Các bước nhận biết móng tay bị nấm-nguyên nhân và cách điều trị nấm móng tay: Với các bạn gái hay phải thường xuyên thay đổi bộ móng tay của mình để trông đẹp hơn thì việc chăm sóc móng tay và bảo vệ móng chắc khỏe là điều cần thiết, do móng tay bạn phải thường xuyên tiếp xúc với nước rửa móng sẽ làm cho móng tay của bạn bị yếu và nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng nấm móng mà các bạn không biết.
Các bước nhận biết móng tay bị nấm-nguyên nhân và cách điều trị nấm móng tay
Thông thường nấm móng tay là do một loại vi khuẩn gây ra, nấm thông qua các vết thương hở, vết nứt trên móng tay thâm nhập vào cơ thể. Khi đó, chúng sẽ tiêu diệt toàn bộ các tế bào da cũng như các lợi khuẩn đang sống trên bề mặt da, do đó mới có dấu hiệu là da đổi màu, ngứa ngáy, mưng mủ và bong móng và để điều trị nấm móng tay như thế nào thì mời các bạn đọc ngay bài viết sau đây của useful.vn sẽ nói cho các biết nguyên nhân gây ra nấm móng tay cũng cách điều trị ngay sau đây.
Tại sao móng tay lại bị nấm?
Nguyên nhân phổ biến nhất là do một loại nấm gọi là dermatophytehay còn gọi là nấm men và nấm mốc làm nhiễm trùng móng. Nhiễm nấm móng có thể phát triển ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Khi móng già đi, nó có thể trở nên giòn và khô. Các vết nứt trong móng cho phép nấm xâm nhập. Các yếu tố khác – như giảm lưu thông máu đến bàn chân và hệ thống miễn dịch bị suy yếu – cũng có thể đóng một vai trò nhất định gây ra nấm móng.
Nhất là những bạn gái hay đổi mẫu móng tay để cho đôi tay có phần khác biệt, việc đắp móng tay bị hở làm nước ngấm vào bên trong gây tổn thương nứt móng tay, và vi khuẩn nấm có thể xâm nhập. Ban đầu nhiễm nấm móng tay sẽ gây ra những vết đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay. Sau đó khiến bề mặt móng trở nên xù xì, như phủ một lớp vảy mịn như cám, có thể có lằn ngang hoặc dọc. Móng nhiễm bệnh dễ mủn và gãy, khiến phần da dưới móng bị tổn thương, bong tróc.
Nấm móng tay bị ăn sâu vào trong có nguy hiểm không?
Bị nấm móng tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của họ. Nấm móng tay sẽ làm mất thẩm mỹ đôi tay của bạn, đặc biệt là với nữ giới; bệnh khiến người bệnh ngại ngùng khi giao tiếp, đặc biệt là khi bắt tay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức sẽ khiến người bệnh khó chịu khi làm việc, nhất là những công việc liên quan đến đánh máy, cầm nắm vật dụng. Ngoài ra, nấm móng tay còn rất dễ lây nhiễm qua các bộ phận khác, khiến bệnh càng khó chữa hơn. Bên cạnh đó, móng bị nấm ăn sâu khiến mất đi chức năng bảo vệ mạng lưới thần kinh ở các đầu ngón, gây nhiễm trùng sâu.
Dấu hiệu móng tay bị nấm
_Điều trị nấm móng tay có khó không?
Nấm móng tay không phải là một bệnh hiếm gặp, nếu tình trạng bệnh nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì không cần thiết phải điều trị. Người bệnh có thể tự chăm sóc và sử dụng thuốc trị nấm tại nhà. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp tự điều trị không kiên trì, dừng khi thấy hết triệu chứng nên nấm ở móng tay thường xuyên tái phát.
Khi việc tự điều trị tại nhà không hiệu quả, móng tay ngày càng trở nên dày, đổi màu và biến dạng, hoặc bệnh nhân nấm móng tay đồng thời mắc bệnh tiểu đường (khiến bệnh phát triển nặng hơn) thì cần sớm đi khám bác sĩ.
Thông thường qua kiểm tra móng tay, chân của người bệnh hoặc kết hợp xét nghiệm mẫu vật phẩm tìm bào tử nấm có thể xác định bạn có đúng mắc nấm ở móng tay và chính xác loại nấm gây bệnh. Điều trị nấm ở móng tay không quá khó khăn, tuy nhiên mất thời gian dài kiên trì thực hiện liệu trình bệnh. Ngay cả khi tình trạng móng tay đã trở nên bình thường thì người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị phòng ngừa bệnh quay lại.
Việc chỉ định điều trị nấm móng tay còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bao gồm các phương pháp sau:
- Điều trị với thuốc dạng uống
Thuốc kháng nấm dạng uống là phương pháp điều trị phổ biến và được lựa chọn ưu tiên bởi nó giúp người bệnh loại bỏ nhiễm trùng nhanh chóng, hiệu quả. Thuốc kháng nấm đường uống thường sử dụng như Terbinafine hoặc Itraconazole.
Khi sử dụng thuốc kháng nấm, phần móng mới mọc ra không bị nhiễm bệnh sẽ dần thay thế hoàn toàn phần móng cũ, vì thế người bệnh cần duy trì uống từ 6 – 12 tuần. Đôi khi thời gian để móng mới mọc lại hoàn toàn và loại bỏ nhiễm trùng có thể lâu hơn.
- Điều trị với thuốc dạng bôi
Thuốc kháng nấm có thể ở dạng bôi như kem dưỡng móng hoặc dạng sơn móng tay. Người bệnh sẽ cần bôi (sơn) nó lên móng tay mắc bệnh cùng các móng tay khác mỗi ngày 1 lần. Với thuốc dạng sơn, người bệnh có thể cần sử dụng kéo dài tới 1 năm để đảm bảo bệnh không tái phát. Với thuốc dạng bôi, bệnh nhân nên làm mỏng móng trước để thuốc ngấm đến phần da bên trong. Có thể làm mỏng bằng thuốc chứa ure hoặc bằng dụng cụ mài đặc biệt.
Tuy nhiên, nếu các biệt pháp trên mà các bạn thấy móng tay của mình không có tiến triển tốt thì bạn nên đến trung tâm da liễu gặp bác sỹ để được tư vấn và có cách điều trị tốt nhất.
Mong rằng qua bài viết này của useful.vn thì các bạn gái có thể biết được móng tay của mình có bị nấm hay không và biết được cách điều trị nấm sao cho đúng.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Bảng giá bệnh viện FV cập nhật 2022: Sinh thường, Sinh mổ, Giá phòng
- Mẹ bầu có nên sử dụng nước hoa?
- Những Tuýp Kem Chống Nắng Không Thể Thiếu Cho Mùa Hè Này
- Anh trai vượt ngàn chông gai “thống trị” nhiều hạng mục đề cử giải Mai Vàng
- 2 Anh Tài vắng mặt ở concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội