nail.
Mua sắm thiết bị: Chi phí này bao gồm mua sắm máy làm móng, máy sấy móng, máy hút bụi,… và các dụng cụ làm nail khác.
Vật tư: Chi phí này bao gồm mua sắm sơn móng tay, sơn móng chân, dụng cụ vệ sinh,…
Chi phí khác: Chi phí xin giấy phép kinh doanh, chi phí quảng cáo,…
Chi phí vận hành hàng tháng
Tiền lương nhân viên: Chi phí này phụ thuộc vào số lượng nhân viên và mức lương của nhân viên.
Tiền thuê nhân viên: Chi phí này chỉ phát sinh nếu bạn thuê nhân viên dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ,…
Tiền điện nước: Chi phí này phụ thuộc vào mức tiêu thụ điện nước của tiệm nail.
Tiền internet: Chi phí này để sử dụng internet cho tiệm nail.
Tiền vật tư: Chi phí này để mua sắm thêm vật tư khi cần thiết.
Chi phí quảng cáo: Chi phí này để quảng cáo tiệm nail và thu hút khách hàng.
Chi phí khác: Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, chi phí thuế,…
Tổng vốn đầu tư
Theo ước tính, tổng vốn đầu tư ban đầu để mở một tiệm nail nhỏ dao động từ 95 triệu đồng đến 180 triệu đồng. Chi phí vận hành hàng tháng cho tiệm nail nhỏ dao động từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
- Một số lưu ý khi tính toán chi phí kinh doanh tiệm nail
- Nên dự trù chi phí một cách chi tiết và đầy đủ nhất có thể.
- Nên chọn mặt bằng phù hợp với quy mô và đối tượng khách hàng mục tiêu của tiệm nail.
- Nên mua sắm thiết bị và vật tư chất lượng tốt để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
- Nên có kế hoạch marketing hiệu quả để thu hút khách hàng.
Nên thường xuyên theo dõi và kiểm soát chi phí để đảm bảo lợi nhuận.
Kết luận
Việc kinh doanh tiệm nail là một hướng kinh doanh tiềm năng. Khi nhu cầu làm đẹp của các chị em lên ngôi, việc phát triển kinh doanh tiệm nail sẽ giúp bạn có được những nguồn lợi khổng lồ. Tin rằng, các gợi ý từ chúng tôi sẽ giúp việc kinh doanh tiệm nail của bạn trở nên dễ dàng, đơn giản hơn và sớm đạt được những thành tựu lớn!
Tham khảo:
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Tang lễ Song Jae Rim: “Nàng cháo” nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun – So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt
- Tuyển Tập mẫu nail vẽ 3D sinh động với kiểu móng tay dài sắc sảo quý phái
- Cao Thái Sơn thừa nhận đã kết hôn
- Cặp tình nhân Hoa ngữ 1 năm mà yêu từ cổ trang sang hiện đại: Đẹp đôi đến tận cùng làm netizen mê mệt
- Sao nam bị 100 đoàn phim từ chối vì nặng tới 100kg, giờ là diễn viên hạng nhất quốc gia ai cũng phải nể trọng