Nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho năm học mới 2024-2025 ngành giáo dục thành phố Hà Nội đã chủ động tổ chức nhiều buổi tập huấn giúp các thầy cô tự tin triển khai Chương trình GDPT 2018.
Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Trần Thị Bích Liên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An, Hoàn Kiếm chia sẻ: “Các thầy cô của nhà trường đểu chủ động tham dự các buổi tập huấn chuyên môn do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Cùng với đó, ngay sau kỳ nghỉ, khi giáo viên quay trở lại trường chúng tôi cũng có các buổi nghiên cứu sách giáo khoa mới và dạy thử tất cả các môn của khối lớp 5”.
Để đảm bảo, đối với nội dung giảng dạy mới sẽ cần có sự tham gia của giáo viên 2 khối lớp để tăng cường chia sẻ chuyên môn kinh nghiệm.
“Thông qua hoạt động giúp người dạy nắm được nội dung sách giáo khoa, cùng nhau rút kinh nghiệm, nắm được quy trình của một tiết học. Vì các buổi tập huấn chuyên môn đã được diễn ra định kỳ, thường xuyên 4 năm nên nhà trường đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện tìm ra những vướng mắc trong giảng dạy và đưa ra những sáng mới kiến mới.
Năm học 2024-2025 cũng sẽ là năm triển khai đánh giá học sinh lớp 5 theo Thông tư 27, bà Trần Thị Bích Liên cho hay học sinh và phụ cũng đã làm quen và nắm rõ quy định đánh giá từ những năm học trước, việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình trao đổi với thầy cô từ đó hỗ trợ các con học tập tốt nhất.
Ngoài tập huấn về chuyên môn, các thầy cô giáo cũng được bồi dưỡng chuyên sâu về phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng, kiểm tra đánh giá, khai thác và sử dụng hệ sinh thái học liệu số, đặc biệt là tận dụng tối đa công nghệ thông tin nhằm nâng cao tính hiệu quả Chương trình GDPT 2018.
Ông Lê Đức Thuận – Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình, chia sẻ: “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục không chỉ là xu hướng mà còn là nhu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu của thời đại. Với sự trang bị kiến thức và kỹ năng các giáo viên sẽ có thêm động lực và công cụ để đổi mới phương pháp giảng dạy, đem lại hiệu quả tích cực cho học sinh.”
Việc quận Ba Đình tập trung thay đổi những ứng dụng công nghệ mới là bởi Chương trình GDPT 2018 đã thay đổi cách thức kiểm tra và đánh giá học sinh. Thay vì tập trung vào việc đánh giá điểm số thì hiện nay tập trung vào việc phát triển năng lực của học sinh, bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.
Ngoài ra, đại diện Phòng GD&ĐT quận Ba Đình kỳ vọng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp thầy cô truyền cảm hứng cho học sinh, tạo động lực học tập.
Chương trình GDPT 2018 có tính “mở” (chỉ quy định số tiết/năm học) đòi hỏi giáo viên phải tham gia xây dựng phân phối chương trình, cùng nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học môn học.
Có một số môn học mới đòi hỏi giáo viên (có năng lực chuyên môn phù hợp) tham gia dạy học; có một số nội dung giáo dục mới trong môn học đòi hỏi giáo viên phải cập nhật; có những yêu cầu về vận dụng kiến thức vào thực tiễn tại địa phương đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo hơn so với những gì đã viết trong SGK (chung cho toàn quốc).
Về phương pháp dạy học vai trò trò của giáo viên là phải chuyển mạnh từ vị trí là “người dạy” sang vị trí là người “tổ chức, kiểm tra, định hướng” hoạt động học của học sinh. Thực hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về phương pháp dạy học “học qua làm”.
————————-
Nguồn nguoiduatin.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Hơn 11,2 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 579 kết nối cao tốc Cam Lộ – La Sơn
- Cửa phòng ngủ đối diện cửa nhà vệ sinh có sao không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai
- Cách chọn mỹ phẩm và trang điểm
- Nơi khiến Tuấn Hưng và nhiều anh trai khóc
- Thanh Hóa: Tuyến đường nghìn tỷ nối QL1 với cao tốc Bắc – Nam dần thành hình