Người dân là trung tâm phục vụ
Chỉ cần chuẩn bị ảnh chụp hai mặt của GPLX đang sử dụng, căn cước công dân, file ảnh màu chụp chân dung theo quy cách, giấy chứng nhận sức khỏe điện tử… và cú click chuột truy cập vào địa chỉ cổng dịch vụ công quốc gia, là người dân có thể thực hiện cấp đổi GPLX online mà không cần đi lại nhiều.
Đây là ví dụ điển hình trong việc chuyển đổi số mà ngành GTVT triển khai với mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, lấy người dân làm trung tâm, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị cung cấp và thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao một cách thực chất; tạo lập dữ liệu và số hóa kết quả giải quyết hồ sơ để giảm thời gian, chi phí cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến nay các đơn vị trong Bộ đã cung cấp gần 300 dịch vụ công trực tuyến trong tổng số 418 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ gần 70%; trong đó có 266/291 dịch vụ công toàn trình, đạt tỷ lệ hơn 91%.
Bộ GTVT cũng đã hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ. Hoàn thiện kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân và thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan hành chính nhà nước.
Hình thành dữ liệu kết nối liên thông
Trong quy trình xử lý thủ tục hành chính, Bộ GTVT luôn hướng tới hai mục tiêu chính, vừa cung cấp tiện ích cho người dân, vừa hình thành các dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước.
Đơn cử như hệ thống dịch vụ công cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải và Cấp, đổi biển hiệu phù hiệu xe ô tô, đây là nhóm dịch vụ công được Bộ GTVT triển khai trên toàn quốc từ năm 2016.
Thời gian qua Bộ đã tích cực kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ trực tuyến, không yêu cầu người dân cung cấp dữ liệu nhiều lần, giảm thiểu thành phần hồ sơ phải nộp hay xuất trình.
Bộ đã kết nối, khai thác dữ liệu của 4 bộ, ngành và chia sẻ dữ liệu của Bộ GTVT với 6 bộ và 25 địa phương. Trung bình hàng tháng kết nối, chia sẻ khoảng 5,7 triệu dữ liệu của ngành GTVT.
Một trong các thủ tục hành chính có kết nối dữ liệu của các bộ, ngành để cung cấp dịch vụ công trực tuyến là thủ tục đổi GPLX do ngành GTVT cấp.
Thủ tục này được Bộ GTVT triển khai thí điểm cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ năm 2020, tuy nhiên do thiếu sự kết nối, liên thông dữ liệu nên đến hết năm 2022 mới chỉ có 122 hồ sơ thực hiện trên hệ thống.
Với sự quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành khi triển khai Đề án 06, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Y tế hoàn thành kết nối hơn 1.300 cơ sở y tế khám sức khoẻ lái xe, phối hợp với Bộ Công an hoàn thành kết nối dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và mở rộng cung cấp dịch vụ công này trên phạm vi toàn quốc từ tháng 11/2022.
Đến nay, trung bình hàng ngày có gần 1.700 hồ sơ được thực hiện trực tuyến, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhất là người dân ở khu vực xa địa điểm cấp, đổi GPLX.
Được biết, thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tập trung tăng cường các giải pháp thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đi vào thực chất hơn nữa với mục tiêu lấy người dân là trung tâm.
Điều này nhằm mục tiêu không chỉ dừng lại ở sự hài lòng mà tiến tới gây dựng sự tin tưởng, lòng tin của người dân khi cung cấp thông tin cá nhân và sử dụng dịch vụ công của cơ quan Nhà nước.
———————
Nguồn baogiaothong.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Top 10 cách giữ bàn tay sạch đẹp và dưỡng da tay không bị khô ráp
- 9 mẫu xe số có cốp rộng nhất kiểu dáng thời trang cho nữ giá từ 18tr
- Hé lộ cơ ngơi sang chảnh nơi Hoa hậu 2k1 Đỗ Hà đang sinh sống
- Nữ ca sĩ 54 tuổi vẫn trẻ đẹp: Sống ở châu Âu, tận hưởng hạnh phúc bên bạn trai Tây
- Thi công nội thất phòng bếp uy tín giá rẻ nhất TPHCM