Hướng dẫn tham quan đền Quán Thánh: Địa chỉ, Cách hành lễ đúng

Useful
30/11/23
Lượt xem : 67 view
Rate this post

Vào mỗi dịp đầu năm, lượng người đổ về đền Quán Thánh đông như trẩy hội. Di tích lịch sử đền Quán Thánh cũng là một trong những biểu tượng tín ngưỡng và lịch sử tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. Cùng tham quan đền Quán Thánh để khám phá những nét đặc sắc văn hóa phía sau nhé!

1. Kinh nghiệm tham quan đền quán thánh

1.1. Đền Quán Thánh ở đâu?

Đền Quán Thánh được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ, trải qua rất nhiều lần trùng tu thì đến năm 1962, ngôi đền này chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia với nhiều giá trị lịch sử và văn hóa tín ngưỡng cần được bảo tồn. Hiện tại, đền Quán Thánh nằm gần Hồ Tây, cuối đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Cùng với chùa Trấn Quốc, Chùa Kim Liên đền Quán Thánh trở thành địa điểm tâm linh, đền chùa thiêng nhất tại Hà Nội giúp cai quản, trấn giữ phong thủy của cả kinh thành.

Địa chỉ đền Quán Thánh Hà Nội

Địa chỉ đền Quán Thánh Hà Nội (Nguồn: hanoidragonhotel.com)

Kìm nhặt da

móng

1.2. Giới thiệu lịch sử đền Quán Thánh

1.2.1. Đền Quán Thánh thờ vị thần nào?

Tên gọi đền Quán Thánh bắt đầu từ cách đọc chệch của từ Quan Thánh Trấn Võ hay gọi gọi là Trấn Vũ Quán, thờ vị thần trấn giữ cửa ngõ phía bắc của kinh thành Thăng Long là Huyền Thiên Trấn Vũ. Thật ra, hình tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh được kết hợp giữa một mặt là nhân vật thần thoại của Trung Quốc – Trấn Vũ, vị thần tượng trưng cho sao Bắc Cực, cai quản và trấn giữ phương bắc, mặt khác lại là hình tượng thần thoại dân gian, vị thánh đã giúp vua An Dương Vương diệt trừ tà ma trong quá trình xây dựng thành Cổ Loa.

Đền Quán Thánh Hà Nội trong những bức họa

Đền Quán Thánh Hà Nội trong những bức họa (Nguồn: vietfuntravel.com.vn)

1.2.2. Tượng đồng đen ở đền Quán Thánh có gì đặc biệt

Tham quan đền Quán Thánh, bạn sẽ rất tò mò về pho tượng làm từ đồng đen chính là pho tượng tạc Huyền Thiên Trấn Vũ. Chiều cao của pho tượng này là 3,96m nặng 4 tấn, toàn bộ pho tượng được đúc từ đồng đen và đặt trên một phiến đá cẩm thạch. Bàn tay trái của thánh Trấn Vũ đặt trước ngực bắt ấn huyền pháp, tay phải đặt lên thanh kiếm có rắn quấn quanh, thanh kiếm lại được chống lên một con rùa. Cả hai linh vật phong thủy ý nghĩa này gắn liền với thần thoại về Huyền Thiên Trấn Vũ.

Pho tượng đồng đen Thánh Trấn Vũ

Pho tượng đồng đen Thánh Trấn Vũ (Nguồn: vptour.com.vn)

1.2.3. Lễ hội đền Quán Thánh là khi nào?

Mỗi năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch nơi đây sẽ tổ chức lễ hội đền Quán Thánh, với nhiều nghi lễ và hoạt động tín ngưỡng khác nhau. Bên cạnh đó, vào những ngày mùng 1, rằm hoặc lễ tết ngôi đền này cũng đón tiếp rất nhiều du khách và người dân đến dâng hương, cầu bình an, tài lộc…

Lễ hội đền Quán Thánh vào những ngày đầu năm

Lễ hội đền Quán Thánh vào những ngày đầu năm (Nguồn: baogiaothong.vn)

1.2.4. Đền Quán Thánh mấy giờ đóng cửa

Bạn có thể tham quan đền Quán Thánh trong khung giờ từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày. Vì đây là nơi linh thiêng nên du khách khi đến đây cần chú ý trang phục và cung cách lịch sự.

1.3. Hướng dẫn đường đi và phương tiện di chuyển đến Quán Thánh

Về đường đi, phố Quán Thánh nằm ở gần khu vực trung tâm nên khá dễ tìm trên bản đồ, đối xứng với đường Phan Đình Phùng. Vì đây là đường một chiều nên bạn cũng nên chú ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

Theo đó, đến đền Quán Thánh, bạn có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau, như xe máy (có thể gửi gần đó) hoặc ô tô, taxi… Một số tuyến buýt có điểm dừng gần đền Quán Thánh như tuyến 14, tuyến 45 và tuyến 50. Ngoài ra, đền Quán Thánh cũng là một trong những điểm dừng chân để tham quan cho du khách khi trải nghiệm khám phá Hà Nội trên tuyến xe buýt 2 tầng độc đáo.

Chuyến xe buýt hai tầng tham quan Quán Thánh

Chuyến xe buýt hai tầng tham quan Quán Thánh (Nguồn: baodulich.net.vn)

2. Cách di lễ đền Quán Thánh

Đi lễ đền Quán Thánh, bạn có thể chuẩn bị như cách sắm lễ đi chùa cầu may vào các dịp trong năm. Đồ lễ có thể là đỗ chay hay mặn tùy từng gia đình nhưng nên chuẩn bị thêm tiền vàng  và tiền để gửi hòm công đức. Theo phong tuc, việc đi lễ Tứ trấn hàng năm sẽ theo chiều thuận là Đông, Tây, Nam, Bắc nghĩa là tới lễ đền Quán Thánh cuối cùng nhưng ngày nay để  cho thuận đường, bạn có thể lễ tại Quán Thánh trước cũng được. Thứ tự lễ trong đền sẽ là Cổng Tam Quan, gian thờ đặt tượng Trấn Vũ và hậu cung phía sau. Người ta đến đền Quán Thánh vào đầu năm với mục đích là cầu bình an, hóa giải xua đuổi tà ma.

Cách đi và sắm lễ tại đền quán Thánh

Cách đi và sắm lễ tại đền quán Thánh (Nguồn: baomoi.com)

Tham quan đền Quán Thánh bạn không chỉ có cơ hội được hiểu thêm về văn hóa, tín ngưỡng dân tộc mà đặc biệt còn có cơ hội gửi gắm những mong ước về một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Ngoài thành đền Quán Thánh, bạn có thể khám phá nhiều những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội với voucher tham quan hấp dẫn chỉ từ 500,000 tại Useful.vn. Nhanh tay đặt chỗ để được hưởng thật nhiều những ưu đãi với trải nghiệm du hí Hà Nội tuyệt vời này nhé!