Nam sinh khiếm thị với ước mơ trở thành nhà báo

Useful
30/08/24
Lượt xem : 48 view
tran van dung nam sinh khiem thi va uoc mo to thanh nha baojpg 1722397633074262723504 299 178 876 1280 crop 1722397679111566446195
Rate this post

Xa nhà từ nhỏ để theo đuổi học hành

Nam sinh Trần Văn Dũng, hiện đang là sinh viên năm nhất của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội). Cậu sinh ra tại gia đình thuần nông ở thôn Đông Phù (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Ngay từ nhỏ, Dũng đã bị khiếm thị nên chỉ nhìn thấy mọi vật một cách lờ mờ. Do vậy, cậu gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập.

Mỗi khi đi ra đường, Dũng vẫn thường nghe những lời nói kỳ thị đến đau lòng “mù thế này sau này làm được cái gì”. Nghe mãi cũng thành quen, nhưng được sự động viên của người thân, bạn bè Dũng đã gạt đi mặc cảm và quyết tâm vượt lên chính mình.

Nam sinh khiếm thị với ước mơ trở thành nhà báo- Ảnh 1.

Trần Văn Dũng bị khiếm thị từ nhỏ nhưng luôn nỗ lực vươn lên giành nhiều thành tíhc trong học tập.

Quê nhà không có lớp dạy khiếm thị nên khi lên 9 tuổi, Dũng đã xa bố mẹ, ở nội trú tại trường tại Hà Nội để học. Dũng cho hay, cậu không bao giờ quên quãng thời gian này với những khó khăn trong sinh hoạt và nỗi nhớ nhà khiến bản thân nhiều lần rơi nước mắt.

  • Cậu học trò nghèo ở Nam Định và mơ ước “chưa dám kể cùng ai”

  • Xót xa gia cảnh cậu học trò nghèo và giấc mơ vào đại học

Dũng may mắn được gặp gỡ nhiều bạn bè đồng cảnh ngộ giúp cậu ngày càng tự tin hơn. Sự quan tâm động viên của thầy cô giúp cậu học trò nhỏ vơi đi nỗi nhớ nhà.

Càng trưởng thành, Dũng càng nhận ra rằng, không thể coi khiếm thị là một rào cản. Nếu cứ suy nghĩ tiêu cực sẽ làm cho bản thân tự ti và thất bại. 

“Đối thủ lớn nhất chính là bản thân, chỉ khi chiến thắng bản thân, chúng ta mới có thể đạt được ước mơ của mình”, nam sinh tự tin nói.

Chạm tay tới ước mơ

Nam sinh tâm sự, không rõ từ bao giờ bản thân cậu đã có ước mơ trở thành một nhà báo. Để thực hiện ước mơ này, Dũng đã quyết tâm nỗ lực học tập.

Trong suốt thời gian học với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của bản thân, tháng 7/2023 cậu học trò đã thi vào Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội).

Nói đến đây, cảm xúc của cậu học trò lại phấn khởi, hạnh phúc như vỡ oà vẹn nguyên như 1 năm trước. “Em không biết diễn tả niềm vui của bản thân khi đó thế nào, chỉ biết mừng đến rơi nước mắt. Biết tin mọi người đều rất xúc động và tự hào”, Dũng chia sẻ.

Nam sinh khiếm thị với ước mơ trở thành nhà báo- Ảnh 2.

Nam sinh Trần Văn Dũng cũng thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện.

Dũng chia sẻ, hiện nay có nhiều phần mềm và công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người khiếm thị nên quá trình học tập, sinh hoạt cũng bớt khó khăn. 

Tuy nhiên, vẫn chưa có công cụ đọc giáo trình cho người khiếm thị, công cụ đọc màn hình còn hay lỗi nên cậu phải tìm tài liệu từ bên ngoài hoặc phải nhờ bạn bè đọc giúp.

Sau khi “chạm một tay” đến ước mơ của mình, Dũng nhận thức rõ chặng đường trước mắt sẽ còn rất nhiều chông gai. Để bù đắp khiếm khuyết của bản thân, anh phải nỗ lực hơn bạn bè rất nhiều.

Nhận thức rõ điều này nên ngoài thời gian học tập trên lớp, Dũng còn năng nổ tham gia làm cộng tác viên viết bài cho tờ Sinh viên Việt Nam (thuộc Báo Tiền Phong).

Dũng cho biết, ngoài nghị lực vượt khó thì bản thân luôn muốn lan tỏa tình yêu thương, tấm lòng lương thiện đến cho mọi người nên cậu cũng thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện.

“Mỗi chúng ta khi sinh ra trên cuộc sống này hãy làm tốt những gì có thể để đóng góp cho xã hội, cho đất nước. Việc học không bao giờ là thừa và hãy xem bản thân mình như là đứa trẻ để được học hỏi nhiều hơn”, nam sinh tâm sự.

Các bạn sinh viên cùng lớp với Trần Văn Dũng đánh giá, với dáng người nhỏ nhắn, Dũng luôn nở nụ cười trên môi, Dũng luôn tự tin, cố gắng hết mình trong cuộc sống và dành cho mọi người xung quanh sự lương thiện.

Bên cạnh việc học tập, Dũng còn nhiệt tình, năng nổ tham gia các hoạt động thiện nguyện. Năm học vừa qua, Dũng đã nhận được học bổng của Ngân hàng SHB.

Minh Thu

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source