Nhiều ngành thiếu nhân lực, sinh viên ra trường “đắt như tôm tươi” nhưng rất khó tuyển sinh

Useful
19/11/24
Lượt xem : 27 view
tuyen sinh dai hoc 17320009611001617804411 100 0 665 1080 crop 1732000997708629585904
Rate this post

Tại hội thảo liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ vừa được tổ chức, các chuyên gia đã chia sẻ một nghịch lý đáng quan tâm. 

Những ngành học như kinh doanh, công nghệ đang có sức hút đặc biệt. Những ngành khoa học cơ bản nhiều năm trở lại đây vô cùng khó khăn trong việc thu thút thí sinh. Đó là thực trạng nhiều ngành nghề rất thiếu nhân lực nhưng các trường đại học lại chật vật tuyển sinh.

Nhiều ngành thiếu nhân lực, sinh viên ra trường "đắt như tôm tươi" nhưng rất khó tuyển sinh- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, GS Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, tại hội nghị đã nêu thực trạng, sự phát triển ngành nghề đào tạo của các trường đại học phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tuyển sinh, không chủ động được trong đào tạo những ngành nghề nhà trường thấy xã hội sẽ cần.

Điển hình, ngành đường sắt cao tốc cần kỹ sư đầu máy, toa xe, đường ray… nhưng ngành xây dựng nói chung và ngành cầu đường nói riêng những năm qua tuyển sinh rất chật vật. Khi thiếu chỉ tiêu, khó duy trì ngành đào tạo. Mặt khác, việc dự báo chương trình đào tạo trong bối cảnh hiện nay rất khó, một ngành nghề “hot” hiện tại nhưng 5-7 năm sau chưa chắc đã tồn tại.

Trao đổi với Người Lao Động, ông Phạm Văn Thuận, Trưởng phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Tây Nguyên, cho biết, mấy năm nay, một số ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tuyển sinh không đủ chỉ tiêu. Nhiều công ty, doanh nghiệp về trường để tuyển dụng việc làm, với mức lương khá cao nhưng không có sinh viên để tuyển.

“Có công ty về trường tuyển dụng 400 lao động nhưng nhà trường không đủ sinh viên để đáp ứng chỉ tiêu. Có thể nói, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản rất “khát” nhân lực, sinh viên ra trường “đắt như tôm tươi”. Tiếc là, nhiều gia đình, học sinh không mặn mà với lĩnh vực truyền thống này”, ông Thuận nói.

  • Điểm danh những trường đại học lớn tổ chức thi riêng để tuyển sinh năm 2025

    Điểm danh những trường đại học lớn tổ chức thi riêng để tuyển sinh năm 2025ĐỌC NGAY

Đáng chú ý, Trường Đại học Bách khoa (thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM) cũng cho biết, có những ngành tuyển không nổi 10 sinh viên hoặc chưa tới 50% chỉ tiêu như: Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Hải dương học, Khoa học môi trường… 

Một số ngành như: Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý,… chỉ duy trì tuyển khoảng 50 – 100 sinh viên mỗi năm, ít hơn các ngành khác rất nhiều.

Theo VTV, khối ngành kinh doanh đang chiếm số lượng lớn về cơ sở đào tạo. Nhiều ngành như Thủy sản thì lại phải đóng cửa vì không có thí sinh. Cần có chính sách vĩ mô điều chỉnh để thí sinh vào học những ngành cần thiết hơn cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT về tỉ lệ thí sinh chọn vào các ngành nghề năm 2023 cho thấy, đứng đầu bảng là các ngành:

Kinh doanh và quản lý: 23,57%

Máy tính và công nghệ thông tin: 11,27%

Công nghệ kỹ thuật: 10,05%

Chỉ 3 ngành này đã chiếm gần 45% thí sinh.

Trong khi đó, hàng loạt lĩnh vực tuyển sinh kém nhất là:

Nông lâm nghiệp và thủy sản: 0,86%

Khoa học tự nhiên: 0,50%

Toán và Thống kê: 0,50%

Dịch vụ xã hội: 0,41%

Đáng chú ý, trong 3 năm liên tiếp (từ 2020 – 2022), 4 lĩnh vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên và dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.

Nhiều ngành liên quan đến lĩnh vực này có điểm chuẩn chỉ khoảng 15 điểm/3 môn (tính cả điểm ưu tiên) nhưng vẫn không có người học.

Miền Trung cần có một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn

Theo GS Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, khu vực miền Trung rất cần có một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn như Đại học Quốc gia. Kinh tế chỉ có thể phát triển nhộn nhịp ở những khu vực có lợi thế nhân lực chất lượng cao và lao động dồi dào.

Trong khi đó, GS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, phát triển nguồn nhân lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung cần hướng tới nâng cao chất lượng và đáp ứng các yêu cầu phát triển hiện đại; nên được thực hiện ở cấp vùng hơn là cấp tỉnh.

Theo Vietnamnet, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động có kế hoạch tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, chủ động hoạch định chiến lược và quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của Vùng và của cả nước.

Trúc Chi (t/h) 

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source