Một số vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ

Useful
01/07/24
Lượt xem : 70 view
Một số vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ
Rate this post

Thường trẻ em sẽ mọc răng sữa trước 4 tuổi đây gọi là răng sữa, răng sữa sẽ thay vào lứa tuổi sẽ thành răng vĩnh viễn. So với răng vĩnh viễn thì khoảng thời gian tồn tại trong miệng rất ngắn, sớm bị thay thế. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ việc chăm sóc răng sữa và giữ gìn sức khỏe của bộ răng sữa. Vậy tại sao phải chăm sóc răng sữa và một số vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ.

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ - Trung tâm y tế QY

Răng sữa là gì?

Răng sữa hay được gọi là răng tạm thời là thuật ngữ để chỉ những chiếc răng đầu tiên của bé. Răng sữa phát triển trong giai đoạn phôi thai và bắt đầu mọc vào khoảng 6 tháng sau khi sinh. Một số em bé được sinh ra với chiếc răng đầu tiên. Một số khác bắt đầu mọc răng trước 4 tháng tuổi và một số khác sau 12 tháng. Nhưng hầu hết các bé bắt đầu mọc răng sữa vào khoảng tháng thứ 6.

Chức năng của răng sữa như thế nào?

Tuy khá nhỏ bé, bộ răng sữa vẫn đảm nhiệm được hầu hết các chức năng như của bộ răng vĩnh viễn như: chức năng ăn nhai, chức năng phát âm, thẩm mỹ. Ngoài ra, còn có một chức năng quan trọng nhất, đó là giữ khoảng và hướng dẫn cho sự mọc, hình thành khớp cắn ở bộ răng vĩnh viễn.

Chức năng nhai

Đây là chức năng hiển nhiên và dễ nhận thấy nhất của bộ răng nói chung và của bộ răng sữa nói riêng. Khi trẻ khoảng 6 tháng là lúc cần được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Chính lúc này, những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc lên nhằm hỗ trợ trẻ ăn dặm.

Đến khoảng 6 tuổi trẻ mới bắt đầu mọc những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên. Đến khoảng năm 12 tuổi thì bộ răng vĩnh viễn mới cơ bản được hoàn thành.

Như vậy, trong suốt thời gian răng vĩnh viễn chưa mọc hết, răng sữa là nguồn nhân lực chính trong công việc nhai nghiền thức ăn. Điều này càng quan trọng hơn khi đó lại là giai đoạn đầu đời của trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện.

Mất răng sớm, sâu răng gây đau nhức có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Chính vì vậy, việc giữ cho răng khỏe mạnh cũng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của cả cơ thể.

Một số vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ

Chức năng phát âm

Cũng giống như răng vĩnh viễn, trong giai đoạn trẻ tập nói, các răng sữa sẽ giúp trẻ phát âm được rõ ràng, đặc biệt là những âm môi răng.

Chức năng thẩm mỹ

Chức năng này chủ yếu là của nhóm các răng trước. Mặc dù không quan trọng nhiều như răng vĩnh viễn, nhưng giúp trẻ tự tin hơn trong giai đoạn trẻ đến trường hay đã nhận biết được chuyện “đẹp”, “xấu”.

Điều kiện thuận lợi cho sự mọc của răng vĩnh viễn và hình thành khớp cắn

Đây là một trong những chức năng đặc thù và quan trọng nhất của răng sữa. Răng sữa không đơn thuần chỉ là một răng tạm, không cần quan tâm vì sẽ có răng vĩnh viễn thay thế. Trước khi xuất hiện những chiếc răng đầu tiên, trẻ sẽ có thói quen đưa hàm ra những phương hướng khác nhau.

Khi răng cửa sữa mọc sẽ là chốt chặn phía trước, sau đó răng cối sữa mọc sẽ giữ sự ổn định của hàm dưới ở phía sau. Từ đó hình thành nên khớp cắn ở bộ răng sữa. Khớp cắn ở bộ răng sữa sẽ ảnh hưởng và hướng dẫn khớp cắn ở bộ răng vĩnh viễn.

Việc mất sớm các răng sữa sẽ như việc mất sớm người chỉ đường. Khi răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn thay thế chưa kịp mọc lên. Khoảng trống mất răng sẽ bị thu hẹp làm cho răng vĩnh viễn tương ứng không có chỗ mọc, dẫn đến việc mọc lệch hoặc ngầm, không thể mọc lên được. Điều đó gây nên một loạt hậu quả kéo theo như: Thay đổi khớp cắn; Hàm dưới không tìm được vị trí ổn định; Hoặc có thể sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc của cả xương hàm.

Một số vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ

Hướng dẫn chăm sóc răng sữa cho bé đúng cách 

Răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, do cấu trúc men răng mỏng manh, răng sữa dễ bị sâu, sún hơn so với răng vĩnh viễn. Do vậy, việc chăm sóc răng sữa cho bé cần được chú trọng ngay từ khi mọc chiếc răng đầu tiên. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng sữa cho bé:

Vệ sinh răng miệng cho bé

Trước khi mọc răng bạn nên dùng gạc rơ mềm thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng nướu và lưỡi của bé sau mỗi lần bú hoặc ăn. Massage nướu cho bé bằng ngón tay sạch để kích thích nướu phát triển và giảm bớt cảm giác khó chịu khi mọc răng.

Chải răng cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày: Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, nhỏ dành riêng cho trẻ em và kem đánh răng có hàm lượng fluoride thấp (khoảng 500ppm). Chải nhẹ nhàng tất cả các mặt của răng, bao gồm mặt trước, mặt sau, mặt nhai và mặt trong.

Dùng chỉ nha khoa cho bé: Khi bé có 2 răng mọc đối diện nhau, hãy bắt đầu sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các kẽ răng.

Súc miệng cho bé: Sau khi chải răng, hãy cho bé súc miệng bằng nước hoặc dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ kem đánh răng và thức ăn thừa.

Trám răng sữa cho bé tại nha khoa Dr Hùng & Cộng Sự

Tham khảo: Nha khoa trẻ em 

Chế độ dinh dưỡng

Hạn chế cho bé ăn thức ăn ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga vì đây là những nguyên nhân chính gây sâu răng.

Khuyến khích bé ăn nhiều trái cây, rau xanh và các thực phẩm giàu canxi, vitamin D để giúp răng chắc khỏe.
Cho bé uống nước lọc sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Khám nha khoa định kỳ

Nên đưa bé đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng sữa. Nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng sữa cho bé phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé.

Một số lưu ý khác

Không nên cho bé bú bình hoặc bú sữa mẹ khi ngủ vì có thể dẫn đến sâu răng do sữa đọng lại trong miệng.
Không nên cho bé ngậm kẹo hoặc núm vú quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương hàm.

Tránh cho bé mút tay hoặc ngậm các vật dụng cứng vì có thể làm tổn thương nướu và răng. Chăm sóc răng sữa cho bé là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bằng cách áp dụng những hướng dẫn trên, bạn có thể giúp bé có một hàm răng sữa khỏe mạnh, góp phần vào sự phát triển toàn diện của bé.

Có bao nhiêu răng sữa phải thay ở trẻ nhỏ?

Nên chải răng sữa cho bé như thế nào cho đúng?

Việc chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride rất quan trọng trong việc phòng ngừa sâu răng cũng như đảm bảo cho bé có sức khỏe răng miệng tốt.

Bố mẹ cần phải biết:

Trẻ cần phải chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày.

Luôn theo dõi quá trình con bạn chải răng

Đối với trẻ từ 2 đến 6 tuổi, bố mẹ phải chải răng cho trẻ. Chỉ sử dụng một lượng kem chải răng vừa đủ cho trẻ (có kích thước bằng hạt đỗ đen).

Luôn khuyến khích và hướng dẫn trẻ nhổ ra chứ không nuốt kem đánh răng. Trẻ em dưới 6 tuổi thường có xu hướng nuốt kem đánh răng khi chải răng. Nếu trẻ thường xuyên hấp thu lượng fluor lớn hơn quy định, trong suốt thời gian hình thành răng (8 năm đầu đời), răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ bị nhiễm màu fluor.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, không khuyên dùng kem đánh răng có chứ fluor trừ trường hợp được chỉ định và sử dụng trực tiếp bởi nha sĩ.

Cho đến khi trẻ 7 hoặc 8 tuổi trở đi, trẻ có thể tự mình chải răng.. Tuy nhiên, sau mỗi lần chải răng, bố mẹ nên kiểm tra răng của trẻ, nếu chưa sạch hết phải hướng dẫn trẻ chải lại cho sạch.

Kết luận

Chăm sóc răng sữa cho bé là trách nhiệm của cha mẹ và người chăm sóc. Hãy dành thời gian và sự quan tâm để giúp bé có một hàm răng sữa khỏe mạnh, góp phần vào sự phát triển toàn diện của bé.

Tham khảo: