Móng tay yếu, dễ gãy? làm nhiều bạn gái lo lắng cũng như nên làm thế nào để móng tay chắc khoẻ… Và móng tay dễ gãy báo hiệu tình trạng gì, thì trong bài viết này sẽ nói cho bạn biết về móng tay cũng như chế độ ăn uống đóng vai trò gì cho móng tay. Khám những thực phẩm cần thiết cho móng tay thêm chắc khoẻ khỏe. Bổ sung ngay vào thực đơn để sở hữu bộ móng hoàn hảo!
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng cảm thấy khó chịu khi móng tay bị nứt, nẻ, bong tróc hay lởm chởm không ít lần thấy chúng chả giúp ích gì, tuy nhiên móng tay được cấu tạo từ một lớp keratin rất chắc. Chúng có khả năng bảo vệ mạng dây thần kinh dày đặc ở đầu của các tứ chi khỏi bị tổn thương.
Vậy móng tay của bạn khỏe khoắn có thể là dấu hiệu tốt, nhưng đôi khi móng tay của chúng ta không khỏe khoắn như mong muốn là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh bảo với bạn. Móng giòn dễ gãy thiếu chất gì? Nếu bạn có bộ móng giòn, dễ gãy nên bổ sung những thực phẩm cần thiết cho móng tay và chăm sóc móng tay như thế nào cho đúng.
Tại sao móng tay giòn, dễ gãy là gì?
Móng tay giòn và dễ gãy là tình trạng lớp protein tạo nên móng là cấu trúc Keratin bị phá vỡ và phân chia không đồng đều. Có thể do các tác nhân lý hóa từ môi trường bên ngoài như: Tiếp xúc lâu với độ ẩm, hóa chất tẩy sơn móng tay và cả dung dịch tẩy rửa cũng khiến móng giòn, nứt và bong tróc.
Ngoài ra còn có thể do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, lão hóa tế bào hoặc mắc các bệnh lý cũng có thể làm chúng trở nên giòn. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng quá vì việc chăm sóc sức khỏe một cách phù hợp, đúng cách sẽ khắc phục tình trạng trên.
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng móng giòn, dễ gãy
Để có một bộ móng khỏe mạnh, ai trong chúng ta cũng hiểu rằng cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tuy vậy, vitamin cũng là yếu tố quan trọng bởi chúng có chức năng tham gia xúc tác các phản ứng hóa sinh quan trọng của cơ thể như vận chuyển, hấp thu, chuyển hóa các chất.
Ví dụ như thiếu lượng vitamin D có thể dẫn đến sự hấp thu canxi kém, sau đó giảm khả năng hấp thu dưỡng chất tiến tới móng bị giòn. Ngoài những tác nhân do cung cấp thiếu lượng dinh dưỡng thì cũng có trường hợp khả năng hấp thu chất dinh dưỡng có vấn đề như trong các bệnh lý về chức năng dạ dày, tá tràng giảm sút.
Một số nguyên nhân cụ thể khiến móng giòn và dễ gãy:
Tiếp xúc lâu dài với lượng độ ẩm cao: Khi móng tay tiếp xúc với nước, chúng sẽ dày lên do khả năng hấp thụ nước tốt. Nếu để lâu làm cho kết cấu của móng bị ẩm và dễ gãy do móng ở thể ngậm nước. Vì vậy mà dần trở nên giòn hơn, lúc này sẽ dễ dàng nhận tổn thương, gãy, xước khi va chạm.
Sự lão hóa: Là một nguyên nhân phổ biến khiến móng tay trở nên nứt nẻ, thô ráp nhất là khi già đi thì móng tay của bạn trở nên mỏng hơn từ đó dễ nứt hơn. Sử dụng các biện pháp chăm sóc móng tứ chi như thoa kem dưỡng ẩm, dưỡng da có thể khắc phục một phần tình trạng nứt móng.
Hội chứng Raynaud: Là một rối loạn gây ảnh hưởng đến các mạch máu lưu thông ở tứ chi làm cho lưu lượng máu đến đây bị giảm sút, không được cấp đủ máu. Điều này làm giảm lượng dinh dưỡng mà máu mang tới tứ chi, có thể cảm giác thấy lạnh, tê cứng đầu ngón tay – đầu ngón chân khiến cho móng tay của bạn khó có được dưỡng chất.
Suy giảm lượng hormone tuyến giáp: Dẫn đến làm giảm khả năng hoạt động, chuyển hóa của tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể. Lúc này thân nhiệt suy giảm, làm lượng mồ hôi mà bạn tiết ra cũng giảm mạnh khiến độ ẩm của cơ thể ở mức thấp. Kết quả là các nang lông, tóc, da, móng tay khô và giòn. Ngoài ra bạn cũng có thể cảm thấy sự đau nhức, mệt mỏi và các vấn đề khác về trí nhớ.
Thiếu máu: Nguyên nhân gây ra phổ biến nhất là số lượng tế bào hồng cầu giảm mà điều này do lượng sắt cung cấp để hình thành hồng cầu không đủ. Vì vậy nếu trong thực đơn bữa ăn của bạn không có đủ sắt hoặc gặp các tình trạng cơ thể không thể hấp thụ sắt thì sẽ làm cho móng tay của bạn giòn dễ gãy thậm chí móng còn cong về phía trong lòng bàn tay.
Điều trị ung thư: Các liệu pháp để điều trị ung thư đặc biệt là hóa trị liệu, xạ trị và các liệu pháp nhắm mục tiêu khác thì da và móng tay trở nên khô, thô ráp là điều hiển nhiên. Chúng còn có thể trở nên mỏng, dễ gãy hơn và phát triển lâu hơn bình thường.
Những thực phẩm cần thiết cho móng tay chắc khỏe, không bị giòn và gãy
Xét từ những nguyên nhân và cả khía cạnh đời sống, chúng ta luôn có thể thay đổi lối sống và thói quen của mình để giúp móng chắc khỏe và có thể giữ chúng nguyên vẹn nhất là có thể. Dưới đây là những lưu ý mà bạn có thể áp dụng.
Bổ sung lượng biotin
Biotin là một trong những loại vitamin B7 và vitamin H, chúng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cho cơ thể tạo ra mái tóc, làn da mịn màng và khỏe khoắn. Đối với móng tứ chi, biotin kích thích sản xuất ra keratin đồng thời tăng khả năng phát triển của nang lông. Biotin được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá, lòng đỏ trứng và các loại đậu giúp cho móng khỏe hơn, ngăn ngừa khô rát thậm chí là hiện tượng uốn cong móng.
Hạn chế tiếp xúc với nước
Khi làm những việc nhà như rửa bát hoặc vệ sinh thì việc tiếp xúc với nước quá lâu có thể khiến móng tay của bạn trở nên yếu và dễ gãy. Vì vậy mang găng tay là một trong những biện pháp để hạn chế bàn tay bạn tiếp xúc với nước, tuy nhiên nên sử dụng găng tay có lót bông nhằm hạn chế tiếp xúc với lượng mồ hôi bản thân tiết ra.
Giữ đủ lượng nước cho cơ thể
Trên da luôn có những lỗ nang lông có tác dụng giữ độ ẩm cho da. Vì vậy uống đủ nước là điều cần thiết cho sức khỏe và sức khỏe của móng tay cũng không ngoại lệ. Nếu không có đủ độ ẩm cần thiết, móng tay có thể trở nên giòn, dễ gãy và dễ bong tróc.
Chế độ ăn uống
Hãy đảm bảo rằng bạn đang có một chế độ ăn uống đa dạng và giàu chất dinh dưỡng, cũng như cung cấp đủ những loại vitamin tổng hợp đồng thời bổ sung cả khoáng chất cho cơ thể. Chỉ khi bạn được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho cơ thể, thì lượng keratin được tạo ra sẽ giúp xây dựng móng chắc khỏe hơn.
Hạn chế sử dụng sản phẩm sơn và tẩy móng
Bởi những sản phẩm này đều chứa các hóa chất mạnh có thể làm móng tay mềm yếu đi. Nhất là những sản phẩm chứa acetone vì nó có thể làm hỏng móng tay của bạn.
Thường xuyên cắt móng tay
Việc giữ móng tay quá dài có thể khiến chúng dễ gãy hơn hoặc gây ra những trầy xước không đánh có bởi chúng dễ va quệt vào các đồ vật thậm chí là chính cơ thể của bạn. Vì vậy bạn nên thường xuyên cắt và mài dũa móng tay của bạn.
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe móng tay
Ngoài chế độ ăn uống, các yếu tố như chăm sóc móng đúng cách, tránh tiếp xúc với hóa chất, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe móng.
Chăm sóc móng tay đúng cách
Cắt tỉa móng thường xuyên
Dưỡng ẩm cho móng
Bảo vệ móng khỏi hóa chất
Bổ Sung Vitamin Và Khoáng Chất
Sử dụng sản phẩm chăm sóc móng chứa biotin, collagen
Tham khảo ý kiến bác sĩ về bổ sung vitamin và khoáng chất
Kết luận
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe móng tay. Bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, cá hồi, hạt, thịt, rau xanh, bạn có thể giúp móng tay trở nên chắc khỏe, bóng đẹp và tự tin hơn. Kết hợp với việc chăm sóc móng đúng cách và bổ sung các dưỡng chất cần thiết, bạn sẽ sở hữu bộ móng hoàn hảo.
Tham khảo:
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Bí quyết chăm sóc tóc nhuộm bóng khỏe, bền màu, hạn chế hư tổn
- Danh tính sao nữ hạng A bị nghi ăn chặn tới 145 tỷ tiền từ thiện
- Hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT 4.0 miễn phí trên My Viettel cực tiện lợi bạn nên thử
- Review Gel Kiểm Soát Dầu Vichy Normaderm Skin Balance
- Tuyển tập ngành nghề nail tại Việt Nam trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh