“Luật Học tập suốt đời sẽ có chế tài cho việc được đi học và phải đi học”

Useful
01/10/24
Lượt xem : 26 view
luat hoc tap suot doi tt 17277907122121112379470 0 0 372 710 crop 17277909728571029843883
Rate this post

Ngày 1/10, Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức phiên họp đề xuất khung Luật Học tập suốt đời.

Phát biểu định hướng phiên họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá: “Thời gian qua, có rất nhiều kế hoạch, đề án được thực hiện với mục tiêu tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người. 

Đến thời điểm này, những chương trình, đề án đó cần được ban hành thành luật để cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành có trách nhiệm, tạo cơ hội, điều kiện về thể chế, thiết chế và những điều kiện khác để ai cũng được học tập. Luật hóa để việc học không chỉ là nhu cầu mà còn là trách nhiệm của công dân”.

  • Hà Nội đề xuất tăng 10% học phí công lập chất lượng cao năm học 2024-2025

Thứ trưởng cho biết, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu, chuẩn bị và ban hành 2 bộ luật là Luật Nhà giáo và Luât Học tập suốt đời. Đối với Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đang cố gắng để được trình vào tháng 10 năm nay với nhiều nội dung quan trọng.

Theo Thứ trưởng, Luât Học tập suốt đời là luật mới, nhiều nội dung mới, đối tượng tác động rộng lớn, phương thức đa dạng, chương trình phong phú, thực hiện mong muốn của nhiều bên và phải tránh được sự chồng chéo của các luật đã ban hành nên cực kỳ phức tạp.

Vì vậy, với quan điểm phát huy tinh thần, trí tuệ tập thể, Bộ GD&ĐT luôn tiếp thu cầu thị các quan điểm, ở nhiều góc độ khác nhau để có những nghiên cứu thấu đáo, phù hợp khi xây dựng Luật Học tập suốt đời.

"Luật Học tập suốt đời sẽ có chế tài cho việc được đi học và phải đi học"- Ảnh 1.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên Vũ Thị Tú Anh báo cáo tại phiên họp (Ảnh: Bộ GD&ĐT).

Phiên họp tập trung thống nhất một số nội dung quan trọng. Trong đó nêu bật được tính cấp thiết của việc xây dựng Luật học tập suốt đời. Tính cấp thiết phải được xuất phát từ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng xã hội học tập, luật học tập suốt đời.

Bên cạnh đó, phiên họp cần đề cập được những chính sách trọng yếu trong Luật học tập suốt đời để thúc đẩy học tập suốt đời. Từ đó, thấy được trách nhiệm của nhà nước, của các các tổ chức, của từng công dân.

“Luật để tạo thúc đẩy, luật là để được làm, luật là để phải làm và phải làm theo. Luật Học tập suốt đời sẽ có chế tài cho việc được đi học và phải đi học”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Báo cáo tại phiên họp, Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên thông tin mặc dù học tập suốt đời là con đường tất yếu để mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng phát triển bền vững, thích ứng với những thay đổi của cuộc sống và xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm học tập suốt đời chưa được đề cập rõ ràng trong các văn bản chính thức nhà nước, đồng thời cũng chưa được hiểu thống nhất trong các nghiên cứu, hoạt động hoạch định chính sách và trong thực tiễn.

Luật Học tập suốt đời được xem là một văn bản luật có vị trí độc lập tương đối với các luật chuyên ngành khác về lĩnh vực giáo dục như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và sắp tới là Luật Nhà giáo.

Luật Học tập suốt đời bổ sung, mở rộng và hoàn thiện các vấn đề về lĩnh vực học tập suốt đời chưa được đề cập một cách đầy đủ, toàn diện trong Luật Giáo dục 2019 và các luật khác về giáo dục.

"Luật Học tập suốt đời sẽ có chế tài cho việc được đi học và phải đi học"- Ảnh 2.

Bà Phan Mỹ Hạnh đưa ra những ý kiến trao đổi (Ảnh: Bộ GD&ĐT).

Về định hướng lâu dài trong các bước tiếp theo của tiến trình xây dựng văn bản pháp quy, Luật Học tập suốt đời cần được xây dựng như một luật chi tiết với các quy định cụ thể, tường minh dành cho lĩnh vực học tập suốt đời để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn, không nhất thiết phải có nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện.

Khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng Luật Học tập suốt đời, PGS.TS Tô Bá Trượng – Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam cho rằng đây có thể là cuộc cách mạng thay đổi giáo dục và đào tạo, bởi nếu có luật thì thay đổi nhận thức của cả xã hội về học tập suốt đời.

Do đó, tư tưởng và nhận thức vai trò của luật phải được thông suốt từ trung ương tới địa phương. Muốn làm được điều đó thì cần đặc biệt chú ý các điều kiện thực tế ở địa phương về tài chính, nhân sự vận hành phải được thông tỏ và quan tâm hơn.

Nhìn nhận tầm quan trọng, cần thiết của Luật Học tập suốt đời, bà Phan Mỹ Hạnh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn nêu quan điểm cần sự thống nhất chặt chẽ để đảm bảo sự liên thông trong giáo dục, giúp cho người học dễ dàng chuyển đổi giữa các cấp cũng như các hình thức, mô hình trong quá trình giáo dục.

Ngoài ra, cần có những chính sách khuyết khích đối với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện cung cấp các chương trình cho người học cũng như đảm bảo quyền bình đẳng được tiếp cận giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, và người yếu thế.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source