Khâu eo cổ tử cung là kỹ thuật gì, có đau không, chí phí tiến hành

Useful
30/11/23
Lượt xem : 68 view
Rate this post

Hở eo cổ tử cung là khi chúng mất các dịch bảo vệ bào thai và mỏng dần. Nó có thể khiến các mẹ sinh non hoặc sảy thai. Bởi vậy mà cần có các biện pháp khắc phục tình trạng này, như việc khâu eo cổ tử cung. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách điều trị này trong bài viết nhé.

1. Khâu eo cổ tử cung là gì? 

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu hở eo cổ tử cung là gì? Đây chính là hiện tượng mà tử cung không có khả năng duy trì thai do eo cổ tử cung bị hở, các dịch nhầy bị mất dần. Việc này sẽ gây ra hiện tượng sảy thai hoặc sinh non ở các mẹ bầu. Bởi vậy mà việc hở cổ tử cung khá nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên các dấu hiệu để phát hiện hở eo cổ tử cung lại khó nhận biết. Nhiều trường hợp sản phụ sảy thai đột ngột, vỡ ối, thai sinh ra nhanh nhưng có thể tử vong ngay sau đó. Vì thế, trong quá trình mang thai thì đăng ký các gói khám thai sản trọn gói theo dõi tình trạng sức khỏe cho cả mẹ và bé là điều cực cần thiết.

Khi phát hiện hở eo cổ tử cung, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị về cách thức phẫu thuật khâu lại eo cổ tử cung phù hợp để thai tiếp tục được duy trì và phát triển. Thường sẽ có hai cách để khâu phần eo cổ tử cung đó là khâu qua âm đạo và khâu qua thành bụng. Sau đó, mẹ sẽ được theo dõi cho tới ngày dự sinh. Vết khâu sẽ được cắt chỉ để em bé có thể được sinh ra bình thường. Hầu như khi đã khâu phần eo cổ tử cung thì các mẹ sẽ phải sinh mổ.

Bạn nên đi thăm khám thường xuyên trong quá trình mang thai để phát hiện hở eo cổ tử cung

Bạn nên đi thăm khám thường xuyên trong quá trình mang thai để phát hiện hở eo cổ tử cung (Nguồn: cdnparenting.com)

2. Có nên khâu eo cổ tử cung? 

Việc khâu phần eo cổ tử cung thường chỉ định với các mẹ bầu có nguy cơ sinh non và sảy thai cao. Thường các trường hợp đã từng sảy thai trước đó, đã có các tổn thương vùng tử cung, sẽ được theo dõi sát sao trong quá trình mang thai để điều trị eo cổ tử cung hở kịp thời nếu có. Có khâu phần eo cổ tử cung bà bầu hay không thì còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe cơ thể từng người.

Nếu các mẹ khám và phát hiện hở eo cổ tử cung thì sẽ được chỉ định làm phẫu thuật khâu. Tuy nhiên, nếu trong thời điểm phát hiện, thai đã bắt đầu chuyển dạ, xuất hiện các cơn co tử cung thì việc phẫu thuật là không còn khả thi nữa. Hoặc có những trường hợp khi kiểm tra tổng quát và khám thì nhận thấy việc này không ảnh hưởng tới phát triển của thai nhi. Nên mẹ bầu có thể không cần tiến hành khâu mà thai vẫn giữ trong tử cung được bình thường.

Có nên khâu eo cổ tử cung?

Có nên khâu eo cổ tử cung? (Nguồn: vinmec.com)

3. Khâu eo cổ tử cung có đau không

Có nhiều cách khâu eo của cổ tử cung khác nhau, nhìn chung chỉ là các cuộc tiểu phẫu nhỏ nên không gây nhiều đau đớn. Các mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm vì việc khâu này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Việc quan trọng hơn đó là việc điều trị phục hồi sau khi khâu và chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, sự thay đổi của cổ tử cung.

Việc khâu eo cổ tử cung không quá đau đớn và nên được thực hiện sớm

Việc khâu eo cổ tử cung không quá đau đớn và nên được thực hiện sớm (Nguồn: everydayfeminism.com)

4. Kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung như thế nào 

4.1. Mục đích của việc khâu eo cổ tử cung 

Việc khâu eo của cổ tử cung giúp giữ được phần ối và bào thai phát triển bình thường trong bụng mẹ. Tránh được trường hợp hở cổ tử cung khiến thai chuyển dạ sớm, gây sinh non hoặc sảy thai. Để có được hiệu quả tối ưu thì việc này nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

4.2. Thời gian nên khâu eo cổ tử cung 

Thời kỳ tốt nhất để khâu vòng eo cổ tử cung được bạn sĩ chỉ định đó là vào tuần 13 đến 16 của thai kỳ. Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp các mẹ bầu do khám trễ và phát hiện muộn thì có thể khâu vào khoảng trước tuần thứ 23. Sau tuần thứ 23 thì việc khâu thường không khả thi bởi khi đó tử cung đã có nhiều thay đổi. Bởi vậy việc tham khảo các bệnh viện khám thai chuyên môn cao, dịch vụ tốt là cực cần thiết để phát hiện các triệu chứng bất thường kịp thời.

4.3. Các phương pháp khâu eo cổ tử cung 

4.3.1. Khâu eo cổ tử cung qua âm đạo 

Có hai kỹ thuật chính để khâu phần eo cổ tử cung qua âm đạo đó là McDonald và Shirodkar. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật McDonald. Đây là kỹ thuật khá phổ biến với việc dùng sợi silk số 4 (hoặc nylon, mersilene). Bác sĩ sẽ khâu khoảng từ 5-6 mũi, tùy vào độ hở của eo cổ tử cung. Có thể bác sĩ sẽ dùng chỉ đôi để chắc chắn hơn. Với kỹ thuật này, sẽ không cần bóc niêm mạc và chỉ có thể tự tiêu. Sau khi chỉ tiêu, bạn có thể sinh thường.

Với thủ thuật Shirodkar, niêm mạc vùng âm đạo được bóc tách khỏi cổ tử cung. Sau đó bác sĩ tiến hành khâu bằng chỉ tự tiêu. Khi chỉ tiêu, cũng là lúc bà bầu ở cuối thai kỳ. Với phương pháp này, bác sĩ chỉ định đẻ mổ thay vì đẻ thường như phương pháp MacDonald.

Bên cạnh hai kỹ thuật phổ biến thì còn một số các thủ thuật khác như: Wurm, Emmet, Lash, Page, Mann, Hefner,…

Khâu phần eo cổ tử cung qua âm đạo là một trong những phương pháp hiệu quả, ít biến chứng

Khâu phần eo cổ tử cung qua âm đạo là một trong những phương pháp hiệu quả, ít biến chứng (Nguồn: cdnparenting.com)

4.3.2. Khâu eo cổ tử cung qua ổ bụng 

Hai kỹ thuật chính được áp dụng khi khâu eo của cổ tử cung qua bụng đó là Benson và Durfee. Nếu cổ tử cung của bạn quá ngắn và không thể khâu qua âm đạo thì kỹ thuật khâu qua ổ bụng sẽ được áp dụng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật để mở thành bụng và khâu đỉnh trên dưới của cổ tử cung lại với nhau. Khi chuyển dạ và sinh em bé, mẹ bầu sẽ bắt buộc phải đẻ mổ.

Thường, sau khi đã phẫu thuật xong, các mẹ sẽ phải ở lại bệnh viện ít nhất 48 tiếng để hồi phục cơ thể cũng như để bác sĩ kiểm tra các tình trạng như đau bụng hay ra dịch, máu,… Sau đó, nếu không có dấu hiệu gì quá bất thường, mẹ bầu có thể được về nhà nghỉ ngơi. Trong một tuần đầu, các mẹ không nên đi lại và làm các công việc nặng nhọc. Không nên quan hệ tình dục cũng như tránh những điều ảnh hưởng không tốt đến bé trong khoảng thời gian 3 tháng giữa này.

Sau khi đã hồi phục hoàn toàn, các mẹ chú ý nên đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng cổ tử cung. Có thể một số mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc progesterone cho tới tuần thứ 36 của thai kỳ. Gần đến ngày chuyển dạ là lúc mà mẹ bầu nên được theo dõi sát sao nhất để tránh việc bị rách hãy vỡ cổ tử cung. Việc này sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé cũng như khả năng sinh sản sau này của mẹ.

5. Chi phí khâu eo cổ tử cung 

Chi phí của việc khâu vòng cổ tử cung có thể là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Liệu giá khám và dịch vụ khâu sẽ khoảng bao nhiêu tiền? Tuy nhiên, điều này phụ thuộc khá nhiều và cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Bởi vậy mà chi phí sẽ dao động ở các mức giá khác nhau có thể từ vài trăm đến vài triệu đồng. Đây không phải số tiền quá lớn, nên bạn hãy lựa chọn các cơ sở y tế chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như trang thiết bị tiên tiến hiện đại. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tham khảo thêm các loại bảo hiểm thai sản uy tín để được hỗ trợ chi phí trong quá trình phẫu thuật.

Trên đây là các thông tin hữu ích về việc khâu eo cổ tử cung cho những mẹ bầu đang quan tâm. Hi vọng bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm để phát hiện và điều trị việc hở eo cổ tử cung kịp thời, hiệu quả.