Giày training và giày running là 2 loại giày thể thao phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc về sự khác nhau giữa 2 loại giày này, một số vẫn nhầm lẫn về công năng, mục đích sử dụng của chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng hơn về 2 loại giày này.
Giày training và giày running là 2 loại giày thể thao phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc về sự khác nhau giữa 2 loại giày này, một số vẫn nhầm lẫn về công năng, mục đích sử dụng của chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng hơn về 2 loại giày này.
Thoạt nhìn, giày đi bộ và giày training có vẻ rất giống nhau. Nhưng khi bạn nhìn kỹ vào thiết kế và đặc trưng của 2 loại cơ chế vận động thì sẽ thấy có sự khác biệt khác lớn. Hiểu và lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp sẽ rất hữu quá trình luyện tập, bảo vệ đôi chân và các khớp xương của bạn.
Giày training được dùng chủ yếu trong các bộ môn thể thao ở phòng tập
Giày running dùng để chạy bộ và chạy bộ trên máy
Khác nhau về tính năng, công dụng
Tính năng của hai loại giày này thể hiện ngay từ tên gọi: giày running tất nhiên là để chạy bộ, đi bộ, còn giày training là dành cho luyện tập các môn thể thao như: Gym, street workout, TRX, fitness, yoga… (trừ running, climbing, tennis, golf, soccer).
Sở dĩ có sự phân chia ra như vậy là vì cơ chế và nhu cầu vận động của đôi chân trong chạy bộ và luyện tập khác nhau. Khi chạy bộ, chuyển động cơ thể luôn theo trục thẳng, hướng về phía trước. Không hề có các chuyển động phức tạp theo phương ngang, xéo hay quay vòng. Ngược lại, tập luyện đa năng bao gồm rất nhiều các bài tập khác nhau như: Fitness, Zumba, Calisthenics, Cross-Train… Điều này đòi hỏi cơ thể phải chuyển động rất linh hoạt ngang dọc, tiến lùi, xoay vòng… tùy theo dạng bài tập.
Vậy câu hỏi đặt ra là: giày chạy bộ là để chạy bộ nhưng giày training có dùng để chạy bộ được không? Câu trả lời là không nên bởi giày chạy có thiết kế riêng biệt để bảo vệ đôi chân khỏi tác động của mặt đất, nếu sử dụng giày training, đôi chân sẽ gặp cản trở của khung cứng và lực kéo, dễ gây ra các chấn thương bàn chân, đầu gối và lưng.
Khác nhau về thiết kế
Trọng lượng giày
Chúng ta hoàn toàn có thể đoán được rằng, giày running sẽ nhẹ hơn giày trainning, trọng lượng nhẽ sẽ giúp chạy dễ dàng hơn, đặc biệt là trên cả một đoạn đường dài. Trọng lượng nặng của giày training sẽ giúp tăng thêm độ bền và kiểm soát tốt hơn.
Phần đế giày
Phần đế cao su của giày training luôn luôn được trang bị các miếng cao su ở hai bên, giúp giày bám tốt hơn trong các động tác di chuyển ngang và chéo. Trong khi đó, một số giày running sẽ lược bỏ hoàn toàn phần cao su ở hai bên, chỉ chừa lại ở phần mũi và gót, vì khi chạy chỉ có chuyển động thẳng về phía trước. Nhờ vậy giày running thường sẽ nhẹ hơn giày training.
Giày running
Giày training
Phần thân giày
Thân giày training luôn được gia cố tốt hơn, sử dụng vật liệu cứng chắc hơn để bảo đảm toàn bộ phần bàn chân và cổ chân được giữ chắc trong giày khi di chuyển theo 4 phía. Giày chạy được thiết kế đặc biệt theo hình dạng đặc biệt của đôi chân, đảm bảo êm ái, nâng niu bàn chân trong suốt chặng đường dài.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Cây dành dành có ý nghĩa gì trong phong thủy?
- Đánh giá kem tẩy lông Veet có tốt không, giá bao nhiêu, dùng thế nào
- Làm sao để trang điểm đẹp cho từng khuôn mặt
- Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual “ngoan xinh iu” y hệt Nhã Phương
- Phim mới chiếu 2 tiếng đã đứng top 1 lượt xem, nam chính là sao nhí quốc dân giàu nhất showbiz