Khi gió mùa tràn về trên từng kẽ lá, cũng là lúc người ta khát khao tìm tới những món ăn ấm cúng, những giờ phút quây quần bên những người mà ta yêu mến. Còn gì tuyệt hơn khi cùng nhau ngồi lại bên nồi lẩu Thái chua cay, thơm nồng vị xả đang bốc hơi nghi ngút, bên ngoài ô cửa là từng cơn gió thu đông đang ra sức đem hơi lạnh về.
Lẩu Thái chua cay không còn là cái tên xa lạ với người Việt. Đây là một món ăn đặc trưng của Thái Lan, được nhiều nước trong khu vực biết tới và yêu thích.
Lẩu Thái dần trở nên phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, món ăn đặc biệt này lại có những biến thể sao cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của người dân sở tại. Tại nước ta, lẩu Thái cũng đã được biến đổi sao cho phù hợp với người Việt.
Về cơ bản, lẩu Thái là một món đồ nóng. Mọi người quây quần với một nồi nước dùng chua cay đang sôi sùng sục, cùng nhau nhúng nguyên liệu sống vào và thưởng thức ngay khi chúng vừa chín tới. Hương thơm của riềng, sả, lá chanh và vị chua cay của nước dùng, hòa quyện hoàn hảo với vị ngọt của nguyên liệu tươi ngon vừa chín tạo nên một món ăn tuyệt vời cho mùa đông đang tới.
Cách chế biến lẩu Thái … chuẩn Việt
Chuẩn bị
Nguyên liệu nước dùng
- Xương ống: 0.5 kg
- Lá chanh: 15 lá
- Sả: 4 củ
- Hành tây: 1 củ
- Quế, hồi: 2 nhánh
- Ớt tươi: gia giảm tùy theo khẩu vị ăn
- Riềng: 2 củ
- Tỏi: 2 củ
- Cà chua: 4 – 5 quả
- Gia vị: tương ớt, tương cà, muối, đường, bột ngọt, nước mắm, sa tế.
Nguyên liệu nước chấm
- Chanh/Quất: 1 quả (chanh), 2 quả (quất).
- Đường: 3 muỗng cà phê
- Muối: 3 muỗng cà phê
- Ớt: tùy theo khẩu vị ăn.
- Cải xanh: 1 cây.
Nguyên liệu nhúng lẩu
Người Việt ăn lẩu Thái thường không quá quan trọng trong việc số định số lượng các loại đồ ăn nhúng lẩu. Thông thường, mọi người sử dụng nguyên liệu theo sở thích của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, có những món nhúng “không thể thiếu” thể có một nồi lẩu thơm ngọt, chuẩn vị nhất.
Sau đây là những loại nguyên liệu nhúng lẩu mà Tạp chí ẩm thực khuyên bạn không thể bỏ qua:
- Thịt bò: 1kg
- Tôm: 1kg
- Mực: 1kg
- Nghêu (Ngao): 1kg
- Các loại rau: rau muống, rau cần, cải thảo, bắp cải, rau susu, bông bí,….
- Bạch tuộc: 1kg
- Bún tươi, mì tôm hoặc miến.
- Các loại nấm: nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm,…
Nguyên liệu chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể gia giảm tùy theo số lượng người ăn, cũng như khẩu vị của mình và gia đình.
Tiến hành nấu lẩu Thái
Nấu nước lẩu
Bước 1: Xương ống rửa sạch, chặt khúc, trần sơ với nước nóng rồi cho vào nồi cùng 3,5 lít nước, bắc lên bếp, đun sôi.
Bước 2: Sau khi nước sôi, cho nhỏ lửa trong 20 phút. Sau đó cho vào nồi quế hồi, lá chanh, riềng, sả đã đập dập. Tiếp tục đun sôi nước dùng với mức lửa nhỏ nhất.
Bước 3: Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng: 2 muỗng muối (3 muỗng hạt nêm), 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 5 muỗng nước mắm.
Bước 4: Trong lúc chờ nồi nước dùng hòa quyện hương liệu, bạn hãy dùng chảo phi thơm tỏi, hành, sả băm nhuyễn.
Bước 5: Sau khi các gia vị giòn, thơm, tiếp tục cho vào chảo: 1 muỗng tương ớt, 1 muỗng tương cad, cà chua và hành tây cắt nhỏ. Xào sơ qua sau đó trút vào nồi lẩu đang sôi lửa nhỏ.
Bước 6: Tiếp tục đun sôi nồi lẩu thêm 30 phút nữa, sau đó thêm sa tế và ớt tùy theo khẩu vị của gia đình.
Dù đặc điểm của lẩu Thái là vị cay nồng nhưng người Việt không phải ai cũng có thể ăn cay. Bởi vậy ớt và sa tế không nên cho quá nhiều.
Làm nước chấm
Bước 1: Cho nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng đường, 3 muỗng muối, ớt 1 quả băm nhuyễn , lá cải xanh bỏ cuống và máy xay hoặc cối.
Bước 2: Tiến hành xay nhuyễn mọi gia vị hoặc dùng cối giã đều.
Bước 3: Chia đều ra các chén nước chấm.
Số lượng nguyên liệu làm nước chấm lẩu Thái có thể gia giảm theo khẩu vị và số lượng người ăn.
Sơ chế đồ nhúng
- Thịt bò rửa sạch, cắt miếng mỏng cho nhanh chín
- Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen ở sống lưng và cắt râu.
- Bạch tuộc và mực rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm.
- Các loại nấm ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch.
Thưởng thức món Lẩu thái chua cay chuẩn Việt
Hương vị lẩu Thái mang nét đặc trưng khó có thể nhầm lẫn bởi vị thơm của gừng, xả, nồng nàn của lá chanh và cay nồng của ớt. Nếm thử lẩu xứ Chùa Vàng một lần, người ăn ngay lập tức sẽ ấn tượng bởi vị ngọt từ nước hầm xương, chua thanh và cay cay từ nhiều loại hương vị đặc biệt.
Sau khi đã chuẩn bị xong, cho nồi lẩu Thái xuống bếp mini hay bếp điện để tiếp tục đun nóng, bày tất cả các loại nguyên liệu ra đĩa, chờ nồi lẩu sôi, nhúng các loại nguyên liệu vào rồi thưởng thức cùng gia đình.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Những thành phần vàng có thể kết hợp với Tretinoin/Retinol
- Top 3 loại nước hoa nữ của Versace được đánh giá cao
- Mỹ nhân phim Việt giờ vàng bị nghi dao kéo vì quá gợi cảm, visual thăng hạng ngỡ ngàng sau 4 năm
- Hướng dẫn cách bình luận ẩn danh trên Facebook, thoải mái bày tỏ ý kiến mà không lo người quen thấy
- 4 Cách săn khuyến mãi siêu thị VinMart theo ngày, tháng, dịp lễ tết