Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp trong thời kỳ mang thai, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, các mẹ cần phải biết những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ để đi thăm khám và điều trị kịp thời. Quan trọng hơn, các mẹ cần biết những cách phòng tránh của tiểu đường thai kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Theo các nghiên cứu y khoa, có khoảng 30% thai phụ bị tiểu đường trong khi mang thai.
Đây là bệnh gặp ở phụ nữ đang mang thai, nhưng trước đó không bị mắc đái tháo đường. Bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mẹ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin. Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Theo WHITE, có hai loại bệnh tiểu đường thai kỳ:
- Đái tháo đường thai kỳ loại 1: Đường huyết được kiểm soát bằng các phương pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống và chế độ ăn.
- Đái tháo đường thai kỳ loại 2: Phải sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết như Insulin và các loại thuốc khác.
Các chỉ số cho thấy mẹ mắc tiểu đường gồm:
- Glucose trong máu ở lúc đói lớn hơn 92mg/dl
- Glucose trong máu cao hơn 180 mg/dl ở 1 giờ sau ăn
- Glucose trong máu sau ăn 2 giờ ở mức trên 150 mg/dl.
Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
- Dễ khát nước, tiểu nhiều: Thường xuyên cảm thấy khô miệng và khát nước dù không ăn uống đồ mặn hay vận động thể lực nhiều. Nguyên nhân do lượng đường trong máu cao nên các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, giảm tình trạng dư thừa glucose quá mức. Tế bào mất nước nên người bệnh phải uống nước nhiều hơn để bù lượng nước thiếu hụt của cơ thể. Mẹ thường cảm thấy buồn tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường. Khi quan sát nước tiểu có thể có kiến đến bâu vào do lượng đường cao.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó chịu, kiệt sức: Nguyên nhân là do các tế bào cơ không được cung cấp đủ đường, lại phải tách nước để hòa tan đường trong máu làm chúng bị thiếu năng lượng. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao mẹ thấy chân tay rã rời và dễ cảm thấy buồn ngủ.
- Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu: Hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các vi khuẩn có lợi tại vùng kín bị suy yếu, là điều kiện để những vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh. Mẹ bầu dễ thấy ngứa rát, cảm giác nóng ran tại vùng nhạy cảm, chưa kể dịch âm đạo có mùi bất thường.
- Khó lành các vết thương, vết trầy xước: Hệ thống miễn dịch suy giảm do các tế bào bạch cầu – tế bào có khả năng sản sinh kháng thể – bị suy giảm chức năng do đường huyết tăng cao.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc có thể tăng cân quá mức.
- Thị lực giảm trong thời gian ngắn: lượng đường trong máu tăng cao làm cho thủy tinh thể bị sưng nên lâu dần mẹ cảm thấy mờ mắt, tầm nhìn hạn chế.
Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ
- Chế độ ăn uống hợp lý:
- Ăn nhiều rau củ, thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây: Bơ, lựu, ổi, cam, quýt, bưởi, ngũ cốc nguyên hạt: óc chó, điều, hạnh nhân giúp cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa
- Sử dụng chất béo không bão hòa: Cá hồi, cá trích, dầu thực vật như dầu vừng, dầu olive, các loại hạt nguyên chất như quả óc chó …
- Nguồn protein ít chất béo: Thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa ít chất béo và trứng. Một số loại cá rất giàu omega 3 như các loại cá nước biển sâu: cá hồi, cá trích, cá thu.
- Sử dụng phương pháp nấu ăn hạn chế dầu mỡ như chần, hấp, luộc hoặc ăn tươi, sử dụng các loại dầu thực vật, các loại thảo mộc và gia vị để tạo hương vị cho thức ăn, thay vì thêm muối.
- Sử dụng thực đơn dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: mẹ bầu nên điều tiết hàm lượng tinh bột và đường khi dung nạp vào cơ thể. Không nên ăn quá nhiều cơm trắng, bánh mì, bún phở.
- Giữ cân nặng ở mức vừa phải, tránh tăng cân quá mức cho phép: thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ là một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe tổng thể. Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn 30 phút sẽ giúp lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể dễ được tiêu hóa hơn, đặc biệt đi bộ vào buổi sáng giúp cải thiện chức năng của dạ dày. Các hoạt động thể dục, thể thao khác như: bơi lội, đạp xe, yoga…
- Tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt: Tránh căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tạo cho bản thân tâm lý thoải mái nhất có thể. Sắp xếp thời gian ngủ nghỉ một cách khoa học để đảm bảo có một giấc ngủ chất lượng
Đái tháo đường thai kỳ thật sự là một căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và bé, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, bà bầu nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để điều trị sớm.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
—————————————-
Nguồn pharmacity.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- 6 kiểu nhận thức sai lệch làm tăng suy nghĩ tiêu cực trong bạn
- Các cách vẽ mẫu nail nước táo độc lạ của các bạn trẻ thời gian gần đây
- Vũ Luân công khai đăng clip hát tình tứ với đàn chị
- 23 Món quà 20/11 cho cô giáo mầm non, cấp 1-3 dưới 500k thiết thực nhất
- Tuổi Thân năm 2024: Thời cơ đến, tiền tài dồi dào, hạnh phúc viên mãn