Phủ Tây Hồ từ lâu đã trở thành địa điểm hành hương linh thiêng của nhiều người dân thủ đô mỗi dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa, kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ cầu gì, cách sắm và dâng lễ sao cho đúng.
1. Đến phủ Tây Hồ cầu gì?
Đây là một trong những địa điểm du lịch quanh Hà Nội cho gia đình mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVII trên một bán đảo thuộc làng Nghi Tàm, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Vào những ngày lễ, Tết, người dân thường kéo đến đây để cầu may mắn, tài lộc. Phủ được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến Bà chúa Liễu Hạnh, một trong những vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian người Việt.
Dịp lễ, tết, rất đông người dân đến phủ Tây Hồ cầu tài lộc (Nguồn: zing.vn)
2. Tìm hiểu về lễ hội phủ Tây Hồ
2.1. Lễ hội phủ Tây Hồ được tổ chức khi nào
Hàng năm, ngoài những ngày mùng một âm lịch, ngày rằm mỗi tháng, phủ còn có hai lễ hội chính bao gồm ngày giỗ Bà chúa Liễu Hạnh vào ngày 3/3 âm lịch và ngày 13/8 âm lịch. Ngoài việc dâng hương, lễ, tại hai ngày lễ hội này còn tổ chức nhiều hoạt động khác như rước kiệu các Mẫu, cuộc thi hát chầu văn, đàn hát,…
2.2. Nghi thức dâng lễ phủ Tây Hồ bao gồm những gì
Phủ Tây Hồ Hà Nội có 4 ban chính: lầu cô, lầu cậu, phủ chính và Điện Sơn Trang, tất cả được xây dựng theo thứ tự từ ngoài vào trong. Khi đi lễ, du khách cần dâng đồ lễ theo trình tự sau:
Bước đầu tiên là lễ tại phủ chính. Các ban thờ trong phủ này được chia thành 3 lớp tương ứng với 3 nếp theo tam quan. Trong đó, nơi quan trọng, linh thiêng nhất là hậu cung, chính giữa là bàn thờ Mẫu Liễu Hạnh, bên trái được đặt thấp hơn thờ Mẫu Thượng Ngàn, bên phải thờ Mẫu Thoải. Đây là ba vị Mẫu đại diện cho cội nguồn sự sống, năng lực tạo ra chúng sinh và mang đến cho mọi nhà sự bình an, ấm no và hạnh phúc.
Bên ngoài gian hậu cung là nơi thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu và nhiều quan khác.
Tiếp theo, du khách đi lễ tại Điện Sơn Trang. Đây là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu, được xây dựng ngay phía bên phải của phủ chính.
Cuối hành trình, du khách đến lễ tại lầu cô, lầu cậu được xây dựng hai bên phải và trái dẫn vào phủ. Đây là nơi đặt bàn thờ những người hầu cận của các quan trong phủ.
2.3. Nghi thức hạ lễ, hóa vàng và thu lộc
Với nghi thức hạ lễ, hóa vàng, du khách sau khi thắp nhang, cần đợi tàn hết một tuần nhang, sau đó đưa tay vái ba vái trước mỗi ban thờ rồi hạ vàng, tiền đi hóa. Khi hóa, cần hóa từng lễ một theo thứ tự ở ban thờ phủ chính trước sau đó đến các ban khác. Sau khi hóa tiền, vàng xong mới bắt đầu hạ lễ.
Theo tương truyền dân gian, phải tản lộc đi càng nhiều càng tốt, mới được các thần tiếp tục ban lộc. Người nào ích kỷ chỉ nhận lộc một mình sẽ bị cô độc, cô quả.
Không khí trang nghiêm, linh thiêng trong phủ Tây Hồ (Nguồn: baomoi.com)
3. Kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ
3.1. Phủ Tây Hồ mấy giờ đóng cửa, mở cửa
Vào những ngày thường, phủ mở cửa từ 5 giờ sáng đến 19 giờ tối. Riêng những ngày lễ, tết, phủ có thể đóng cửa muộn hơn để phục vụ du khách tham quan và dâng lễ.
3.2. Đi lễ phủ Tây Hồ chuẩn bị gì
Tùy vào khả năng và sự thành tâm của mỗi người mà sắm những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, đồ lễ phủ Tây Hồ cần sắm đủ và đúng theo những lễ sau:
Lễ chay: nhang (hương) thơm, trái cây tươi, tiền, vàng mã,…
Lễ đồ mặn: thịt heo, thịt gà, giò, chả,… đã được nấu chín.
Lễ sống: muối, gạo, trứng, xôi chè,…
Lễ ban thờ ở lầu cô, lầu cậu: hoa quả, hương, gương lược, mũ áo,…
Lưu ý kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ là không dùng lễ mặn, tiền, vàng mã đặt lên bàn thờ Phật, bồ tát. Nếu dùng tiền thật thì nên bỏ vào hòm công đức.
3.3. Bài văn khấn phủ Tây Hồ chuẩn nhất
Văn khấn phủ Tây Hồ như sau:
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Hương tử chúng con kính lạy:
Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương: “Tối linh chí linh”
Mẫu Đệ nhất thiên tiên!
Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!
Mẫu Đệ tam thủy cung!
Hương tử con là:………….
Ngụ tại:…………………
Hôm nay là ngày:…………………..
Tại: phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, quận Tây Hồ.
Thành tâm kính dâng lễ vật:…………………………
Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bạch sự như ý….
Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu.
Dâng lễ cầu may mắn, tài lộc (Nguồn: dantri.com.vn)
4. Những lưu ý khi đi lễ phủ Tây Hồ
4.1. Những điều nên làm
Kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ là nên mặc quần áo lịch sử, giản dị, sạch sẽ, không mặc quần đùi, váy hay áo cộc tay. Nên thắp hương, dâng lễ theo thứ tự từng ban thờ, bắt đầu từ phủ chính đến Động Sơn Trang, cuối cùng là lầu cô, lầu cậu. Cần chuẩn bị trước lễ chay, mặn tại nhà. Đặc biệt, khi dâng lễ nên dâng bằng cả hai tay với lòng thành tâm.
4.2. Những điều kiêng kị
Một số điều cần lưu ý khi đi lễ là không chạy nhảy nói chuyện lớn tiếng, không bình phẩm lung tung trong phủ. Không để trẻ em cười đùa, nghịch ngợm, sờ nắn những vật lễ.
Ngoài việc dâng lễ, cầu may thông qua những kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ trong bài viết trên, du khách cũng có thể đăng ký tour du lịch hành hương với nhiều điểm đến thú vị tại Useful. Hoặc nếu có nhiều thời gian du lịch tại thủ đô hơn, các bạn đừng quên thưởng thức những món ăn đặc trưng của Hà Nội ngon nức tiếng để cảm nhận trọn vẹn hương vị truyền thống nhưng không kém phần hiện đại của nơi đây nhé!
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Khẩn trương bàn giao cọc mốc GPMB dự án mở rộng QL28B
- Review xe Wave Alpha 2022 có bền không: Thông số, Bảng giá mới nhất
- Bảng xếp hạng các tiệm làm nail Bình Chánh thu hút nhiều khách hàng
- Lisa (BlackPink) bị mỉa mai ế vé
- Gỗ Căm Xe là gì? Ưu & nhược điểm trong thi công nội thất?