Hiện nay, ngành nail đang là một ngành hot vì vậy mọi người không chỉ đổ xô nhau đi học nail mà sau đó họ còn có ý định mở tiệm nail. Nhưng để thành lập và phát triển trong thị trường cạnh tranh này thì cần phải có những bước chuẩn bị kỹ càng. Hãy cùng Useful.vn tìm hiểu về ở bài viết bên dưới.
1. Kinh nghiệm mở tiệm nail
Có hai cách mở tiệm nail phổ biến nhất là bạn có thể tự tìm hiểu hoặc nhờ đến chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu về các cách mở tiệm nail ở bên dưới nhé.
1.1. Tự tìm hiểu
Nếu bạn muốn mở tiệm nail thì nên nghiên cứu và thăm dò thị trường nail, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng cũng như những xu hướng mới ở thời điểm đó. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang mạng hoặc có thể tìm hiểu thông qua các buổi khảo sát thực tế.
Tiếp đó là bạn nên định hình phương thức kinh doanh của mình bằng cách tạo một lượng khách hàng thân thiết khoảng 15 người để nâng cao uy tín cũng như dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng hơn. Sau đó, bạn nên lập kế hoạch tài chính chi tiết cho hoạt động kinh doanh của mình.
1.2. Tìm chuyên gia tư vấn
Nếu bạn không có thời gian hoặc muốn có những bước đi chắc chắn hơn thì bạn có thể tìm đến chuyên gia để tư vấn. Họ là những người có kinh nghiệm và sẽ hỗ trợ bạn các thông tin thiết thực về khách hàng, cách mở tiệm nail, số vốn kinh doanh,…cũng như chỉ ra một số vấn đề, rủi ro có thể phát sinh để bạn có kế hoạch xử lý kịp thời.
2. Lập kế hoạch tài chính để mở tiệm nail
Sở dĩ ngành nail ngày càng hot bởi số vốn đầu tư không quá nhiều nhưng mang lại hiệu quả tốt và nguồn thu nhập ổn định. Cùng tìm hiểu ngay mở tiệm nail cần những gì cũng như chi phí mở tiệm nail ngay nào.
2.1. Mặt bằng kinh doanh
Để kinh doanh thuận lợi thì phải chọn được mặt bằng kinh doanh và nó phải được đặt ở vị trí tốt. Đó có thể là gần khu dân cư, văn phòng, gần chợ..hoặc có thể là trong ngõ nhưng là nơi dễ tìm và có chỗ để xe cho khách.
Đối với thị trường nail thì bạn nên tránh mặt đường lớn vì chi phí của nó sẽ cao hơn, khách hàng tiềm năng lại không nhiều. Ngoài ra, chỗ để xe ở những chỗ này cũng chật hơn và dễ bị mất nếu không có bảo vệ.
Thông thường, chi phí đầu tư cho mặt bằng kinh doanh chỉ nên chiếm khoảng 13-14% trên tổng số vốn, khoảng 8-10 triệu là hợp lý. Trong trường hợp quy mô kinh doanh của bạn lớn, sang trọng thì những khu trung tâm là thích hợp nhất.
2.2. Biển hiệu
Một biển hiệu với thiết kế thẩm mỹ, độc đáo chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của mọi người. Trên đó phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng như tên thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, logo (nếu có), số điện thoại, địa chỉ,…
Thiết kế truyền thống của biển hiệu gồm hai biển dọc, một biển ngang, dạng biển bạt, đóng khung sắt,..hoặc bạn cũng có thể thiết kế biển hiệu theo sở thích của mình miễn là đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, thu hút. Chi phí cho khoản này thường dao động từ 2-4 triệu đồng.
2.3. Card Visit, bảng giá
Thiết kế và in ấn khoảng 5 hộp card visit, cũng như in menu bảng giá để khách hàng tiện theo dõi.
Bạn nên chọn loại giấy bình thường để tiết kiệm chi phí và số tiền đầu tư nằm trong khoản 500 – 800 nghìn đồng.
2.4. Tủ đựng đồ Nail
Tùy điều kiện kinh tế và diện tích tiệm nail mà bạn chọn tủ đựng đồ nail thích hợp và thuận tiện cho việc sử dụng.
Bạn có thể tạo gu thẩm mỹ riêng cho tiệm nail của mình bằng cách trang bị loại tủ đứng, tủ treo tường kệ kính hoặc kệ gỗ với các kiểu so le, ziczac,…để tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Chi phí đầu tư cho khoản này rơi vào khoảng từ 2-12 triệu đồng
2.5. Sơn gel, máy móc
Đây là khoản chi lớn nhất trong số vốn mở tiệm nail vì sơn gel là nguyên liệu thiết yếu để làm nail. Chi phí rơi vào khoảng 25-30 triệu trong trường hợp số lượng sơn gel đủ để kê đầy tủ hoặc các vị trí của kệ trên. Tuy nhiên bạn có thể tiết kiệm bằng cách mua các màu sơn thông dụng và không nên mua quá nhiều màu sơn.
Còn về máy móc thì có ba loại chính là mấy sấy, máy mài, máy hơ gel với mức giá trung bình tầm 500 nghìn – 3 triệu đồng tùy loại máy.
2.6. Ghế ngồi làm Nail
Có nhiều loại ghế để bạn lựa chọn. Đó có thể bộ ghế rời (ghế ngồi, bồn ngâm chân, bục kê chân), hoặc bộ ghế liền và có chỗ đựng đồ kèm dán 3 ghế. Số vốn đầu tư khoảng 9-5 triệu đồng.
2.7. Bàn làm Nail
Theo thiết kế tiệm nail chuẩn sẽ có bàn làm nail với một bên chứa máy hơ, một bên chứa máy mài, máy hút bụi ốp sát mặt bàn, lưu ý rằng kiểu bàn này khá đắt, ít nhất cũng khoảng 1,5 triệu đồng.
Để tiết kiệm chi phí bạn có thể mua bàn kính gỗ thường với một ngăn để đồ thì giá thành sẽ giảm đi nhiều. Loại bàn này chỉ tầm 800 nghìn đồng.
2.8. Ghế ngồi nhân viên
Để tương ứng với bàn làm nail thì bạn nên trang bị cho tiệm nail khoảng 4 ghế ngồi với chi phí dao động từ 600 nghìn đồng – 1,8 triệu đồng.
Nếu bạn trang bị 2 bàn thì đầu tư khoảng 6 chiếc ghế cho cả không gian.
2.9. Tủ quầy
Tủ quầy xinh xắn dùng để đựng máy tính tiền, đồ dùng văn phòng, đựng sơn móng tay,…Nếu bạn chọn loại tủ cho không gian nhỏ thì tầm 1,5 – 2,5 triệu đồng cho tủ quầy, còn loại tủ kích thước lớn thì khoảng 3,8 triệu đồng (tủ + quầy).
2.10. Đồ phụ trợ
Ngoài những khoản chi bắt buộc như trên thì bạn cần phải trang bị thảm trải nhung hoặc sàn gỗ, với chi phí rơi vào khoảng 200 nghìn – 400 nghìn đồng/m2.
Ngoài ra, còn có điều hòa trong khoảng tầm 8-12 triệu, quạt khoảng 350 nghìn đồng, cùng một số vật dụng khác như đèn, chổi, dép, tranh ảnh, khăn làm nail,…tầm khoảng 5 triệu đồng.
Trong trường hợp bạn đầu tư mua máy tính để phục vụ cho việc quản lý cửa hàng, nhân sự; lưu trữ thông tin, quản lý trang thiết bị; quảng cáo dịch vụ qua mạng thì giá dao động từ 10-14 triệu đồng, còn laptop thì từ 10-20 triệu đồng,…
2.11. Nhân sự
Đây là hạng mục có thể có hoặc không tùy vào nhu cầu của chủ tiệm, bổ sung nhân sự khi lượng khách hàng ngày một tăng, bạn có thể lựa chọn những bạn học việc và đào tạo để tiết kiệm chi phí. Số tiền đầu tư rơi vào khoảng 3-5 triệu đồng/ nhân viên và chi phí sẽ tăng dần theo quy mô cửa tiệm và theo thâm niên của nhân viên.
2.12. Đồng phục
Để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình nhiều chủ tiệm nail chọn lựa thiết kế đồng phục cho nhân viên cùng tông màu với logo, biển báo, tủ quầy, kệ,…nhằm thu hút và tạo sự ấn tượng với khách hàng. Chi phí đồng phục còn tùy thuộc vào lượng nhân viên, chất liệu vải bạn chọn cùng với địa chỉ may đồng phục, bạn có thể chuẩn bị 3-5 triệu đồng cho phần này.
2.13. Một số chi phí phát sinh khác
Ngoài những khoản chi phí trên thì bạn nên dự trù thêm khoảng 10 triệu đồng để chi trả cho các chi phí phát sinh trong tháng đầu tiên kinh doanh. Đến đây chắc bạn có thể trả lời cho câu hỏi mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn rồi phải không nào?
Hy vọng với những thông tin do Useful.vn cung cấp sẽ giúp bạn có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng về vốn mở tiệm nail và có được khởi đầu thuận lợi. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về nail thì đừng ngần ngại liên hệ với Useful.vn nhé.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Hướng dẫn cách sử dụng bình phun bọt tuyết rửa xe chi tiết
- Tiết Khí Trong Lý Luận Khoa Học
- Mách bạn 2 cách kiểm tra trang web lừa đảo tránh bị mất tiền và thông tin quan trọng
- Cảnh hôn khiến khán giả tan nát cõi lòng ở phim Hoa ngữ hot nhất hiện tại: Nhà trai đẹp mê còn diễn bằng ánh mắt quá đỉnh
- Nguyên nhân dẫn đến Liam Payne tử vong ngay lập tức