Đặc sản Tết ở Tây Nguyên có sức hấp dẫn lớn với du khách, những món ăn ngon cùng phong tục, tập quán văn hoá đặc sắc đã tạo nên màu sắc Tết rất riêng của xứ cao nguyên đầy nắng và gió này.
- Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ và những điểm bán ngon nức tiếng
- ‘Check list’ những địa điểm du xuân đầu năm ở Ninh Bình
- Tết nên đi du lịch ở đâu miền Nam đẹp và check-in sống ảo ‘chất’ nhất
Tây Nguyên là miền đất hội tụ của nhiều đồng bào dân tộc khác nhau, cũng bởi vậy mà màu sắc văn hoá tại đây cũng vô cùng phong phú và không khí Tết ở miền đất này vừa mang màu sắc riêng nhưng cũng vừa hoà mình với không khí tết cổ truyền chung của dân tộc. Đặc sản Tết ở Tây Nguyên không chỉ có bánh chưng, củ kiệu như bao miền quê Việt mà còn có những món ăn hấp dẫn với màu sắc ẩm thực, văn hóa bản địa độc đáo được lưu truyền qua bao đời.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm đi du lịch Tây Nguyên đầu năm vui quên lối về cho hội xê dịch |
Khám phá các đặc sản Tết ở Tây Nguyên ngon nức tiếng
1. Thịt khô/ thịt xông khói
Với các món thịt xông khói hay thịt khô thì người Tây Nguyên thường gọi là “Poăc buh”, đây chính là đặc sản Tết ở Tây Nguyên không thể thiếu. Thịt khô, thịt xông khói là món ăn truyền thống được chế biến từ thịt của trâu, bò, nai hoặc lợn tẩm ướp gia vị bản địa rồi mang treo lên gác bếp với quá trình sấy rất kỳ công. Trước đây thịt khô, thịt xông khói chính là món ăn dự trữ của người Tây Nguyên và mỗi khi có khách quý hay lễ tết mới mang ra dùng.
Thịt xông khói, thịt khô của đồng bào Tây Nguyên có hương vị rất hấp dẫn, thơm mùi khói bếp quyện với gia vị và độ ngọt của thịt, khi ăn đem nướng hoặc hấp rồi chấm với muối ớt xanh thật cay là chuẩn vị.
>>Xem thêm: Những món bún đặc sản ở Tây Nguyên vừa lạ vừa ngon, ít nơi nào có |
2. Cơm lam
Cơm lam là một trong những mónđặc sản Tết ở Tây Nguyên rất quen thuộc, trong tiếng bản địa thì người ta gọi món ăn này là “Piang tăm ding dơr” tức cơm nấu trong ống lồ ô. Đặc trưng của món này là rất thơm và dẻo mang đậm hương vị của núi rừng. Thậm chí ngày nay món cơm lam truyền thống của đồng bào Tây Nguyên đã lan rộng và trở thành lựa chọn ưa thích của người dân khắp các vùng miền.
Để làm cơm lam đón Tết người ta sẽ chọn loại gạo nếp mới, đem vo sạch và ngâm nước sau đó cho vào ống lồ ô tươi đã chuẩn bị sẵn, thêm nước ngập gạo và nổi lửa để nấu. Người Tây Nguyên thường ăn cơm lam với thịt rừng hoặc các món thịt xông khói, món nướng ngày Tết.
3. Các món nướng
Thịt là món ăn chủ yếu của người Tây Nguyên vào những ngày Tết và người ta thích đồ nướng hơn thảy các món ăn khác. Các món thịt thường không được chế biến cầu kỳ như miền xuôi mà sẽ được chế biến ở cách sơ khai nhất. Theo đó, gà nướng, heo rừng nướng, cá nướng là các món ăn rất phổ biến và thường thấy trong các mâm cỗ tết của đồng bào Tây Nguyên. Mặc dù có cách chế biến rất cơ bản nhưng các món nướng của đồng bào Tây Nguyên lại có hương vị rất hấp dẫn, mang bản sắc riêng của núi rừng không đâu có được. Đây cũng là món đặc sản ngày Tết ở Tây Nguyên rất hút khách.
4. Rượu cần
Nếu như ở đồng bằng Tết đến người ta hay dùng bia và các loại rượu thì người Tây Nguyên cũng có đặc sản của riêng mình đó chính là rượu cần. Người bản địa gọi rượu cần là “T’rơ nờm” và thường dùng để đãi khách dịp Tết hay trong các dịp đặc biệt, lễ hội. Rượu được ủ từ một loại men đặc biệt làm từ lá dâu, bột riềng rừng, muối, bột gạo, vỏ trấu, lá rờ hộch… Men được trộn với cơm trắng thật ngon sau đó cho vào ché ủ kín đến đúng độ mới mang ra dùng. Người dân Tây Nguyên coi rượu cần là thức uống để gắn kết người với người và các đấng tâm linh, vì vậy trên mâm cúng ngày Tết không thể thiếu rượu cần.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH TÂY NGUYÊN KHUYẾN MÃI >> Đà Nẵng – Măng Đen – Kon Tum – Pleiku 3N2Đ, Xe Ôtô giá từ 3.190.000 VNĐ/khách >> Hà Nội – Đà Lạt 3N2Đ, Bay Vietnam Airlines giá từ 5.390.000 VNĐ/khách |
5. Canh măng le rừng
Măng rừng là loại nguyên liệu gắn liền với ẩm thực của đồng bào Tây Nguyên từ xa xưa. Có rất nhiều món ăn hấp dẫn từ măng rừng được sáng tạo nên, trong đó món canh măng rừng là một trong những đặc sản Tết ở Tây Nguyên nổi bật. Người Tây Nguyên thường dùng măng le rừng khô để nấu canh kết hợp với chân giò heo. Món ăn không cần nêm nếm nhiều bởi sự kết hợp của thịt chân giò và măng đã tạo nên vị ngon rất hấp dẫn. Một số nơi ở miền xuôi cũng có món canh măng cho ngày Tết, nhưng canh măng le rừng của đồng bào Tây Nguyên vẫn có nét đặc biệt rất riêng được tạo nên bởi nguyên liệu từ chính địa phương.
Các đặc sản Tết ở Tây Nguyênrất đa dạng và cũng là nét văn hoá độc đáo mang nhiều yếu tố tập truyền qua nhiều đời. Người ta vẫn thường nói ẩm thực cũng chính là một phần tính ngưỡng của người Tây Nguyên, đặc biệt là ẩm thực ngày Tết vì hơn cả là món ăn nó còn là phương tiện để thể hiện sự sẻ chia, tín ngưỡng và cả những truyền thống tốt đẹp.
Nguyệt Cát (Tổng hợp) – Luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Những bước lựa chọn màu nail phù hợp với màu da tạo nên sự hài hòa
- Bảng xếp hạng các lớp dạy nail chuyên nghiệp tại quận Phú Nhuận đáng cho bạn tham khảo
- “Phim rác” của mỹ nữ đẹp nhất Thái Lan: Quý bà yêu cầu người tình lột đồ, hành động sau đó gây đỏ mặt
- Triệu Lệ Dĩnh lộ liễu thể hiện tình cảm với Lâm Canh Tân, còn tuyên bố 1 câu bùng nổ MXH xứ tỷ dân
- Tạo khối và highlight cho gương mặt tròn thêm thon gọn, cân đối