Câu chuyện phong thủy
Ông Tơ Bà Nguyệt bắt nguồn từ Trung Quốc hay phải là ngược lại?
Hãy cùng bắt đầu đi tìm nguồn gốc của Ông Tơ Bà Nguyệt ở Việt Nam bằng việc điểm lại một vài vị thần tình yêu trong những nền văn minh cổ.
Vị thần tình yêu trong những nền văn minh cổ
Thần tình yêu trong thần thoại La Mã
Có lẽ tất cả mọi người trên thế giới này, đều biết đến một hình ảnh phổ biến của thần Tình Yêu, có xuất xứ từ nền văn minh Hy – La, đó là một chú bé rất xinh xắn, trên lưng có đôi cánh và bộ cung tên bằng vàng.
Chú bé cười như nắc nẻ, mỗi khi bắn một mũi tên xuống trần gian và bao giờ nó cũng xuyên qua hai trái tim, một nam, một nữ. Thế là họ phải lấy nhau, như một định mệnh đã an bài. Đó là thần Eros hay Cupid trong thần thoại Hy – La, là xuất xứ ban đầu của nền văn minh phương Tây.
Thần Cupid có lúc hiện thân là một thanh niên thân hình tráng kiện với những đường nét chuẩn của tỷ lệ vàng, mà chúng ta thấy ở tượng David của Michelangelo. Vị thần này ngồi trên xe có đôi Thiên Nga trắng kéo. Còn Thần Eros hiện đại và văn minh hơn, lắp ngay đôi cánh Thiên Nga trên lưng mình và hỗ trợ sự di chuyển bằng bánh xe lửa có cánh.
“Chúa không chơi trò xúc xắc”. Đấy là câu nói nổi tiếng của Anbert Einstein. Nhưng vị thần Tình Yêu trong thần thoại Hy La này có vẻ như chơi trò xúc sắc, khi hứng thú bắn những mũi tên tình yêu của mình.
Thần tình yêu trong nền văn minh cổ đại Ấn Độ
Vị thần tình yêu trong nền văn minh cổ đại của Ấn Độ có vẻ chững trạc hơn. Thần hiện thân là một chàng trai tuấn tú, thân hình chuẩn sáu múi do tập thể dục thể hình thường xuyên, chứ không phải là một đứa trẻ hồn nhiên, vô tư với tâm hồn trong trắng, thánh thiện.
Ngài cũng có bộ cung tên như hai vị thần tình yêu của Hy La. Nhưng có điều ngài lại ngồi trên xe, do một chú vẹt lắm chuyện kéo xe. Một hiện tượng đáng chú ý là: Thần Tình yêu Ấn Độ, dám chống lại cả Brahma, Shiva, là những vị thần tối cao của Ấn Độ. Nhưng thần tình yêu của Hy La lại là kết quả của tình yêu giữa thần Jupiter lắm vợ với nữ thần Venus.
Giống như thần thoại Hy Lạp, thần Tinh yêu Ấn Độ cũng dùng mũi tên của mình để kết nối lứa đôi như thần Tình yêu Hy La. Nhưng có lẽ vị thần Tình yêu của xứ sở cary này, khác hẳn hai vị thần Hy La nói trên, bởi chính danh xưng của vị thần này. Ngài có tên là Kama.
Tên của vị thần có từ thời rất cổ xưa này, phát âm gần giống với từ “karma”, tức là “Nghiệp chướng” trong triết học Ấn Độ cổ và trong Phật giáo. Đây là một điểm khác biệt hẳn, so với sự vô tư và hồn nhiên, khi kết hợp hôn nhân đôi lứa qua hình tượng đứa trẻ trong thần thoại Hy La với thần thoại Ấn Độ.
Tên thần tình yêu Ấn Độ, đã mang bóng dáng của một định mệnh được an bài. Mà trong đó, tình yêu và hôn nhân thực sự là hậu quả của “nghiệp chướng” karma, ẩn chứa đằng sau sự vô tư khi ban phát tình yêu của thần Kama.
Trải dài từ nền văn minh cổ Hy La, cho đến Ấn Độ, chúng ta thấy có sự chuyển biến từ một tình yêu hồn nhiên, vô tư và mang tính nguyên sơ của thần thoại Hy Lạp, La Mã, đến dấu ấn của một kết quả có tính nhân quả – nghiệp chướng – trong thần thoại Ấn Độ.
Có vẻ như điều này đã dần sáng tỏ danh ngôn của ngài Albert Einstein: “Chúa không chơi trò xúc sắc”. Và điều này được khẳng định trong văn minh Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt.
Thần hôn nhân trong nền văn hiến Việt
Mạch hôn nhân của Hy La vượt qua Ấn Độ, khi đến phương Đông với nền văn minh thứ V cổ xưa ở miền Nam sông Dương Tử thì tính chất đã khác hẳn. Ở nền văn minh Đông phương, không có thần Tình Yêu. Mà chỉ có vị thần hôn nhân là Nguyệt Lão.
Sự tích về Nguyệt Lão được cho rằng có xuất xứ từ thời nhà Đường. Truyện này được mô tả hay nhất trong cuốn “Điển Cố” của Phan Thế Roanh. Sự tích này có nhiều dị bản. Nhưng có thể tóm tắt về hình tượng Nguyệt Lão như sau: Đó là một ông già thường ngồi dưới bóng trăng. Bên cạnh có chiếc túi chứa đầy những sợi “chỉ hồng” (“Xích thằng”), trên tay ông luôn cầm cuốn sách, trong đó ghi danh tất cả những đôi lứa nam, nữ ở trần gian sẽ phải lấy nhau. Sau khi cân nhắc cẩn thận, Nguyệt Lão lấy sợi chỉ hồng buộc hai người lại với nhau. Và thế là định mệnh đã an bài. Dù cuộc thế bãi bể nương dâu, họ cũng phải đến với nhau và thành vợ, thành chồng.
“Dù khi lá thắm, chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.”
Truyện Kiều – Nguyễn Du
Như vậy, trong tiềm thức của nền văn minh cổ Đông phương, không có thần Tình Yêu, không có tình yêu cảm tính, hồn nhiên, như nhiên, vô tư như trẻ nhỏ. Mà đó là sự cân nhắc chín chắn của bậc trưởng thượng, tính toán chi ly mọi yếu tố với sự ghi chép có tư liệu cẩn thận, rồi mới quyết định sự ràng buộc của Định mệnh bằng sợi chỉ hồng.
Theo những truyền thuyết về vị thần Hôn nhân trong văn minh cổ Đông phương, xác định một định mệnh đã an bài và không thể cưỡng lại. Cho dù, nó nằm ngoài ý muốn của con người và cố tình chống lại nó. Rõ ràng ở nền văn minh Đông phương “Chúa không chơi trò xúc sắc”.
Về nguồn gốc của thần Hôn nhân – Nguyệt Lão – Có vẻ như nó thuộc về văn minh Hán với sự tích phổ biến rộng rãi với nhân vật Vi Cố đời nhà Đường (618-907). Nó có nguồn gốc văn hóa Hán. Có thể vì lẽ đó mà nhiều người cho rằng thần Hôn Nhân của nền văn hóa Việt chịu ảnh hướng văn hóa Hán.
Điều này hoàn toàn không chính xác, bởi lẽ dấu ấn của nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử, từ hàng nghìn năm trước – nền văn minh cổ đại thứ V trong lịch sử văn minh nhân loại – chính là sợi chỉ đỏ huyền vĩ buộc định mệnh của những cặp vợ chồng trên thế gian.
“Xích thằng” – chỉ Hồng, đó là phát âm nguồn gốc từ “Lạc Hồng” mà ra. Từ “Lạc” trong ngôn ngữ Việt, tiếng Nam Bộ, còn có thể viết và đọc là “LẠT” – sơi dây ràng buộc mọi sự việc, sự vật của thế nhân. Và đấy không phải là bằng chứng duy nhất.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chứng mình trong các sách mà ông đã xuất bản. Đặc biệt tronng cuốn sách: “Hà đồ trong văn minh Lạc Việt” (Nxb TH T/p HCM 2006), và “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” (Nxb Tri thức 2019), về ý nghĩa của cặp “Bánh chưng, bánh dầy”. Trong đó, bên ngoài chiếc bánh chưng chuẩn Lạc Việt mà tổ tiên để lại, phải buộc theo hình “Cửu Cưng Hà Đồ” với bốn sợi “Lạt Hồng”, tức “Lạc Hồng” và chính là “Xích thằng” – sợi chỉ đỏ huyền vĩ biểu tượng của dòng dõi Lạc Hồng một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử.
Trong nền văn hóa truyền thống Việt còn ghi dấu ấn của “Ông Tơ, bà Nguyệt”. Có thể thấy ngay trong các bức tranh dân gian làng Đông Hồ minh họa dưới đây, một bức miêu tả “Ông Tơ” và một bức miêu tả “Bà Nguyệt”, một bức tranh .
Nếu coi Ông Tơ Bà Nguyệt có từ gốc Hán thì Bà Nguyệt lấy ở đâu ra với Nguyệt Lão? Người Việt đưa thêm hình tượng “Bà Nguyệt” vào làm gì?
Tuy nhiên, nếu xét theo Lý Âm Dương thì hình tượng Bà Nguyệt hoàn toàn hợp lý và mới chính là gốc của mọi vấn đề. Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực, thì luôn tôn trọng quy luật “Cân bằng Âm Dương”. “Cô Âm”, hoặc “cô Dương” đều coi như sai cách cục. Nhưng trong truyền thuyết về Nguyệt Lão của văn hóa Hớn, thì chỉ có mình “Nguyệt lão” cô Dương trong hình tượng. Đây không phải là cách thiết kế một nội dung câu chuyện huyền thoại có tính minnh triết của nền văn minh Đông phương – nếu là chủ nhân thực sự của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Không bao giờ có hạnh phúc lứa đôi, nếu chỉ có một đàn ông, hoặc một đàn bà trong gia đỉnh cả. Nhưng nền văn hiến Việt với thần thoại về “Ông Tơ, bà Nguyệt” lại đủ Âm Dương.
Ánh trăng soi sáng cho ông lão ngồi dưới trăng, được tách hẳn thành một nữ thần phụ trách hôn nhân trong văn hóa Việt và thành “Bà Nguyệt”. Bà Nguyệt – Âm – mới thật sự chủ đạo trong quyết định hôn nhân và hạnh phúc lừa đôi nam, nữ – vốn thuộc sinh hoạt bản năng – Âm tính của con người. Ông Tơ – Dương – chỉ là người thực hiện cụ thể với sợi “lạt hồng” – “Xích thằng” – để ràng buộc lứa đôi.
Đấy chính là nguyên lý “Trong Âm, có Dương” và ngược lại. Trong tổng thể Âm của sinh hoạt bản năng nam nữ thì Bà Nguyệt là Âm, nhưng mang tính chủ đạo và trở thành Dương trước (Trong Âm có Dương); Ông Tơ là tuy hình tượng là Dương, nhưng lại có sau nên là Âm sau (Trong Dương có Âm) và là người thực hiện buộc sơi tơ hồng, nên gọi là “Ông Tơ”.
Bởi vậy, với những phân tích trên, thì chính nền văn hiến Việt là nguồn gốc đích thực của những giá trị văn minh phương Đông. Hình ảnh “Ông Tơ, Bà Nguyệt”, mô tả một định mệnh đã an bài trong hôn nhân.
Đọc thêm:
- Dịch vụ Luận tuổi lạc Việt
Nếu bạn đang…
Tuổi yêu đương, dựng vợ gả chồng:
- Bị cấm cản chuyện hôn nhân vì đi coi thầy thầy phán không hợp tuổi.
Đã lập gia đình và băn khoăn:
- Có nên sinh con nữa không? Sinh con ở năm nào thì tốt?
- Vợ chồng phất lên ở năm nào? Tài lộc ra sao?
- Nên hợp tác làm ăn với tuổi gì?
- Các thành viên trong gia đình cần lưu ý điều gì để có được sự nghiệp và cuộc sống hôn nhân viên mãn?
Và tất cả những khúc mắc khác trong cuộc sống,…
… thì
Luận tuổi Lạc Việt chính là phương pháp giúp cho bạn có câu trả lời xác đáng nhất. Đây là công trình nghiên cứu đã được công bố hàng chục năm về trước của Thầy Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương.
- Sai lầm trong phương pháp coi tuổi phổ biến
————————————————
Phong thuỷ là khoa học, không phải tín ngưỡng!
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- “Thiên sứ tội lỗi”: Baifern Pimchanok bị giở trò, cảnh phía sau phải gắn nhãn R gấp
- Trang điểm nhẹ nhàng: Bí quyết để tạo vẻ đẹp tự nhiên
- “Hoàng tử” SOOBIN và “thái tử” HIEUTHUHAI, ai xứng đáng với vị trí center?
- Hướng dẫn cách nhận tướng Biron Liên Quân miễn phí để trải nghiệm bộ kỹ năng cùng nội tại cực bá đạo
- Chàm thể tạng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc hiệu quả