Phạm vi hoạt động của phương tiện thủy Việt Nam như thế nào? Danh mục các tuyến đường thuỷ quy định, các tuyến quá cảnh và cảng, bến cảng, cụm cảng? Trong phạm vi tuyến đường thuỷ thì phương tiện thủy của Việt Nam được thực hiện các hoạt động nào mà không được coi là vận tải nội địa?
Danh mục các tuyến đường thuỷ quy định, các tuyến quá cảnh và cảng, bến cảng, cụm cảng hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT) quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
…
2. Ban hành kèm theo Thông tư này 05 (năm) Phụ lục, bao gồm:
a) Phụ lục I: Danh mục các tuyến đường thủy quy định, các tuyến quá cảnh và cảng, bến cảng, cụm cảng;
b) Phụ lục II: Danh sách hành khách tuyến cố định;
c) Phụ lục III: Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải qua biên giới;
d) Phụ lục IV: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia – Việt Nam;
đ) Phụ lục V: Giấy phép vận tải qua biên giới.
Như vậy, Danh mục các tuyến đường thuỷ quy định, các tuyến quá cảnh và cảng, bến cảng, cụm cảng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TT-BGTVT.
Tải về Danh mục các tuyến đường thuỷ quy định, các tuyến quá cảnh và cảng, bến cảng, cụm cảng
Phạm vi hoạt động của phương tiện thủy Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT) quy định về phạm vi hoạt động của phương tiện như sau:
Phạm vi hoạt động của phương tiện
1. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện thủy) của Việt Nam được cấp Giấy phép vận tải qua biên giới chỉ được phép hoạt động vận tải đường thủy qua lại theo tuyến đường thủy và các cảng, bến, cụm cảng của Campuchia theo quy định tại mục 1, mục 4.1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương tiện thủy của Campuchia khi vào Việt Nam không được phép vận tải hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Việt Nam (vận tải nội địa) và chỉ được phép hoạt động qua lại theo tuyến đường thủy và các cảng, bến, cụm cảng của Việt Nam theo quy định tại mục 2, mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
…
Theo quy định trên thì phạm vi hoạt động của phương tiện thủy Việt Nam được cấp Giấy phép vận tải qua biên giới là chỉ được phép hoạt động vận tải đường thủy qua lại theo tuyến đường thủy và các cảng, bến, cụm cảng của Campuchia theo quy định tại mục 1, mục 4.1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Phạm vi hoạt động của phương tiện thủy Việt Nam? (Hình từ internet)
Trong phạm vi tuyến đường thuỷ phương tiện thủy Việt Nam được thực hiện các hoạt động nào mà không được coi là vận tải nội địa?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT) quy định như sau:
Phạm vi hoạt động của phương tiện
…
3. Trong phạm vi tuyến đường thủy và cảng, bến, cụm cảng được quy định tại Thông tư này, phương tiện thủy của Việt Nam và Campuchia có Giấy phép vận tải qua biên giới được thực hiện các hoạt động sau mà không được coi là vận tải nội địa:
a) Xếp hàng hóa hoặc đón hành khách lên phương tiện thủy tại các cảng, bến, cụm cảng được quy định tại mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để vận chuyển sang Campuchia,
b) Dở hàng hóa hoặc trả hành khách tại các cảng, bến, cụm cảng được quy định tại mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với hàng hóa và hành khách từ Campuchia vận chuyển sang Việt Nam.
…
Theo đó, trong phạm vi tuyến đường thuỷ được quy định tại Thông tư này thì phương tiện thủy Việt Nam có Giấy phép vận tải qua biên giới được thực hiện các hoạt động sau mà không được coi là vận tải nội địa:
– Xếp hàng hóa hoặc đón hành khách lên phương tiện thủy tại các cảng, bến, cụm cảng được quy định tại mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TT-BGTVT để vận chuyển sang Campuchia,
– Dở hàng hóa hoặc trả hành khách tại các cảng, bến, cụm cảng được quy định tại mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với hàng hóa và hành khách từ Campuchia vận chuyển sang Việt Nam.
Phương tiện thủy Việt Nam hoạt động vận tải đường thủy qua lại biên giới phải mang theo và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền những loại giấy tờ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT) thì phương tiện thủy Việt Nam hoạt động vận tải đường thủy qua lại biên giới phải mang theo và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu những giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký;
– Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền hoặc các cơ quan phân cấp tàu của quốc gia mà phương tiện đăng ký cấp;
– Giấy phép vận tải qua biên giới do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Bản khai hàng hóa và/hoặc danh sách hành khách kèm theo thông tin chi tiết của hộ chiếu;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba của chủ tàu cũng như các loại bảo hiểm khác theo quy định hiện hành;
– Danh sách thuyền viên với đầy đủ chức danh, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, hộ chiếu, chứng nhận tiêm chủng quốc tế của thuyền viên;
– Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm nhập – tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm xuất – tái nhập.
—————–
Nguồn: thuvienphapluat.vn – Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Những trào lưu nail box trên thế giới đang được thịnh hành
- Lưu Diệc Phi cũng có lúc ê chề vì bị vạch trần nói dối
- Review thẩm mỹ viện Ngọc Dung có uy tín không, bảng giá dịch vụ
- Những nơi đào tạo học viên nâng cao tay nghề tại TP.HCM khá nổi tiếng có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp
- Em trai Phạm Băng Băng nhan sắc thảm họa nhìn như sinh viên 8 năm chưa ra nổi trường, diễn dở tệ bị chê khắp MXH