Những nguồn thu bị bỏ ngỏ khi nghiên cứu khoa học

Useful
22/11/24
Lượt xem : 33 view
nghien cuu khoa hoc 17321620650031122472073 44 0 568 1000 crop 17321620889011565237144
Rate this post

Vai trò của nghiên cứu khoa học tại các trường đại học là không hề nhỏ, ngoài những giá trị tri thức và thực tiễn, đây còn là cách để các cơ sở giáo dục đại học tăng nguồn thu cho mình. Mặc dù vậy, đây vẫn khó là điểm sáng để các trường khai thác triệt để. Chỉ theo báo cáo ba công khai do các trường đại học công bố hằng năm. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, nguồn thu đến từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chiếm tỉ lệ rất thấp.

Theo TS. Lê Văn Út – Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường Đại học Văn Lang cho rằng tiềm năng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên cần có những giải pháp phù hợp để cung đáp ứng cầu.

Tỉ trong thu trung bình khó đạt được 5%

Người Đưa Tin (NĐT): Ông đánh giá thế nào về hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ (KH&CN) của các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay?

  • Nửa mừng, nửa lo với tổng thu nghìn tỷ của các trường đại học

  • Xóa bỏ ranh giới học tập từ mô hình giáo dục đại học số

TS. Lê Văn Út: Nghị định số 109 quy định về hoạt động KH&CN trong cơ sở giáo dục đại học chỉ rõ rằng: Hoạt động KH&CN cùng hoạt động đào tạo là nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Như vậy, KHCN là rất quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học, là một trong hai hoạt động chính của đại học.

Theo bảng xếp hạng thành tựu bài báo nghiên cứu của các đại học Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 do Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công bố thì có thể thấy hầu hết các bài báo nghiên cứu của Việt Nam đến từ các cơ sở giáo dục đại học hoặc có hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học.

Điều này càng khẳng định vai trò rất quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học đối với sự phát triển khoa học của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao các kết quả nghiên cứu có thể nói vẫn đang là thách thức đối với các trường.

Những nguồn thu bị bỏ ngỏ khi nghiên cứu khoa học- Ảnh 1.

TS. Lê Văn Út – Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường Đại học Văn Lang.

NĐT: Xin ông có thể làm rõ về thế nào là nguồn thu mang lại từ hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ? Hiện nay, bức tranh tổng quan về doanh thu từ hoạt động khai thác tài sản trí tuệ ở các trường đại học đang diễn ra như thế nào, thưa ông?

TS. Lê Văn Út: Nguồn thu mang lại từ khoa học công nghệ gồm giá trị được đo bằng tiền từ các hoạt động chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và tư vấn. Tuy nhiên, khác với ngành kinh doanh khác, hoạt động này hết sức đặc thù.

Thực thế, sản phẩm cốt yếu của các đại học là con người được đào tạo, nên dù cho nghiên cứu khoa học là một trong 2 nhiệm vụ chính của các trường thì các kết quả trước hết phải phục vụ cho quá trình đào tạo người học.

Từ đây, khái niệm chuyển giao công nghệ phải được hiểu rộng hơn, cụ thể là chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Một sản phẩm nghiên cứu mới được tạo ra bởi trường đại học, có thể được chuyển giao thành sản phẩm tri thức mới, thông qua hoạt động đào tạo người học. Hay thành sản phẩm danh tiếng mới thông qua việc xây dựng danh tiếng học thuật cho đại học; Hoặc có thể thành sản phẩm công nghệ mới được doanh nghiệp và thị trường sử dụng.

Trong đó, có thể nói, chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu mới để tạo sản phẩm tri thức và sản phẩm danh tiếng mới là 2 hoạt động chuyển giao căn bản và thường xuyên hơn ở các đại học.

Về bức tranh tổng quan, qua báo cáo ba công khai của các đại học, có thể thấy nguồn thu từ chuyển giao các kết quả nghiên cứu mới chưa được như kỳ vọng, đặc biệt khi đối sánh với Chuẩn cơ sở giáo dục đại học tại Thông tư số 01 của Bộ GD&ĐT.

Việc tỉ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ trên tổng thu của cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ, tính trung bình trong 3 năm gần nhất không thấp hơn 5% là rất khó xảy ra. Và doanh thu mang lại từ hoạt động khai thác tài sản trí tuệ thì càng khó khăn hơn.

Những nguồn thu bị bỏ ngỏ khi nghiên cứu khoa học- Ảnh 2.

TS. Lê Văn Út cần nhiều giải pháp để nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học.

NĐT: Đâu là những cơ hội và tiềm năng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp các trường đại học tăng doanh thu cần tận dụng khai thác?

TS. Lê Văn Út: Cơ hội rất lớn cho các đại học là chủ trương và chính sách thì rất ủng hộ các cơ sở này đẩy mạnh NCKH. Chính phủ đã có nghị định khẳng định NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của đại học.

Thế giới đã và tiếp tục hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ, cạnh tranh bây giờ là công nghệ và tri thức. Do đó, nhu cầu ứng dụng và chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu sẽ trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết.

Đây là cơ hội lớn để các đại học có thể đóng góp vào công cuộc phát triển chung về tri thức và công nghệ của đất nước và từ đó có thể mang lại nguồn thu.

Với lực lượng khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ, hơn 100.000 thạc sĩ và hơn 2 triệu sinh viên, các đại học ở Việt Nam có nguồn nhân lực thuộc nhóm tinh hoa rất phong phú, để có thể tiến tới làm chủ những công nghệ mới, phục vụ cho việc chuyển giao.

Xu hướng tự chủ ở các đại học, cũng mở ra cơ hội rất lớn để các cơ sở giáo dục có thể đột phá trong phát triển, trong đó có chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu mới.

Ngoài ra, hiện cả nước có khoảng hơn 900.000 doanh nghiệp, đó đó, nhu cầu ứng dụng công nghệ hoặc chuyển giao các kết quả nghiên cứu mới ngày càng cao. Những điều này mang đến nhiều cơ hội và tiềm năng rất lớn cho các đại học trong việc tăng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học.

Những nguồn thu bị bỏ ngỏ khi nghiên cứu khoa học- Ảnh 3.

Tiềm năng nghiên cứu khoa học là không hề nhỏ.

Nguồn lực đầu tư lớn nhưng đề tài chỉ để đút ngăn kéo

NĐT: Trên thực tế, hiện nay khó khăn chung của các trường đại học khi thực hiện nghiên cứu KH&CN là gì?

TS. Lê Văn Út: Nguyên nhâncơ bản có thể là khối lượng công việc giảng dạy của các giảng viên là không nhỏ, bởi lẽ các đại học vẫn ưu tiên hơn cho hoạt chuyển giao tri thức.

Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu khoa học, một cách chuẩn mực thì không phải đại học nào cũng thực hiện được. Thêm nữa, không ít sản phẩm nghiên cứu từ có thể không đáp ứng yêu cầu của thị trường, không ít đề tài nghiên cứu chưa gắn với “hơi thở” của cuộc sống.

NĐT: Vậy làm thế nào để giải quyết nghịch lý doanh nghiệp rất cần công nghệ, nhưng kết quả nghiên cứu từ các viện, đại học thì không thể chuyển giao?

TS. Lê Văn Út: Điều quan trọng nhất là viện, đại học nên thực hiện các nghiên cứu theo nhu cầu của thị trường. Sẽ rất khó yêu cầu thị trường tiếp nhận những sản phẩm khoa học mà thị trường không có hoặc chưa có nhu cầu.

Khi đó, việc không thể hoặc khó chuyển giao các kết quả nghiên cứu mới là điều rất dễ hiểu. Muốn giải quyết vấn đề này, các đại học cần tăng cường nguồn nhân lực cho chất lượng cao cả về năng lực nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu mới.

Để có thể sở hữu các công nghệ mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, nhà trường cần hiện đại hóa trang bị thiết bị phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là cơ chế, chính sách hiện đại để có thể tạo điều kiện cho giảng viên có thể an tâm nghiên cứu và chuyển giao.

Cần có chính sách đầu tư rủi ro trong phát triển nghiên cứu, các hành lang pháp lý và và giải pháp hành chính hỗ trợ cho quá trình chuyển được thuận lợi hơn, làm sao để những người làm nghiên cứu không cảm thấy bị bơ vơ giữa dòng đời công nghệ.

Những nguồn thu bị bỏ ngỏ khi nghiên cứu khoa học- Ảnh 4.

Người thụ hưởng đầu tiên nghiên cứu khoa học là sinh viên (Ảnh: Hữu Thắng).

NĐT: Nhiều người cho rằng, chúng ta đang thiếu nguồn lực nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, ông đánh giá thế nào về nhận định này?

TS. Lê Văn Út: So với nhiều năm trước, có thể thấy điều kiện bây giờ đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu so ra mặt bằng chung của khu vực và thế giới, dễ thấy nguồn lực của Việt Nam dành cho nghiên cứu khoa học nói chung vẫn còn khiêm tốn và đất nước chắc sẽ phải tiếp tục đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa cho KH&CN.

Để đầu tư cho hoạt động này có hiệu quả như kỳ vọng, vấn đề quan trọng nhất là phải chọn lọc lĩnh vực đầu tư cho phù hợp và việc quản lý hiệu quả các mục tiêu đã đặt ra. Trong đó, có thể nói việc quản lý hoạt động nghiên cứu có hiệu quả mang tính quyết định.

NĐT: Hiện nay, không thể phủ nhận thực trạng nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học diễn ra chỉ mang tính hình thức, lấy số lượng, không có nhiều giá trị nghiên cứu hay ứng dụng thực tiễn, gây lãng phí đầu tư, tiền bạc. Theo ông, cần giải quyết vấn đề này như thế nào?

TS. Lê Văn Út: Để giải quyết vấn đề này, cần xem xét theo phân loại sản phẩm mà chúng ta cần chuyển giao từ các kết quả nghiên cứu mới.

Đối với mục tiêu chuyển giao ra sản phẩm công nghệ mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Một khi đã xác định NCKH phải cho ra sản công nghệ mới phục vụ cho chuyển giao, thì cơ sở nghiên cứu phải lựa chọn hướng phù hợp để đầu tư.

Sản phẩm công nghệ mới, được tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, và có tính thời sự. Không nên đầu tư vào những hướng nghiên cứu mà sản phẩm được tạo ra lạc hậu, lại chỉ để vào ngăn kéo.

Cùng với đó, là việc thẩm định dự án nghiên cứu để đầu tư nên có sự tham gia của doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu có thể xây dựng những thỏa thuận chuyển giao công nghệ ngay từ giai đoạn này.

Phát huy cơ chế đặt hàng. Việc nghiên cứu theo đặt hàng của các đơn vị nhận chuyển giao là một trong những cách tiếp cận rất hiệu quả và an toàn cho các cơ sở nghiên cứu.

Đối với mục tiêu chuyển giao thành sản phẩm tri thức mới, để có thể khai thác hiệu quả tiền gián tiếp từ sản phẩm tri thức mới, cần ưu tiên đầu tư những hướng nghiên cứu gắn liền với hoạt động đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Những hướng nghiên cứu phục vụ cho những ngành đào tạo, cũng cần được xem xét đầu tư trước để tạo sự chuẩn bị kịp thời cho quá trình chuyển giao các sản phẩm tri thức mới.

Đối với mục tiêu chuyển giao ra sản phẩm danh tiếng mới,. cần đầu tư cho những hướng nghiên cứu mà sản phẩm tạo ra có thể phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng, những vấn đề mang tính thời sự thu hút nhiều sự quan tâm. Một khi có được những sản phẩm khoa học như thế, cả nhà khoa học và cơ sở nghiên cứu đã được cộng đồng ghi nhận.

Điều này mang lại uy tín và đẳng cấp rất lớn cho các bên liên quan, nghĩa là sản phẩm danh tiếng mới được tạo ra. Các bên liên quan chắc chắn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ sản phẩm danh tiếng này, được xem là tiền gián tiếp, như cơ hội phát triển, cơ hội hợp tác, cơ hội đầu tư,…

NĐT: Xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của ông!

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source