Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô

Useful
22/10/24
Lượt xem : 24 view
20241017 161012 1729510295609706126101 39 0 1289 2000 crop 17295103152342021950884
Rate this post

Người dân di chuyển khó khăn

Ngày 20/9, do ảnh hưởng từ bão lũ kéo dài, mực nước sông Lô dâng cao đồng thời dòng chảy bị thay đổi khiến địa chất suy yếu, đứt gãy nghiêm trọng 100m chiều dài đường tỉnh 323 tại Km43 khu Tiền Phong, xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ).

Vụ sạt lở ngày 20/9 khiến giao thông đường tỉnh lộ 323 bị chia cắt. Người dân địa bàn xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng và các xã lân cận di chuyển khó khăn, không thể giao thương.

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 1.

100m chiều dài đường tỉnh 323 tại Km43 khu Tiền Phong, xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) bị đứt gãy.

Bà Quyền Thị Hồng Toan (trú tại khu Tiền Phong, xã Hùng Long), một người dân chứng kiến cảnh sạt lở chia sẻ: “Trước đây, tại khu vực này cũng đã xảy ra hiện tượng sạt lở nhỏ. Trong đợt mưa lũ vừa qua, mực nước sông Lô lên cao, lâu ngày nước ngấm địa chất suy yếu khiến 1 đoạn đê đã bị gãy sập.

Khi xảy ra vụ việc, nhiều hộ có bè cá đã bị ảnh hưởng, cá trôi theo dòng sông. Cũng rất may hôm xảy ra sự cố sạt lở nước đã rút, các phương tiện lưu thông qua khu vực trên đều tránh kịp, không gây thiệt hại về người”.

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 2.

Người dân phải đi đường vòng qua núi do tuyến đường đê đã bị chia cắt.

“Bây giờ nếu muốn đi sang xã Vụ Quang (giáp ranh với xã Hùng Long), chúng tôi phải đi đường vòng qua núi. Đây là con đường tự phát của người dân, chỉ có xe máy và xe đạp có thể đi được”, bà Toan cho biết thêm.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, tại hiện trường vụ sạt lở, một khối lượng đất lớn kèm bê tông nền đường đã bị tụt xuống lòng sông. Đáng nói, cách điểm sạt lở khoảng 2km về hướng thị trấn Đoan Hùng, các vết nứt trên nền đường xuất hiện dọc tuyến đê. Một số đoạn bờ kè cũng trong tình trạng nứt vỡ.

Giao thương khó khăn

Theo bà Toan, sự cố sạt lở đã gây không ít khó khăn đối với việc đi lại của người dân, do diện tích đường tự phát nhỏ, việc giao thương qua con đường này là không thể.

“Địa hình ở đây trong là núi, ngoài là sông, tuyến đường đê sông Lô là con đường chính để bà con đi lại, buôn bán. Bây giờ đường bị chia cắt, muốn sang được các xã lân cận, bà con phải đi vòng ra tuyến đường QL2 xa thêm mấy chục km”, bà Toan chia sẻ.

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 3.

Việc giao thương bị gián đoạn do sạt lở.

Bà Hoàng Thị Đào, một hộ dân khác sinh sống gần điểm sạt lở cho biết: “Trời nắng chúng tôi di chuyển qua đường rừng đã khó khăn do đường chật hẹp. Tuy nhiên, đến khi trời mưa gần như không còn cách di chuyển nào khác, do đường rất lầy lội, trơn trượt, xe máy, xe đạp cũng không thể đi được.

Đã có người rơi xuống ao do di chuyển qua quãng đường này. Nếu trời mưa, nhiều người dân từ xã Vụ Quang, Lệ Mỹ, Minh Phú đi về hướng xã Sóc Đăng làm công nhân phải đi đường vòng qua QL2 xa thêm khoảng 20 – 30km. Tôi chỉ mong sớm có đường trở lại để người dân đi lại đỡ khó khăn”.

Ông Hùng, người buôn bán thảm bần thần dừng lại trước biển cấm đường chia sẻ: “Tôi đang từ Tuyên Quang về Vĩnh Phúc, do không biết thông tin sạt lở nên tôi chạy vào tuyến đường này. Tôi chở hàng nặng, giờ nghĩ quay lại đi đường vòng thấy nản quá nhưng không còn cách nào khác”.

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 4.

Một tiểu thương phải quay đầu do không biết tuyến đê bị sạt.

Trước thực trạng sạt lở nghiêm trọng ở Đoan Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thanh Hải đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND huyện và các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý khẩn cấp tình trạng sạt lở tại khu vực đê tả Lô thuộc địa bàn xã Hùng Long.

Trong đó, các sở, ngành cần tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia khảo sát, đánh giá mức độ sạt lở toàn tuyến để có phương án giải quyết lâu dài phù hợp với thực tế; đặc biệt cần quan tâm tới các khu vực đường đê tả sông Lô đã có biểu hiện nứt, xệ để đảm bảo an toàn cho toàn tuyến đê.

Đối với đoạn sạt lở tại khu Tiền Phong, xã Hùng Long, sau khi nhận báo cáo, tỉnh Phú Thọ đã đồng ý phương án xử lý khẩn cấp về thiên tai. Các đơn vị đang giải phóng mặt bằng để triển khai thi công công trình.

>>Một số hình ảnh khác do PV Báo Giao thông ghi nhận:

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 5.

Diện tích sạt lở đã gây ảnh hưởng tới lồng nuôi cá của các hộ dân dọc tuyến sông.

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 6.

Lực lượng chức năng cắm biển phân luồng trước điểm xảy ra sạt lở.

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 7.

Khối lượng lớn đất và bê tông nền đường bị tụt xuống lòng sông.

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 8.

Các vết nứt xuất hiện dọc tuyến đê sông Lô (DDT323).

Phú Thọ: Tắc giao thương, dân phải đi vòng 30km sau sạt lở đê sông Lô- Ảnh 9.

Nhiều vị trí khu vực bờ kè cũng xảy ra tình trạng nứt vỡ.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source