1. Trám răng lấy tủy là gì? Khi nào thực hiện?
Trám răng lấy tủy là sự kết hợp giữa 2 phương pháp trám răng và lấy tủy, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và sự cẩn trọng cao. Cụ thể, bác sĩ sẽ điều trị, mở ống tủy và lấy tủy răng bị viêm nhiễm ra, sau đó mới tiếp tục tạo hình ống tủy, trám răng để phục hồi, tái tạo hình thể cho răng của bạn.
Trám răng và lấy tủy là 2 phương pháp riêng biệt, bổ sung cho nhau, trong đó lấy tủy là phương pháp chính để điều trị viêm nhiễm. Do đó trong nhiều trường hợp không nhất thiết phải thực hiện trám răng lấy tủy. Các trường hợp bị viêm nhẹ, sâu răng không đau nhức, răng thưa, khấp khểnh, bị vỡ mẻ nhưng không lộ tủy,… thì không nhất thiết phải áp dụng phương pháp này.
Trám răng lấy tủy trong trường hợp bị viêm tủy, viêm răng nặng, phải lấy tủy và phục hình lại nếu không muốn răng bị nhổ bỏ. Phương pháp này áp dụng khi tủy răng đã viêm nặng, răng sâu lan đến làm chết tủy, lộ tủy,…
2. Trám răng lấy tủy có đau không
2.1. Tác dụng của việc trám răng lấy tủy
Đối với các chứng viêm nhiễm răng và tủy răng nặng, để lâu hậu quả rất khó lường thì việc điều trị bằng phương pháp trám răng lấy tủy là lựa chọn tối ưu. Vì nếu tủy răng viêm nhiễm nặng mà không thực hiện trám răng lấy tủy thì sẽ dẫn đến tình trạng nặng như áp xe, tiêu xương hàm, phải nhổ bỏ răng,…
Trước hết, trám răng lấy tủy sẽ giúp bạn cắt đứt những cơn đau nhức, khó chịu bằng việc lấy tủy răng bị viêm nhiễm nặng, dai dẳng ra khỏi răng của bạn và chỉnh hình cho răng. Phương pháp này cũng hỗ trợ bệnh nhân phục hồi nhai ăn hiệu quả.
Răng khi điều trị lấy tủy viêm, phục hồi sẽ không còn cơn nhức, dễ dàng hơn trong ăn uống, nhai dễ hơn. Các trường hợp sứt mẻ, vỡ mô răng, việc điều trị và phục hình sẽ giúp bạn không còn khó khăn trong việc xử lý thức ăn nữa. Bên cạnh đó, thực hiện trám răng lấy tủy còn giúp bảo vệ, bảo tồn lâu dài cho răng của bạn.
2.2. Lấy tủy trám răng có nhược điểm gì?
Răng thực hiện lấy tủy trám răng tức là đã không còn tủy răng để nuôi dưỡng và yếu hơn so với răng bình thường khác. Nếu chăm sóc đúng cách, răng còn tủy có thể tồn tại suốt đời trong khi răng đã lấy tủy chỉ có tuổi thọ khoảng 15-20 năm, dù đã phục hình nhưng răng sẽ ngày càng trở nên giòn, dễ vỡ, mẻ, gãy ngang,…
Song điều này cũng có thể khắc phục. Theo các y bác sĩ, những người sau khi áp dụng phương pháp trám răng, để khắc phục những nhược điểm trên cũng như bảo vệ răng về lâu dài nên tiến hành bọc răng sứ tại nha khoa chất lượng. Mão sứ sẽ bọc răng thật, bảo vệ răng khỏi tác động bên ngoài, kéo dài tuổi thọ răng.
2.3. Trám răng lấy tủy mất bao lâu
Thời gian cho việc lấy tủy trám răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với vị trí răng lấy tủy, ví dụ răng cửa có 1 ống tủy sẽ điều trị nhanh, còn răng hàm có nhiều ống tủy nên thời gian lấy tủy, phục hình cũng lâu hơn.
Tùy vào tình trạng răng miệng của bạn, răng bị viêm nhiễm quá nặng hoặc có nhiều răng phải điều trị lấy tủy thì thời gian lấy tủy sẽ lâu hơn. Cuối cùng là phụ thuộc vào địa chỉ nha khoa nơi bạn thực hiện khám chữa có đảm bảo bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ, máy móc hiện đại không. Toàn bộ quá trình trám răng lấy tủy này có thể diễn ra tối đa là 2-4 ngày, sau đó tình trạng răng bạn sẽ được cải thiện ổn định, không còn đau nhức.
2.4. Trám răng lấy tủy có đau không
Hầu như những người thực hiện liệu trình điều trị này đều lo lắng, thắc mắc liệu trám răng lấy tủy có đau không. Câu trả lời là với trình độ chuyên môn cao của đội ngũ chuyên gia và công nghệ hiện đại, chất lượng, việc tiến hành sẽ khá nhẹ nhàng, hầu như không gây đau đớn cho bệnh nhân, thậm chí nhiều người cho rằng nếu có đau cũng không nhằm nhò gì so với những cơn đau do viêm tủy không được điều trị gây ra.
Đồng thời, trong quá trình lấy tủy, các bác sĩ cũng sẽ dùng thuốc tê giúp hạn chế tối đa đau nhức. Sau khi lấy tủy, trám răng không gây cảm giác đau vì chỉ làm lấp đầy mô răng, không xâm lấn vào cấu trúc răng của bạn.
3. Các bước trám răng lấy tủy
3.1. Thăm khám và kiểm tra tình trạng răng
Bước đầu tiên quan trọng trong quy trình trám răng lấy tủy là bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quan toàn bộ khoang miệng, đặc biệt là chụp X- quang để kiểm tra kỹ hơn. Từ đó, qua phim chụp sẽ xác định được răng nhiễm tủy viêm, tình trạng viêm nhiễm ra sao và hình dạng ống tủy như thế nào để đánh giá tổng quát, đưa ra một phác đồ điều trị và bàn bạc với bệnh nhân đi đến quyết định có bắt đầu thực hiện phương pháp này hay không.
3.2. Quy trình xử lý làm sạch răng và gây tê
Trước khi thực hiện quy trình này, răng miệng của bạn phải sạch sẽ tránh nhiễm trùng xảy ra trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng và đặc biệt là vùng răng viêm tủy của bệnh nhân, sau đó sử dụng thuốc tê với liều lượng thích hợp giúp bệnh nhân thoải mái, không đau đớn khi lấy tủy. Nếu bệnh nhân dị ứng với thuốc tê, thuốc diệt tủy là 1 giải pháp thay thế khác. Đây là bước khá quan trọng quyết định trám răng lấy tủy có đau không.
3.3. Quy trình điều trị tủy răng
Bắt đầu tiến hành lấy tủy, bác sĩ sẽ đặt đế cao su cho bệnh nhân. Mục đích của bước này là nhằm cách ly răng khỏi nướu và khoang miệng, ngăn chặn việc hóa chất có trong thuốc sẽ lọt xuống khoang miệng, rơi vào đường tiêu hóa, hô hấp ảnh hưởng nguy hiểm tới bệnh nhân.
Đế cao su cần vừa vặn, dẻo dai, ôm sát răng mà không gây khó chịu đến nướu, giúp cho bạn thoải mái, răng luôn khô, sạch khi điều trị. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ nha khoa chuyên dụng để khoan 1 lỗ nhỏ từ mặt nhai của răng tiến sâu vào ống tủy, định hình và đo lường chiều dài ống tủy.
Tiến hành hút tủy viêm ra ngoài bằng trâm tay hoặc trâm máy, đây là bước quan trọng cần thực hiện gọn gàng, cẩn thận. Sau khi hút sạch mô tủy viêm, để chắc chắn đảm bảo không còn mô tủy viêm trong răng, bác sĩ tiến hành bơm rửa và chụp X-quang, đối chiếu kết quả, đo chiều dài chân răng và chuyển sang trám bít ống tủy.
3.4. Quy trình trám răng
Sau khi chữa tủy, tùy vào mức độ và số lượng răng cần chữa có thể kéo dài trong 2-3 ngày, bác sĩ sẽ trám bít ống tủy, lấp đầy ống tủy bằng nhựa nha khoa Gutta Percha. Thân răng có thể được hàn trám lại bằng những vật liệu nha khoa có màu giống nhất với răng thật, lấp đầy mô răng bị nạo, định hình lại răng của bạn, vật liệu thường dùng là composite, sau đó dùng đèn chiếu đông để hoàn tất giúp các liên kết hoàn chỉnh. Ở bước cuối, bác sĩ điều chỉnh, đánh bóng miếng trám cho bề mặt nhẵn nhụi, không cộm và tăng tính thẩm mỹ cho răng.
3.5. Hoàn thành điều trị và hẹn tái khám
Sau khi đã kiểm tra và đối chiếu kỹ càng, tỉ mỉ, xác định không còn vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành dặn dò và hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân. Răng sau điều trị có thể yếu, giòn, dễ vỡ, mẻ,… bạn cần tuân thủ các chế độ chăm sóc của bác sĩ hoặc nhiều trường hợp sẽ được tư vấn bọc răng sứ để bảo vệ lâu dài cho răng.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- 5 phim Hoa ngữ đẹp đến từng khung hình: Siêu phẩm của Lưu Diệc Phi giúp lượng khách du lịch tăng 130%
- Nhan sắc gây sốc của “tình đầu quốc dân” Chae Rim
- Hoa hậu Thanh Thủy lên tiếng
- Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai: Cách phòng ngừa hiệu quả
- Review Mặt Nạ Bùn Khoáng Nhà La Roche-Posay