Kinh nghiệm đi lễ chùa Trấn Quốc: Sự tích, Giờ mở cửa, Cách cầu khấn

Useful
22/05/24
Lượt xem : 354 view
Rate this post

Chùa Trấn Quốc từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch, trung tâm Phật giáo vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam. Đặc biệt, nhờ sự linh thiêng , lịch sử hàng ngàn năm, mà đi lễ chùa Trấn Quốc trở thành niềm tin tín ngưỡng của nhiều người. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích khi đến thăm chùa Trấn Quốc.

1. Hướng dẫn kinh nghiệm đi lễ chùa Trấn Quốc

1.1. Chùa Trấn Quốc ở đâu

Chùa Trấn Quốc nằm tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ của Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Ngôi chùa này từng được coi là trung tâm Phật giáo của triều Lý – Trần tại kinh thành Thăng Long. Năm 2021, Chùa Trấn Quốc được báo Daily Mail của Anh bình chọn là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Do nằm ở ngay trung tâm thành phố Hà Nội, nên du khách đến đây có thể lựa chọn nhiều khách sạn để nghỉ chân cũng như tiện di chuyển đi thăm quan những địa điểm khác.

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới (Nguồn: tripzilla.vn)

1.2. Sự tích chùa Trấn Quốc

Sự tích chùa Trấn Quốc tương truyền rằng, hồ được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (năm 541-547) với tên gọi Khai Quốc. Tính đến nay, chùa đã có gần 1500 lịch sử và được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Hà Nội. Ban đầu, chùa Trấn Quốc hồ Tây nằm gần bờ sông Hồng ở thôn Yên Hoa. Tuy nhiên, sau trận lũ năm 1615 khiến đê bị sạt lở thì chùa được vua thời bấy giờ là Lê Trung Hưng cho di dời vào trong đê Yên Phụ thuộc gò đất Kim Ngưu.

Khoảng thế kỷ XVII, chúa Trịnh ra lệnh đắp đê Cố Ngự để làm đường ra chùa. Đến thời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705), với hy vọng ngôi chùa sẽ giúp xua tan các loại tai ương, mang lại sự an cư lạc nghiệp cho nhân dân, nơi đây được đổi tên thành chùa Trấn Quốc. Tên gọi này vẫn tồn tại đến ngày nay.

1.3. Chùa Trấn Quốc giờ mở cửa

Câu hỏi của những người chưa từng đến thăm nơi đây là: giờ mở cửa và giờ đóng cửa chùa Trấn Quốc như thế nào? Theo quy định, chùa Trấn Quốc giờ mở cửa đón khách từ 8h sáng. Chiều 16h là giờ đóng cửa chùa Trấn Quốc hàng ngày. Du khách đến đây cần mua vé để vào cổng với mức giá 5.000VNĐ/ người/ lượt. Bạn cần nắm rõ thời gian mở cửa để lên kế hoạch chọn phương tiện di chuyển thích hợp để quá trình tham quan được thuận tiện.

1.4. Giới thiệu kiến trúc chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc được xây dựng dựa theo nguyên tắc Phật giáo của phái Bắc tông. Tổng thể kiến trúc chùa được chia thành 3 khu vực chính: nhà thiêu hương, Tiền Đường, thượng điện kết hợp với nhau tạo ra chữ Công.

Chùa Trấn Quốc được xây dựng dựa theo nguyên tắc Phật giáo của phái Bắc tông. Tổng thể kiến trúc chùa được chia thành 3 khu vực chính: thiêu hương, nhà Tiền Đường, thượng điện kết hợp với nhau tạo ra chữ Công.

Nằm giữa khuôn viên chùa là Tiền đường được xây theo hướng Tây. Hai bên có dãy hành lang nối dài là thượng điện và thiêu hương, đằng sau là gác chuông.

Vào thế kỷ 18, dưới thời vua Vĩnh Hựu, Chùa Trấn Quốc được xây thêm nhiều tháp ở khuôn viên phía sau. Đặc biệt, Bảo Tháp lục độ đài sen được bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn công năm 2003 đã tạo nên điểm nhấn riêng biệt chỉ có ở chùa Trấn Quốc. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng được bố trí 6 ô cửa, mỗi ô có 1 tượng Phật A Di Đà được làm bằng đá quý, đỉnh tháp hình Cửu Phẩm Liên Hoa.

Trong khuôn viên chùa hiện nay còn lưu giữ được nhiều pho tượng Bồ Tát và Phật quý hiếm, đặc biệt là bức tượng bằng gỗ Phật Thích Ca nhập Niết bàn, phủ sơn son thiếp vàng vô cùng tinh xảo và đẹp mắt.

Bảo Tháp lục độ đài sen với nhiều tháp nhỏ xung quanh

Bảo Tháp lục độ đài sen với nhiều tháp nhỏ xung quanh (Nguồn: nhadepdocdao.vn)

2. Đi chùa Trấn Quốc cầu gì?

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng, du khách có thể chọn mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng để đi lễ chùa Trấn Quốc. Bạn có thể thắp nhang và cầu xin bình an, sức khỏe, an khang cho bản thân cũng như gia đình.

Một số người thường tìm đến chùa Trấn Quốc vào ngày lễ Vu Lan với mong muốn cầu chúc sức khỏe cho cha mẹ. Đây không chỉ là tấm lòng hiếu thảo muốn đáp đền ơn dưỡng dục của bậc sinh thành mà còn góp phần bồi đắp thêm truyền thống yêu kính cha mẹ của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, chùa Trấn Quốc còn nổi tiếng với lễ hội cầu may thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới. Trong thời gian này có rất nhiều du khách gần xa đến tham quan cũng như cầu chúc may mắn, mong muốn một năm thuận buồm xuôi gió.

Ngoài ra, ngôi chùa này còn được nhiều bạn trẻ biết tới nhờ sự linh thiêng trong việc cầu duyên, xin duyên. Những đôi nam nữ đến đây thường cầu xin tình duyên suôn sẻ, sớm tìm được người kết đôi.

Đi lễ chùa Trấn Quốc vào dịp đầu năm

Đi lễ chùa Trấn Quốc vào dịp đầu năm (Nguồn: hanoidragonhotel.com)

Nhắc đến những ngôi chùa, người ta thường chỉ nghĩ đơn giản đi chùa lễ Phật. Tuy nhiên, khi đi lễ chùa Trấn Quốc, du khách sẽ được thưởng ngoạn một không gian được bài trí vô cùng đẹp mắt, với cảnh sắc chùa hòa cùng non nước, cây cối, trời đất tạo nên vẻ đẹp hiếm có. Đây là một địa điểm bạn không nên bỏ qua khi chọn mua tour du lịch trọn gói tại Hà Nội, nhất là vào những dịp đầu năm mới.