Những món bánh ngon Tây Bắc như xôi ngũ sắc, bánh tam giác mạch, bánh trứng kiến,.. với hương vị đặc trưng của núi rừng mang lại những trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn dành cho lữ khách phương xa.
- Đặc sản chả lụi LaGi ngon nức tiếng chỉ có ở Bình Thuận
- Những món ăn đường phố ở Havana ‘không ăn là tiếc’
- Tìm hiểu những đặc sản miền núi Thanh Hoá ngon độc đáo
Các món bánh ngon Tây Bắc mà du khách không thể bỏ qua
1. Xôi ngũ sắc
Một trong những món bánh ngon Tây Bắc quen thuộc nhất chính là xôi ngũ sắc – món xôi có đến 5 màu khác nhau, rực rỡ và hấp dẫn. Loại xôi này thường có 5 màu trắng, đen, đỏ, vàng, tím,… Tùy địa phương mà người dân Tây Bắc có thể linh hoạt biến đổi màu sắc khác nhau nhưng vẫn trên tinh thần 5 màu nổi bật.
Để chế biến nên món xôi này, người dân địa thương sử dụng nguyên liệu chính là nếp thơm và các loại cây lá rừng để nhuộm màu cho xôi một cách tự nhiên nhất. Cách làm món xôi này về cơ bản cũng như các loại xôi khác nhưng cần phải có sự tỉ mỉ, tinh tế để cho ra đời món xôi ngon.
Xôi ngũ sắc thường được làm vào các dịp đặc biệt như lễ Tết, đám giỗ, đám cưới,… Ngày nay, tại các khu chợ phiên, các làng du lịch cộng đồng, món xôi này trở nên phổ biến hơn, như một cách quảng bá đến du khách. Món xôi với màu sắc tự nhiên, nếp dẻo thơm ngọt càng ăn càng ghiền.
>>Xem thêm: ‘Đệ nhất gia vị’ của vùng núi rừng Tây Bắc |
2. Bánh tam giác mạch
Có dịp du lịch Hà Giang, bạn nhớ thưởng thức món bánh tam giác mạch – đặc sản nổi tiếng của miền đất cao nguyên đá. Loại bánh này được làm từ hạt của hoa tam giác mạch, có cách chế biến tuy đơn giản nhưng hương vị thơm ngon đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi. Sau mỗi mùa hoa, người dân bản địa sẽ lấy hạt tam giác mạch về phơi khô, dùng làm nguyên liệu làm bánh.
Hạt tam giác mạch bé xíu chỉ bẳng hạt đậu đen nhưng có chứa nhiều thành phần dinh dượng tốt cho sức khỏe. Dùng hạt để làm bánh tạo nên món bánh vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Hạt tam giác mạch sau khi phơi khô được đem xay nhỏ thành bột mịn, nhào với nước để đúc thành miếng bánh tròn, hấp chín rồi nướng lại trên bếp than hồng.
Miếng bánh tam giác mạch thường dày 2 – 3 cm, đường kính bánh khá to phải 2 – 3 người ăn mới hết. Ngày nay, món bánh này có hai phiên bản là bánh giòn hoặc bánh dẻo, nóng hổi rất thơm ngon. Bánh được bán nhiều ở các khu chợ phiên ở Hà Giang với giá từ 10 – 15 nghìn đồng.
3. Bánh chưng đen
Một trong những món bánh ngon Tây Bắc được yêu thích nhất chính bánh chưng đen. Món ăn này còn có tên gọi là bánh chưng cẩm, món bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Tùy là bánh chưng nhưng bánh được gói như bánh tét của miền Nam, bánh bên trong có màu đen bóng vô cùng lạ mắt.
Đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn, Yên Bái thường làm món bánh chưng đen này vào dịp Tết hoặc các lễ hội đặc biệt. Ngoài ra, món bánh này còn được bán nhiều ở các phiên chợ vùng cao. Với người dân Tây Bắc, bánh chưng đen không chỉ là món ăn ngon mà còn là biểu tượng của văn hóa của người dân bản địa.
Bánh chưng đen được làm từ nếp, thêm nhân thịt lợn, đậu xanh để tạo nên một món bánh dẻo thơm, béo ngọt và còn giàu chất dinh dưỡng. Màu đen của bánh là do nếp được ngâm cùng với lá cây núc nác, làm tôn lên màu vàng ươm của đậu và màu sắc bắt mắt của thịt mỡ. Nhờ đó tạo nên tổng thể một món ăn vừa lạ mắt, vừa lạ miệng cho du khách.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH TÂY BẮC KHUYẾN MÃI >> Hà Nội – Mù Cang Chải – Tú Lệ – Khau Phạ 2N1Đ giá từ 1.699.000 VNĐ/khách >> Đà Nẵng – Hà Nội – Sapa – Hà Giang 5N4Đ, Bay Vietnam Airlines giá từ 9.790.000 VNĐ/khách |
4. Bánh gai
Người dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng có một món bánh ngon làm nên sức hấp dẫn cho ẩm thực Tây Bắc. Đó là món bánh gai hay còn có tên gọi bánh pẻng tải. Món bánh này được làm vào dịp rằm tháng 7, gắn liền với truyền thống tôn kính và hiếu thảo mà chàng rể dành cho gia đình nhà vợ.
Bánh gai được làm từ nếp, đậu trộn với đường và hấp trong chõ, tựa như người ta đồ xôi. Phần bột làm bánh làm từ nếp trộn cùng lá gai nên khi bánh chín có màu đen rất hấp dẫn. Nhân bánh làm từ đậu xanh, đậu đỏ hoặc đậu phộng, đem hấp chín và thêm đường trộn đều rồi vo thành viên.
Bánh gai Tây Bắc gói trong lá chuối và được hấp chín trong nồi khoảng 30 phút. Món ăn này có vị dẻo thơm của nếp và nhân đậu bùi bùi, ngọt ngọt rất dễ ăn. Bánh ăn ngon khi còn nóng, cảm nhận được vị mềm dẻo tự nhiên. Với món bánh gai này, người ta có thể bảo quản và thưởng thức trong vòng một tuần.
5. Bánh trứng kiến
Một trong những món ăn đặc sản Tây Bắc phổ biến nhất là bánh trứng kiến của người Tày. Món ăn này còn có tên gọi là Pẻng Lăng Lay, làm từ bột gạo nếp và trứng kiến. Điều đặc biệt là món bánh này chỉ phổ biến vào thời điểm mà trên rừng có nhiều trứng kiến. Các mùa còn lại trong năm dường như không có.
Bánh trứng kiến không chỉ có ở Tây Bắc mà còn phổ biến tại vùng Đông Bắc nước ta. Vào mùa kiến sinh sản, người dân sẽ thu hoạch trứng kiến từ trong rừng về để làm nhân bánh. Trứng kiến chuẩn phải có màu trắng sữa, kích thước bằng hạt gạo mới ngon và dễ chế biến thành nhân bánh hấp dẫn.
Trứng kiến sau khi được làm sạch sẽ đem phi thơm cùng với hành khô, thêm chút muối và mỡ cho đậm đà. Nhân bánh được bọc trong lớp bột nếp có độ dẻo vừa phải, cuối cùng gói lại trong lá vả và hấp cách thủy khoảng 45 phút là có thể thưởng thức. Bánh có độ dẻo mềm, nhân bánh lạ miệng rất đáng để thử một lần trong hành trình khám phá Tây Bắc.
Mỗi món bánh ngon Tây Bắc đều là tinh hoa ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi nước ta. Từ nguồn nguyên liệu tự nhiên của đất trời, người dân bản địa đã sáng chế nên các món bánh ngon với hương vị độc đáo lạ miệng, ai cũng nên một lần nếm thử khi đến Tây Bắc.
Trà Văn (tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Instagram
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Giới thiệu app làm nail tại nhà cho những ai bận rộn
- Cao Lầu Hội An – Nét đặc trưng văn hóa ẩm thực phố Hội
- “Thiên sứ tội lỗi”: Nữ chính ê chề vì bị bắt gian, chi tiết tố nhau trên TV còn chấn động hơn
- 15 tác dụng tinh dầu hoa hồng trị mụn dưỡng da và 2 lưu ý khi dùng
- Kinh nghiệm du lịch Cồn Phụng tự túc: Đường đi, Chi phí, Vui chơi