Tại hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 đối với giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã đánh giá cao sự nỗ lực đã đạt được của ngành giáo dục các địa phương năm học vừa qua nhằm nâng cao kết quả học tập học sinh.
Thứ trưởng cho rằng kết quả đạt được trong năm học vừa qua đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên là kết quả chung, minh chứng cho sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và ngành giáo dục 63 tỉnh, thành phố.
Với những điều kiện kinh tế – xã hội, hoàn cảnh khác nhau, các địa phương đã nỗ lực, khắc phục, vượt khó và vượt lên chính mình để đạt kết quả tốt, hoàn thành mục tiêu năm học đề ra.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành năm học 2023-2024, giáo dục trung học thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10, lớp 11. Chương trình GDPT 2006 đối với lớp 9, lớp 12; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 từ năm học 2024-2025.
Năm học này, số học sinh tăng ở cả hai cấp học. Số học sinh cấp THCS là 6.550.552, tăng 472.852 học sinh so với năm học trước đó. Số học sinh cấp THPT là 2.993.731 tăng 106.166 học sinh so với năm học 2022-2023.
Đối với công tác phổ cập giáo dục, 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1; mức độ 2 chiếm 23,8% và mức độ 3 chiếm 12,69%. 100% tỉ lệ huyện, xã đạt phổ cập giáo dục cấp THCS.
Về công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh, hầu hết các cơ sở giáo dục đã chủ động xây dựng kế hoạch, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở.
Cấp THCS, THPT tổng số đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên tăng thêm lần lượt 2.641, 1.803 giáo viên so với năm học 2022-2023.
Phương thức thi, kiểm tra đánh giá chất lượng đã được chuyển dần từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực, phẩm chất của người học; đo lường sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục, bảo đảm độ tin cậy, công bằng, khách quan.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục thường xuyên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên Hoàng Đức Minh thông tin quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định trong năm học qua.
Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên đã góp phần thúc đẩy học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Năm học 2023-2024, tổng số cơ sở giáo dục thường xuyên là 19.055 trung tâm, tăng 498 trung tâm so với năm học 2022-2023.
Công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục thường xuyên trong năm học này được đổi mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tăng cường tính tự chủ, quản trị cho cơ sở,
Đánh giá công tác triển khai Chương trình GDPT 2018 tại địa phương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Tân nhận định Bộ GD&ĐT đã sâu sát với cơ sở, địa phương trong quá trình thực hiện chương trình. Điều đó thể hiện ở việc kịp thời có những điều chỉnh trong quá trình triển khai.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tân cũng đề xuất một số giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật chất để triển khai Chương trình GDPT mới hiệu quả, đồng bộ.
Ngay sau khi nghe báo cáo và các ý kiến Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cũng chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra.
“Nếu tự chúng ta không có những kiểm tra, thanh tra sẽ tự buông xuôi sức lực của chính mình. Đối với các đơn vị, các địa phương có bộ máy chưa đúng quy định thì cần có các văn bản đề nghị thực hiện đúng quy định, thậm chí thực hiện kiểm tra và có những hướng dẫn cụ thể, thực tế”, Thứ trưởng nói.
Lưu ý các Sở GD&ĐT tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng công tác dạy và học, Thứ trưởng nhấn mạnh đây không phải nhiệm vụ mới, nhưng phải luôn có những giải pháp, sự linh hoạt bằng cách tổ chức hội nghị, hội thảo, chương trình tháo gỡ những vấn đề khó để chất lượng giáo dục được nâng cao.
Theo Thứ trưởng, trong quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc truyền cảm hứng, đam mê cho người học.
“Đó là vai trò của người thầy, của môi trường giáo dục. Phải để học sinh thích thú với việc học rồi mới bàn đến câu chuyện phương pháp học, cách học.
Phải cá thể hóa trong dạy học, học sinh trung bình phải được giáo dục phát triển thành học sinh giỏi, học sinh yếu kém phát triển thành học sinh trung bình, dần dần cải thiện chất lượng giáo dục. Công tác kiểm tra, đánh giá cần thực hiện thường xuyên, đặc biệt là kiểm tra đánh giá đầu cấp, cuối cấp”, Thứ trưởng chỉ đạo.
Bước sang năm học 2024-2025, Thứ trưởng mong muốn các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được.
————————-
Nguồn nguoiduatin.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Liên Bỉnh Phát thân thiết với Trương Quân Ninh tại Busan
- 1 mỹ nhân hạng A bị “phong sát” sau 7 lần từ chối yêu đạo diễn
- Cách Trị Kịp Thời Mụn Ẩn Đúng Cách Và Hiệu Quả
- Prime’s Night Concert – Đêm nhạc đỉnh cao khai mạc giải chạy VPIM 2024
- 15 Kem tẩy lông vùng kín loại nào tốt nhất an toàn hiệu quả vĩnh viễn