Những kinh nghiệm khi mở tiệm nail mà các bạn kinh doanh cần chú ý để thành công

Useful
30/11/23
Lượt xem : 47 view
Rate this post

Những kinh nghiệm khi mở tiệm nail mà các bạn kinh doanh cần chú ý để thành công: Thời gian gần đây việc làm đẹp trở nên thịnh hành rất nhiều, trong đó nghệ thuật cho móng tay hay còn gọi là nghề làm nail đang phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn trong cả nước. Các cơ sở có quy mô từ nhỏ đến lớn thi đua nhau mở các tiệm nail khắp nơi. Nhưng để thành công được với nghề này, các bạn cần có một thái độ nghiêm túc và đầu tư cho nghề. Sau đây là những kinh nghiệm khi mở tiệm nail được các chủ cơ sở uy tín và có tay nghề cao chia sẻ giúp bạn thành công hơn trong việc khởi nghiệp với nghề này.

Tham khảo: Tiệm nail quận 2 

Những kinh nghiệm khi mở tiệm nail mà các bạn kinh doanh cần chú ý để thành công

Một trong những ngành nghề kinh doanh đang được ưa chuộng chính mở tiệm làm nail, và ngành nghề làm đẹp này đang là xu hướng được rất nhiều người lựa chọn vì vốn đầu tư ít và tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, kinh doanh thành công và làm giàu từ nghề nail không đơn giản. Bạn đam mê và mong muốn mở tiệm nail nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì bài viết sau đây của useful.vn này chính là dành cho bạn.

Kinh nghiệm khi mở tiệm nail

Muốn làm nail thì trước hết phải có đam mê và năng khiếu

Nghề Nail là một nghề làm đẹp thiên về nghệ thuật cho nên ngoài đôi bàn tay khéo léo, đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, chịu khó. Vì vậy, phải là cho mọi người và tự tin vào bản thân mới có khả năng theo đuổi đến cùng sự thành công của nghề.

Kinh nghiệm khi mở tiệm nail 2

Thêm nữa làm nail đồi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Nếu bạn có năng khiếu khả năng tiếp thu và học hỏi cũng như thực hành sẽ nhanh nhạy nên muốn bước chân vào nghề cần có đam mê và năng khiếu.

Bạn cần đi học nail trau dồi kinh nghiệm

Vì sao người người đua nhau mở tiệm nail?

Nếu bạn yêu thích nghề làm đẹp này và băn khoăn có nên mở tiệm nail không? Câu trả lời chắc chắn là có. Bạn đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp tương lai, mở tiệm nail là một quyết định hợp xu thế. Hơn 10 năm quay trở lại đây, Nail đã tạo nên một cơn sóng trong ngành làm đẹp. Bởi công việc này đem lại thu nhập luôn ở mức khá đến cao. Thay vì chỉ đi làm thuê hay làm tự do như trước…. Hiện nay, xu hướng mở tiệm làm móng dần trở nên phổ biến.

Khi mở tiệm nail cần những gì?

Thời gian học nghề ngắn, vốn đầu tư ít giúp bạn sớm tiếp cận với nghề và có thêm nhiều thời gian để hoàn thiện kỹ năng, kinh nghiệm. Bạn có thể dễ dàng kết hợp làm móng với các hình thức kinh doanh, làm đẹp khác. Ví dụ như mở tiệm gội đầu làm móng hay mở cửa hàng nail và nối mi chẳng hạn.

Cần học nail trước khi mở tiệm

Lượng khách hàng của dịch vụ này khá đông đảo và dễ tiếp cận. Nếu có tay nghề khéo léo và kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt thì tiệm nail sẽ rất nhanh ổn định và phát triển. Có thể khẳng định, tỷ lệ thành công khi khởi nghiệp với nghề nail cực kỳ cao.

Chi phí mở tiệm nail

Khi quyết định mở tiệm nail, bạn cần dự trù kinh phí thật kỹ càng để không gặp phải tình trạng thiếu hụt hoặc phát sinh quá nhiều. Để mở một tiệm chăm sóc móng, bạn cần chuẩn bị ít nhất 150- 300 triệu đồng. Đây là những khoản cơ bản.

Chi phí mở tiệm nail

Cần bao nhiêu vốn khi mở tiệm Nail là câu hỏi không có câu trả lời chính xác nhưng có thể ước lượng và chủ động được hoàn toàn về vốn.

Mặt bằng: Chọn mặt bằng ở khu vực chung cư, ngõ chợ, cao ốc, văn phòng, có thể trong ngõ, đường đi dễ tìm, tránh tuyệt đối mặt đường lớn với chi phí cao, khách vãng lai ít, khách quen thì có thể nói là con số 0 dù bạn có bám trụ cả năm trời, chi phí nên giao động từ 5-7 triệu, điện nước, mạng mẽo, phí vệ sinh này nọ hàng tháng cố định vào tầm 7-8 triệu cho mặt bằng. Tầm tiền này thì có diện tích và mặt tiền phù hợp, không được sang chảnh cũng không quá bất lợi, kinh doanh tốt, thanh toán 3 tháng 1 lần thì mất từ 15-20 triệu.

Biển bảng: Thiết kế truyền thống gồm hai biển dọc, một biển ngang, dạng biển bạt, đóng khung sắt thôi cũng đẹp và dùng tốt rồi, tầm 1-2 triệu tiền in biển bạt, khi in biển bạt chú ý các thông tin định hình thương hiệu của bạn như email, fanpage, logo, tên thương hiệu, hotline,…
Card Visit, bảng giá: Thiết kế và in tầm 5 hộp, mỗi hộp 50 nghìn, tổng là 250 nghìn, bảng giá thiết kế, in và quyển menu giá tầm 500 nghìn

Tủ đựng đồ Nail: Nếu có điều kiện thì thiết kế 1 tủ, với không gian 5-7 triệu chắc chắn tủ của bạn cũng giao động ở tầm 5-6 triệu, hoặc tùy không gian bạn đóng trực tiếp kệ gỗ hoặc kệ kính lên tường dạng so le, ziz zax cũng rất ấn tượng nhé, dùng dạng này cả công lắp chắc tầm 1 triệu.

Chi phí mở tiệm nail 2

Sơn gel, máy móc: Kê đầy tủ hoặc các vị trí của kệ trên thì tầm 15 đến 20 triệu tiền sơn gel, đồ lặt vặt là thoải mái nhé, còn máy móc thì có 3 máy chủ đạo là máy mài, máy sấy, máy hơ gel dùng loại có mức giá trung bình tầm 500 nghìn đến 1,2 triệu tùy các loại máy, chọn một số ít màu sơn để tiết kiệm và tránh lãng phí. Các đồ lặt vặt khác bạn ra tiệm đồ Nail để chọn và mua, chi phí gói gọn trong 15 đến 20 triệu số tiền đề xuất bên trên rồi

Ghế ngồi làm Nail: Có nhiều kiểu ghế giá giao động từ 500 đến vài triệu. Tùy vào quy mô tiệm nail của bạn để lựa chọn.

Bàn làm Nail: Bàn chuẩn làm Nail có thể thiết kế một bên hộp chứa máy hơ, một bên chứa máy mài, máy hút bụt ốp sát mặt bàn, kiểu bàn này khá đắt, ít nhất cũng 1,5 triệu một bàn, còn đơn giản hóa đi bạn chỉ đóng bàn mặt kính, thường công nghiệp không phải gỗ thịt, cấu trúc đơn giản, bên dưới có 1 ngăn không cần kéo ra kéo vào mà ngăn thông tuông để đồ cho tiện thì loại bàn này rất rẻ, chỉ tầm 800k một chiếc cả mặt kính

Ghế ngồi: Đi theo ghế làm Nail có ghế tương ứng rồi nên chỉ sắm ghế cho bàn làm Nail tầm 4 ghế, loại ghế tốt, ngồi thoải mái giá tầm 250 nghìn đến 700 nghìn một chiếc, bạn dự tính 2 bàn thì sẽ sắm tầm 6 chiếc cho cả không gian
Tủ quầy: Nên có tủ quầy nhỏ xinh để tính tiền, để máy tính làm việc và đồ dùng văn phòng, loại phù hợp với không gian nhỏ thì giá tầm 1,5 triệu đến 2 triệu 1 tủ quầy

Các đồ bổ sung nếu cần thiết hoặc bắt buộc như: Trải thảm nhung hoặc sàn gỗ lại sàn nhà cũng là khoảng tốn, khoảng 100 nghìn đến 200 nghìn 1m2 tùy vào loại bạn chọn, điều hòa mùa hè giá tầm 8 triệu đến 15 triệu tùy loại, hoặc quạt điện giá 300k một chiếc.
Đèn điện cần mua bổ sung để có đủ ánh sáng, vật tư thiết bị khác như bình nước, cốc nước, chổi, sọt rác, dép vào ra cửa hàng, tranh ảnh treo trong nhà, khăn làm nail,… nhiều thứ phát sinh khác chi phí chuẩn bị tầm 5 triệu.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, mặt bằng là một trong các yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của cửa hàng kinh doanh, một mặt bằng tốt sẽ đem lại tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chọn mặt bằng tốt chưa chắc đã tạo nên thành công mà phải chọn đúng.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh hình 1

Vậy như thế nào là chọn đúng mặt bằng, dựa vào đặc thù kinh doanh nghành Nail tại Việt Nam chúng ta thấy được phần đa khách hàng tới tiệm Nail là khách vãng lai, khách hàng quen thuộc và thân thiết, các cửa hàng Nail tại Việt Nam nếu đặt tại các khu dân cư tấp nập, gần chợ, dịch vụ có giá trị không quá cao thường sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình kinh doanh và cửa hàng sẽ có sự phát triển khá ổn định. Hơn thế nữa, dịch vụ Nail tại Việt Nam có giá trị không cao, khách hàng chưa sẵn sàng chi trả một mức giá cao để làm dịch vụ này, vì thế nếu không tiết kiệm về chi phí mặt bằng, nhân sự thì bạn sẽ khó có thể duy trì tình hình kinh doanh trong thời gian đầu mới xây dựng. Một yếu tố nữa đó là sự duy trì đều đặn, thời gian đầu thường sẽ có ít khách nhưng sau giai đoạn khoảng 2 năm thì lượng khách của các cửa hàng Nail sẽ rất đều nếu tình hình kinh doanh được duy trì, vì thế, dù tiệm Nail không nằm ở các vị trí mặt tiền đắt đỏ nhưng về lâu dài, tiệm Nail của chúng ta nhất định sẽ ổn định. Vậy bạn chỉ cần chọn cửa hàng đạt được các tiêu chí sau:

Lựa chọn địa điểm kinh doanh hình 2

Chỉ cần mặt bằng nằm ở trong ngõ, có địa chỉ và đường đi dễ dàng cho khách hàng tìm đến
Quanh đó có khu dân cư đông đúc sinh sống như các trung tâm thương mại, khu văn phòng, khu chợ.
Mặt tiền không cần quá rộng, dựa vào mục tiêu kinh doanh của bạn, khi mở rộng có thể đảm bảo không gian cho 4-5 nhân sự làm việc cùng lúc là phù hợp.

Nên tránh các vị trí mặt tiền ở mặt đường lớn để giảm được một lượng chi phí thường xuyên khá lớn cho việc duy trì
Nên chọn các cung đường chưa có quá nhiều tiệm Nail và không có tiệm Nail uy tín lâu năm, bạn sẽ gần như không thể cạnh tranh nổi trừ trường hợp bạn rất tự tin về dịch vụ của bạn. Khách hàng Nail thường trung thành với tiệm, họ sẽ không bỏ tiệm cũ nếu nơi đó đã làm họ hài lòng trong nhiều năm qua

Mặt tiền có vị trí để xe, vào ra thuận lợi
Nếu cửa hàng của bạn nằm cạnh một vài cửa hàng kinh doanh các lĩnh vực gần với lĩnh vực của chúng ta như các cửa hàng bán mỹ phẩm, bán đồ của phụ nữ, trung tâm, tiệm làm đẹp khác thì đó cũng là một ưu điểm cho mặt tiền đáng để lựa chọn

Tuyển chọn nhân viên có tay nghề

Để tiệm nail xây dựng được tiếng tăm và làm ăn phát đạt là phải có những người thợ THỰC SỰ GIỎI. Do vậy, hầu hết các tiệm đều đặt tiêu chí tuyển dụng lên hàng đầu, họ luôn tìm kiếm những người thợ làm nail giỏi cho mình. Sẽ có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nói chung một người thợ nail giỏi phải là người có chuyên môn ( tay nghề) vững vàng, có hạnh kiểm đạo đức chuẩn mực, có lương tâm nghề nghiệp và đặc biệt phải luôn thu hút khách hàng đến với mình trong mọi điều kiện.

Tuyển chọn nhân viên

Tiến hành quảng cáo cho tiệm

Bạn cần phải quảng cáo cho tiệm làm nail để thu hút nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể phát tờ rơi, bảng giá cho tất cả các hộ dân trong vùng, đưa ra những dịch vụ khuyến mại hấp dẫn đi kèm. Ví dụ như lần đầu sẽ được giảm 50% giá cho lần cắt tiếp theo…B.

Cần quảng cáo tiệm nail của mình

Bên cạnh đó nên lập website chuyên nghiệp, quảng cáo trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo, các diễn đàn… để kéo thêm nhiều khách đến tiệm. Tất nhiên chất lượng là yếu tố hàng đầu để giữ chân khách sau khi đã kéo họ đến được với cửa hàng của bạn.
Ngoài ra, một trong những cách thu hút khách hàng đến tiệm nail hay tiệm nối mi nhiều nhất và được nhiều người sử dụng đó chính là các chương trình khuyến mãi. Bạn có thể cung cấp các chương trình khuyến mãi như giảm giá vào những ngày đặc biệt, tặng voucher cho những khách hàng có ngày sinh nhật trong tháng, miễn phí dịch vụ làm đẹp tại nhà 1 lần nếu bạn ghé đến tiệm làm đẹp 3 lần trong tháng…..

Bạn cần học hỏi, cập nhật, sáng tạo thêm những mẫu mới

Nếu làm Nail chỉ làm đi làm lại những mẫu Nail cũ, không chịu học hỏi sáng tạo cái mới thì bạn đã bị đối thủ bỏ xa rất nhiều và khách hàng cũng nhàm chán khi quanh đi quẩn lại chỉ có vài mẫu Nail, vài dịch vụ đơn giản.

Bạn cần cập nhật mẫu nail mới

Thợ Nail luôn cập nhật những xu hướng làm Nail hot mới nhất, tạo ra những mẫu Nail đẹp đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, thu hút khách giúp đem lại doanh thu cao.

Kinh nghiệm khi mở tiệm nail

Như vậy trên đây là những kinh nghiệm mở tiệm nailuseful muốn gởi đến các bạn đang mong muốn khinh doanh ngành làm đẹp cho móng tay này, bên cạnh đó bạn cần học hỏi, rút kinh nghiệm và tính toán với kế hoạch rõ ràng mới mong thành công hơn trong việc kinh doanh này nhé.