Đôi lúc thương hại bản thân, hoặc cảm thấy bất lực khi đối mặt với khó khăn như mất người thân hoặc ly hôn là điều bình thường. Nhưng khi mắc hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ bạn sẽ nhìn toàn bộ cuộc đời dưới góc nhìn mọi thứ cứ liên tục đổ lên đầu duy chỉ mình mình.
1. Hội chứng tâm lý nạn nhân là gì?
Một người mắc hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ thông thường sẽ có hành vi đổ lỗi người xung quanh là nguyên nhân chính gây ra những khó khăn hay hậu quả trong cuộc sống của họ. Ngay cả khi không có bằng chứng logic, họ cũng cho rằng mình không đáng phải gặp những điều bất công bằng như vậy.
2. Phức cảm nạn nhân (Victim Complex) là gì?
Khác với hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ đổ lỗi cho người khác, người mắc hội chứng ‘phức cảm nạn nhân’ lại thường xuyên tự coi mình là nạn nhân của 1 hậu quả nào đó. Chẳng hạn như: Tôi là nạn nhân của truyền thống gia đình cổ hủ; Tôi mới là người chịu thiệt thòi nhất trong vụ mất mát đó. Sâu trong thâm tâm, họ luôn muốn nhận được sự chú ý, chăm sóc, chia sẻ tình cảm từ người xung quanh đồng thời né tránh trách nhiệm hay đổ lỗi.
Mắc hội chứng tâm lý nạn nhân thường hay đổ lỗi (Nguồn: emptykingdom.com)
3. Phân biệt hội chứng tâm lý nạn nhân, phức cảm nạn nhân và cảm xúc thông thường
Cuộc sống luôn chứa những rủi ro. Bạn có thể không may là nạn nhân của một vụ án một vụ lừa đảo hoặc thậm chí là tấn công tình dục. Khi rơi vào trường hợp như vậy, bạn có quyền cảm thấy mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát, bởi mọi chuyện đúng là như vậy.
Bất kỳ suy nghĩ nào như một phần là lỗi của bạn và bạn phải chịu trách nhiệm đều là suy nghĩ sai lầm. Hoặc cũng hoàn toàn bình thường nếu đôi lúc cảm thấy thương hại bản thân, hoặc cảm thấy bất lực khi đối mặt với khó khăn như mất người thân hoặc ly hôn.
Nhưng nếu mắc hội chứng tâm lý nạn nhân, bạn sẽ nhìn toàn bộ cuộc đời dưới góc nhìn rằng mọi thứ liên tục đổ dồn “về phía” mình. Do đó, tâm lý nạn nhân là sự kết hợp giữa việc nhìn nhận sự việc ở góc nhìn tiêu cực, vượt quá tầm kiểm soát và việc mọi người nên thông cảm vì bạn ‘xứng đáng’ nhận được những điều tốt đẹp hơn.
Ở đây, tâm lý nạn nhân là cách để phủ mọi nhận trách nhiệm với bản thân hay với cuộc đời mình, vì bạn cho rằng mình không là gì nên chẳng cần phải làm gì cả. Mặc dù khó phân biệt rạch ròi nhưng hội chứng tâm lý nạn nhân là vấn đề thường gặp hơn. Hầu hết ai cũng đã có lúc phải cố gắng chống lại hội chứng tâm lý nạn nhân trong cuộc sống.
Mặt khác, phức cảm nạn nhân là kiểu hành vi nguy hại và tiêu cực, hình thành nên toàn bộ cách nhìn cuộc sống của một người. Không giống như tâm lý nạn nhân (thường diễn ra trong thời gian ngắn), phức cảm nạn nhân có thể hình thành cách nhìn cuộc sống của một người trong nhiều năm, thậm chí là cả đời. Nói cách khác, phức cảm nạn nhân nghiêm trọng hơn nhiều và thuộc về bệnh lý so với tâm lý nạn nhân.
Phức cảm nạn nhân là kiểu hành vi nguy hại và tiêu cực (Nguồn: ruyameali.com)
Thật bực bội khi sống, làm việc cùng hoặc đơn giản là ở bên cạnh một người tự cho mình là nạn nhân. Tôi đã gặp gỡ rất nhiều người phải đấu tranh với chứng phức cảm nạn nhân, nhưng điều quan trọng cần nhớ ở đây đó là những người này thực sự đang đau khổ do tư duy của họ. Những người này thực sự tin rằng họ bất lực và hoàn toàn phó mặc cho người khác và cuộc sống. Sự bất lực học theo này không hình thành do cách thức thao túng bạn (mặc dù có thể) mà hình thành từ sự kiện bị lạm dụng, ngược đãi thời thơ ấu. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta cần rộng lượng với những người trong cuộc sống đang phải chịu đựng chứng phức cảm nạn nhân, mà tất nhiên không khiến họ có nhận thức chênh lệch.
Trái lại, một người bình thường sẽ nhận ra bên cạnh những biến cố không lường trước, nhiều việc trong cuộc sống là do lựa chọn của bản thân và họ có quyền chọn khác đi. Họ hiểu rằng các rủi ro đó chẳng liên quan gì đến giá trị cá nhân hay việc ‘xứng đáng’ hay ‘không xứng đáng’.
Nguyên nhân hội chứng phức cảm nạn nhân bắt nguồn từ những vụn vỡ thời thơ ấu (Nguồn: medscape.com)
4. Nguyên nhân hội chứng tâm lý nạn nhân
Liên tục đóng vai nạn nhân thực sự có thể mang đến rất nhiều đặc quyền. Có thể bao gồm những điều sau:
- Được quan tâm, chú ý,
- Cảm thấy được coi trọng,
- Có sức mạnh, quyền lực.
4.1 Quyền lực bí ẩn khi trở thành nạn nhân
Thật mâu thuẫn khi nói rằng đóng vai nạn nhân sẽ mang lại quyền lực, trong khi bạn thuyết phục bản thân về cuộc sống tồi tệ và bạn không là gì cả? Một nạn nhân sẽ tự nói với chính bản thân họ như sau: “Nhưng việc khiến người khác cảm thấy thương hại có thể dễ dàng trở thành cách thức khiến họ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của bạn.
Có thể chỉ là một việc rất nhỏ, như nhờ ai đó đi mua đồ hộ hoặc có thể là những việc sâu xa và nguy hại hơn, chẳng hạn như bạn hành động thể hiện ‘khổ thân tôi’ khiến người khác buộc phải đối xử tử tế và không bao giờ la mắng, hoặc không rời bỏ bạn ngay cả khi họ cảm thấy họ cần làm như thế.”
Tâm lý coi mình là nạn nhân đồng nghĩa với việc có quyền lực có thể trở thành mối quan hệ đồng phụ thuộc, ví dụ như mối quan hệ giữa ông chồng nghiện rượu và vợ mình.
Người vợ có thể đóng vai nạn nhân, phải chịu đựng hành vi của chồng và hy sinh nhu cầu riêng của bản thân để chăm sóc chồng, và rồi thể hiện cảm giác tội lỗi, ca thán với những lời lẽ kiểu như “tội nghiệp tôi” để cố gắng kiểm soát người chồng nghiện rượu.
Ở phương diện nghiêm trọng hơn, vai trò làm nạn nhân cũng có thể là một cách phổ biến để những kẻ lạm dụng lợi dụng quyền lực, được gọi là “đóng vai nạn nhân” trong tâm lý học. Đây là hội chứng coi mình là nạn nhân trong trạng thái ít vô thức hơn. Giống như việc một kẻ liên tục ngược đãi, xúc phạm bạn gái và khi cô bạn gái vùng lên đấu tranh lại thì gã kia dựng lên câu chuyện rằng thực tế hắn mới là người “bị tấn công”.
Hoặc sẽ nói rằng đó không phải là lỗi của hắn, hắn động tay động chân vì cô ta rất phiền phức và ngu ngốc và hắn phải ‘chịu đựng điều đó’. Về phương diện này, kẻ ngược đãi sử dụng tâm lý “tội nghiệp tôi” để bảo vệ hành vi rối loạn nhân cách chống đối xã hội của hắn.
Tâm lý coi mình là nạn nhân đồng nghĩa với việc có quyền lực có thể trở thành mối quan hệ đồng phụ thuộc (Nguồn: yourteenmag.com)
4.2 Có thể bạn đã học cách đóng vai nạn nhân từ những người lớn xung quanh
Điều gì khiến bạn dễ trở thành người sống cuộc sống trong tâm lý nạn nhân? Giống như hầu hết các kiểu rối loạn hành vi, tâm lý nạn nhân là hành vi học theo có thể bắt nguồn từ thời thơ ấu. Khi cha mẹ bạn luôn cảm thấy thế giới cố tình gây khó khăn và phàn nàn về tất cả những ai đã cư xử tệ bạc mỗi ngày, bạn sẽ thấy đây là cách để có được quyền lực và thu hút sự chú ý.
4.3 Có mối quan hệ đồng phụ thuộc với bố mẹ của mình
Lúc còn bé, bạn chịu trách nhiệm chăm sóc bố mẹ bị bệnh (về tinh thần hoặc thể chất) hoặc với hạnh phúc của họ. Từ đó, bạn nhận thấy không phải chỉ tìm cách “có được” sự yêu thương mà còn là người khác sẽ buộc phải chăm sóc nếu bạn ốm hay yếu đuối. Điều này dẫn đến hành vi coi mình là nạn nhân khi trưởng thành.
4.4 Đó là cách để giữ lại thời thơ ấu của mình
Khi còn nhỏ, tất cả chúng ta đều cần được quan tâm, chú ý và yêu thương, và nếu không nhận được những điều đó vô điều kiện thì chúng ta thường tìm cách để có được. Trong gia đình, thường được quan tâm và chăm sóc khi bị ốm, hoặc tỏ ra yếu đuối, hoặc để những điều xấu xảy ra với bạn.
4.5 Chịu ngược đãi, lạm dụng khi còn nhỏ
Thường là bị lạm dụng tình dục. Cảm giác bất lực của một đứa trẻ cùng với sự tủi thẹn khi bị lạm dụng có thể dẫn đến khi lớn lên không được tôn trọng và coi thế giới là một nơi nguy hiểm mà mình bị lạc lõng trong đó.
Tâm lý nạn nhân là hành vi học theo có thể bắt nguồn từ thời thơ ấu (Nguồn: momjunction.com)
5. Phải làm gì nếu nhận ra mình mắc hội chứng tâm lý nạn nhân?
Xét theo hướng tích cực, vì hội chứng tâm lý nạn nhân là hành vi học theo nên bạn hoàn toàn có thể “không học theo” hành vi này. Tuy nhiên, quá trình này cần có nhiều thời gian và có thể khá căng thẳng, đặc biệt nếu liên quan đến tổn thương từ thời thơ ấu như bị lạm dụng hoặc bỏ bê. Và đối phó với hội chứng coi mình là nạn nhân có nghĩa là bạn phải đối mặt với cảm giác tức giận, buồn bã, xấu hổ và sợ hãi mà bạn sẽ không cảm thấy khi đóng vai nạn nhân.
Do đó, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ khi đối phó với hội chứng tâm lý nạn nhân. Các chuyên gia cố vấn hoặc bác sĩ được đào tạo và có kinh nghiệm áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý phù hợp có thể tạo không gian an toàn, không phán xét để tìm hiểu lý do tại sao bạn lại đóng vai nạn nhân, và những sự kiện nào trong thời thơ ấu dẫn đến hành vi này khi lớn lên. Sau đó, họ sẽ giúp bạn tìm ra những lối tư duy mới và nhìn nhận thế giới ở góc nhìn hữu ích hơn.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Bảng xếp hạng một số mẫu nail thổ dân cách điệu mà các bạn gái nên làm
- Mai Tiến Dũng “gây suy” với EP “Thất tình toàn tập”
- Đánh giá Toyota Corolla Altis sau 5000km đầu tiên
- Hướng dẫn cách xem bao nhiêu thiết bị kết nối WiFi nhà bạn chỉ trong một nốt nhạc
- Giải pháp điều trị sợi bã nhờn