Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM

Useful
14/11/24
Lượt xem : 16 view
screenshot20241114143506samsung notes 173157896112510136391 87 45 1157 2088 crop 17315807972821540916399
Rate this post

Phấn đấu khởi công dự án đầu tiên cuối năm 2025

Chủ trì cuộc họp, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, TP.HCM có cơ chế đầu tư hạ tầng giao thông hình thức BOT trên đường hiện hữu theo Nghị quyết 98. Tuy nhiên, do đang thí điểm nên khi triển khai phải có sự giám sát, đánh giá chặt chẽ, đảm bảo sự công khai, minh bạch, hiệu quả.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 1.

Bình đồ giao thông các tuyến đường ở TP.HCM và 5 dự án BOT dự kiến triển khai.

Sau quá trình lựa chọn, HĐND TP.HCM đã cho phép nghiên cứu 5 tuyến đường làm theo hình thức BOT. Đây là các tuyến đường được ngân sách nhà nước đầu tư nghiên cứu, Sở GTVT là đơn vị đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi để trình UBND TP phê duyệt.

Ông Lâm cho biết, về lộ trình thực hiện, trong tháng 12/2024 (hoặc chậm nhất đến tháng 1/2025) sẽ trình Hội đồng thẩm định cấp cơ sở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; quý I/2025 phê duyệt chủ trương đầu tư; lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý III/2025. Lựa chọn nhà đầu tư, phấn đấu đến cuối năm 2025 khởi công dự án đầu tiên.

Theo Lâm, xây dựng theo hình thức BOT trên đường hiện hữu phải làm sao đáp ứng hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước, nhà đầu tư; có tác động tốt đến giao thông, xã hội; áp dụng giải pháp công nghệ trong quá trình thi công để đẩy nhanh tiến độ, giảm thiểu tác động giao thông, nhanh chóng đưa vào khai thác… Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tham gia cũng cùng rà soát để làm đúng theo quy định của Nghị quyết 98…

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 2.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM.

Cấp thiết mở rộng 5 tuyến đường cửa ngõ

Năm tuyến đường cửa ngõ TP.HCM đang được đề xuất làm BOT, gồm: QL1A (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An), QL13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương), QL22 (từ nút giao An Sương đến Vành đai 3); đường trục Bắc – Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức – Long Thành); xây dựng cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).

Hiện nay, cả 5 tuyến đường đều có tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng, nhất là vào giờ cao điểm hoặc dịp lễ, Tết. Cùng với đó, tai nạn giao thông cũng liên tục xảy ra, khả năng phục vụ các tuyến đường chỉ ở mức thấp.

Trên cơ sở đó, các đơn vị tư vấn đề xuất phương án xây dựng các tuyến đường theo đề xuất làm đường dưới thấp, đường trên cao và kết hợp các loại hình giao thông khác.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 3.

Tình trạng kẹt xe tại các cửa ngõ TP.HCM ngày càng nghiêm trọng.

Ở tuyến QL13, hiện trạng đường từ nút giao Bình Phước đến nút giao Bình Lợi có bề rộng 19 – 26,5m, phần xe chạy rộng từ 14,5 – 14m, dải phân cách giữa 0,5m, phần vỉa hè từ 4 – 8m, chiều dài tuyến khoảng 5,9km.

Phương án đề xuất là làm đường dưới thấp và cầu cạn trên cao; trong đó, cầu cạn kết nối từ cầu Bình Triệu đến nút giao Bình Phước có chiều dài 3,7km. Trên tuyến có 2 nút giao khác mức ba tầng gồm nút giao Bình Triệu – Phạm Văn Đồng và nút giao cuối tuyến giao quốc lộ 1A – quốc lộ 13.

Với tuyến đường này, tổng mức đầu tư dự kiến là 19.953 tỷ đồng, trong đó, khoảng 1.150 hộ dân bị ảnh hưởng với diện tích khoảng 18ha.

Với tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) vốn cũng đang kẹt xe rất nghiêm trọng, đơn vị tư vấn đề xuất nghiên cứu làm thêm đoạn từ cầu Bình Triệu đến nút giao Hàng Xanh, để tạo trục giao thông kết nối cửa ngõ phía bắc vào trung tâm thành phố, tránh “chuyển kẹt xe từ nơi này sang nơi khác”.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 4.

Thiết kế đường trên cao, dưới thấp tại QL1A.

Đối với Quốc lộ 1, đây là tuyến đường nằm ở cửa ngõ phía Tây TP.HCM, có điểm đầu kết nối nút giao An Lạc – đường Kinh Dương Vương, điểm cuối giáp ranh tỉnh Long An. Trên tuyến có 12 điểm giao cắt, trong đó có 3 nút giao khác mức liên thông (nút Tân Kiên, nút Bình Thuận, nút Vành đai 3).

Đây là tuyến đường đông đúc xe và thường xảy ra kẹt xe tại nút giao An Lạc kéo dài đến đường Trần Đại Nghĩa, cầu Bình Điền, nút Bình Thuận.

Các đơn vị đề xuất phương án làm đường đi dưới thấp và trên cao ở một số đoạn phù hợp với chiều dài 9,6km, mặt cắt ngang 60m. Trong đó, kiến nghị các nút giao khác mức được xây dựng hoàn chỉnh. Mức đầu tư dự kiến là 15.897 tỷ đồng.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 5.

Đoạn QL22 có chiều dài 8,7km, mức đầu tư khoảng 8.800 tỷ đồng.

Tại Quốc lộ 22, điểm đầu từ nút giao An Sương và điểm cuối đường Vành đai 3, chiều dài tuyến là 8,7km. Các đơn vị đề xuất hướng đi dưới thấp kết hợp các cầu vượt ở 7 nút giao trên tuyến. Còn phương án đi trên cao thì để phục vụ giao thông tốc độ nhanh kết nối đường Vành đai 3 đến An Sương, ở giữa tuyến metro số 2. Trên tuyến sẽ có 3 nút giao lớn, một số nút giao khác mức. Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án là 8.810 tỷ đồng.

Với trục Bắc Nam, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức – Long Thành, hiện đã xây dựng hai đường song hành, sẽ mở rộng công trình ở giữa. Đây là tuyến đường được đánh giá có sự thuận lợi vì chỉ phải giải phóng mặt bằng ở các khu vực nút giao, tương lai cũng sẽ có tuyến metro số 4 đi từ trung tâm TP về Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).

Tuy nhiên, trên tuyến có đường ống cấp nước lớn nên các đơn vị đề xuất phương án làm cầu cạn 4 làn xe, lệch tim trên tuyến. Tổng chiều dài cầu cạn là 7,2km, gồm 2 nút giao Nguyễn Văn Linh và nút giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Dự kiến tổng mức đầu tư là 8.483 tỷ đồng.

Cuối cùng, với tuyến cầu đường Bình Tiên, điểm bắt đầu từ nút giao đường Phạm Văn Chí, điểm cuối là nút giao đường Nguyễn Văn Linh, cách QL50 khoảng 600m. Tuyến đường có chiều dài 3,6km, tổng mức đầu tư khoảng 6.863 tỷ đồng.

Đường dưới thấp kết hợp đường trên cao

Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà đầu tư cho ý kiến về phương án thiết kế xây dựng các tuyến đường cũng như phương án giải phóng mặt bằng, đầu tư, hoàn vốn…

Ông Lê Quỳnh Mai, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả góp ý, các đơn vị tư vấn cần cân nhắc nên làm đường trên cao hay dưới thấp. Theo ông, cần hạn chế làm đường trên cao để không gây mất mỹ quan. “Thay vào đó, nên nghiên cứu phương án đi ngầm, làm hầm ở các nút giao lớn”, ông nói.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 6.

Ông Lê Quỳnh Mai, Phó Chủ tịch Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả.

Ông Mai cũng cho rằng, cần có tiêu chí mềm về phương án tài chính của dự án. Theo ông, có thể thu phí theo từng chặng, từng kilomet.

Về tỷ lệ tham gia tài chính, ông Mai cho rằng, ngân sách nhà nước tham gia từ 50% hay 70% là phù hợp để rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Thời gian thu hồi vốn tốt nhất nên là khoảng 20 năm trở lại.

“Việc giải phóng mặt bằng cũng rất nan giải. Do đó, TP cần tách khâu này thành dự án thành phần riêng và do địa phương thực hiện”, ông Mai đề xuất.

Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) cũng cho rằng, hiện nhu cầu làm đường trên cao tại TP chưa cần thiết, do đó, cứ làm đường dưới thấp trước. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, khi mức độ lưu thông cao, nhà đầu tư phải thực hiện làm đường trên cao theo hợp đồng.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 7.

Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII).

Theo ông Bình, nếu làm đường trên cao ngay từ bây giờ thì phần vốn rất lớn. Vì vậy, nên phân kỳ theo hai giai đoạn; giai đoạn 1 làm đường đi thấp, các nút giao dưới thấp làm cầu vượt, hầm chui.

Trong khi đó, TS Trần Du Lịch – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, nêu ý kiến khác: Trước mắt không nên mở mặt đường quá rộng, bởi phải giải phóng mặt bằng nhiều. Cần thiết thì làm đường trên cao, hạn chế ảnh hưởng đến người dân”.

Cũng như ông Mai, ông Bình cho rằng giải phóng mặt bằng là vấn đề lớn. “Do đó, khi nào công tác giải phóng mặt bằng đạt được 90% mới triển khai dự án, tránh tình trạng nhà thầu phải chôn chân, chôn vốn vào các dự án”, ông nói.

Tại hội nghị, TS Trần Du Lịch bày tỏ: TP cần sớm triển khai nhanh, gọn 1-2 dự án trước, “tránh tình trạng đến năm 2026 sơ kết 3 năm Nghị quyết 98 mà chúng ta mới triển khai dự án”.

TP.HCM phê bình chậm thực hiện chấm dứt hợp đồng BOT đường nối Võ Văn KiệtTP.HCM phê bình chậm thực hiện chấm dứt hợp đồng BOT đường nối Võ Văn Kiệt

Sở GTVT TP.HCM phải rút kinh nghiệm vì chậm trễ trong việc thực hiện chỉ đạo đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT dự án đường nối Võ Văn Kiệt lên cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source