Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?

Useful
27/09/24
Lượt xem : 34 view
avatar1725248888450 1725248888900185498869 1 0 315 600 crop 17252489941901975989015
Rate this post

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?

Tuyết Hiền , 13:14 02/09/2024

Chia sẻ

Thích0

Chưa bao giờ Vpop nhộn nhịp với các hội nhóm FC như hiện tại.

  • Tiến Luật khiến “Anh trai vượt ngàn chông gai” nhận bão phẫn nộ 

  • Rhymastic có động thái ủng hộ bài viết hạ bệ, tố Trấn Thành chèn ép các Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai? 

  • Phạm Khánh Hưng và Phan Đinh Tùng có bị hạn chế xuất hiện trong tập 10 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai? 

  • Hà Lê – Hồng Sơn bị loại, “Anh trai vượt ngàn chông gai” đẫm nước mắt 

Show thực tế bùng nổ, các FC Việt “thay máu”

Thời gian gần đây, Vpop được chiếm sóng bởi hai show thực tế âm nhạc của 63 anh trai. Không chỉ “phá đảo” top trending, trở thành chủ đề nóng nhất trên các diễn đàn âm nhạc mà hai show anh trai còn thay đổi cục diện “đi đu idol” của các FC Việt.

Khán giả đại chúng đổ dồn sự chú ý đến các sao nam, thành lập thêm nhiều hội nhóm FC. Những hội nhóm này tập trung kêu gọi cày stream, ủng hộ hiện kim, dự show thần tượng và mua vật phẩm không khác gì fan thần tượng Hàn Quốc.

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 1.

SOOBIN

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 2.

và HIEUTHUHAI là hai ngôi sao đang thu về lượng người hâm mộ đông đảo hơn bao giờ hết nhờ hai show anh trai

Fan Kpop, Hoa ngữ và USUK cũng trở về “đu sao nội địa”, tạo nên nhiều xung đột trong việc vận hành FC. Trên MXH, hàng loạt cuộc tranh cãi về việc “ủng hộ idol sao cho đúng” xảy ra giữa các fandom như HIEUTHUHAI, SOOBIN (hay rộng hơn là SpaceSpeakers), Rhyder,… Loạt mặt trái trong nội bộ fan bắt đầu bị bóc trần.

Nhưng từ đây, cơ hội để các fandom Việt hoàn thiện lại càng nhiều hơn. Tuy tạo ra xung đột, nhưng lại là một tín hiệu tốt, đưa văn hoá thần tượng “thoát vòng” không chỉ phổ biến ở các cộng đồng đu idol nước ngoài.

Sự chênh lệch giữa fan “Anh Trai” và fan “Chị Đẹp”

Trước khi hai show anh trai bùng nổ, Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng đã có 1 mùa “chào sân” đầy ồn ào. Nhiều khán giả ví von, “chị đẹp” là tiền đề cho “anh trai”. Không thể phủ nhận, sân chơi Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng là nơi đưa nhiều nghệ sĩ nữ lâu năm trở lại với hào quang, điển hình như Diva Mỹ Linh có thêm tệp fan trẻ hùng hậu, được gọi là “biểu tượng meme” sau chương trình.

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 3.

Diva Mỹ Linh có thêm nhiều fan Gen Z hậu Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng

Hay Trang Pháp, Diệp Lâm Anh, Huyền Baby,… bỗng chốc trở thành thần tượng. Fan các chị đẹp cũng bắt đầu kết thành hội nhóm đông đảo. LUNAS – nhóm nhạc được thành lập bởi 5 chị đẹp còn có cả lightstick, vật phẩm riêng dành cho người hâm mộ. Nhưng rõ ràng, hiệu ứng mà Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng để lại không thể sâu rộng bằng các anh trai hiện tại.

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 4.

LUNAS – nhóm nhạc được thành lập bởi 5 chị đẹp còn có cả lightstick, vật phẩm riêng dành cho người hâm mộ. Nhưng rõ ràng, hiệu ứng để lại chưa thể bằng các anh trai

Chị Đẹp gây tranh luận, thu hút sự chú ý từ khán giả đại chúng trong thời điểm phát sóng. Tuy nhiên, để “thay máu” hoàn toàn, đưa văn hoa đu idol thâm nhập Việt Nam thì phải đến khi các anh trai xuất chiêu mới gây nên hiện tượng. Trên MXH Threads, một chủ đề thu hút tận 77 nghìn lượt xem đặt câu hỏi về sự chênh lệch giữa fan anh trai và fan chị đẹp, điều gì tạo ra sự khác biệt.

Một câu trả lời khá được cư dân mạng đồng tình khẳng định như sau: “Vì văn hóa fandom luôn bắt nguồn từ fangirl. Như về chương trình nhiều chị gái thì người ta sẽ dễ coi dễ tiếp cận nhưng không đu sâu. Còn với nam thì đối tượng là nữ sẽ tự động tìm đến nhau để build fandom đu tiếp sau đó.”

Tại sao các chương trình Anh Trai làm bùng nổ văn hoá fandom?

Nhìn từ nền công nghiệp Kpop, đều thấy được một sự thật rằng – văn hoá thần tượng được xây dựng từ fandom của các nhóm nhạc nam. Seo Taiji and Boys – nhóm nhạc khởi đầu cho kỷ nguyên Kpop vào năm 1992 là một boygroup. Sự xuất hiện của Seo Taiji and Boys đã “đánh động” các công ty giải trí. Từ đây, một loạt nhóm nhạc thần tượng ra đời, được gọi là “idol gen 1” như H.O.T, Sechs Kies, Fin K.L, S.E.S,…

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 5.

Văn hoá thần tượng hình thành từ Kpop

Văn hóa thần tượng bắt đầu hình thành, từ những hội fan đầu tiên của các nhóm nhạc gen 1, đặc biệt là fan nhóm nam. Ở thời điểm MXH chưa phát triển, các fan đời đầu “đi đu idol” hoàn toàn là tương tác thật tại show âm nhạc và tiêu thụ vật phẩm từ thần tượng. Theo các khảo sát thực tế, khán giả thường thấy ở các concert đa số là nữ. Không khó để xác định, “khách hàng” chủ yếu của Kpop là phái nữ – hâm mộ nghệ sĩ nam.

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 6.

Khán giả thường thấy ở các concert đa số là nữ

Năm 2017, xếp hạng 5 fandom lớn nhất Hàn Quốc chủ yếu là nhóm nhạc nam như BTS, BIGBANG, TVXQ,… Cũng vào thời điểm này, fandom BTS ghi nhận số người đăng ký cao gấp đôi nhóm nữ quốc dân SNSD, dù khi ấy nhóm nhạc nhà Big Hit còn chưa “toàn cầu hoá”. Đến nay, fandom lớn mạnh nhất Kpop vẫn là cộng đồng Army của BTS.

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 7.

BTS là nhóm nhạc có fandom lớn mạnh nhất Kpop

Những yếu tố để xác định sự lớn mạnh của fandom không chỉ đến từ số lượng người, mà còn là thành tích, độ nhận diện công chúng về fandom và sự chịu chi của fan trước album, concert nghệ sĩ. Vài năm gần đây, nhóm nữ chiếm sóng các BXH âm nhạc nhưng về số liệu doanh thu album, các nhóm nhạc nam vẫn áp đảo.

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 8.

SEVENTEEN lập kỷ lục album triệu bản cùng concert lấp kín SVĐ Nissan 70 nghìn khán giả nhờ fandom lâu năm chịu chi

Điển hình như SEVENTEEN – nhóm nhạc bán album khủng nhất hiện nay với kỷ lục 6.2 triệu bản cho 1 album là nhóm nam đã có 9 năm hoạt động. Nhờ fandom vững mạnh, đặc biệt tại Hàn – Nhật – Trung, SEVENTEEN liên tục phá kỷ lục triệu bản mỗi khi comeback, tour Follow mới nhất đạt doanh thu 100 triệu đô chỉ gói gọn trong một vài quốc gia châu Á. Nhóm còn lấp đầy loạt sân vận động có sức chứa từ 40 – 70 nghìn người, đặc biệt là Nissan Nhật Bản.

Qua đó có thể thấy, fandom nhóm nam hoạt động càng lâu năm, càng chịu chi. Có những nhóm đã qua thời hoàng kim, không còn phủ sóng truyền thông nhưng vẫn bán vé concert liên tục, cho thấy mức độ trung thành của fan với nghệ sĩ nam vô cùng lớn.

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 9.
Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 10.

Các FC Việt ngày càng bài bản hơn trong việc “đi đu idol”

Câu chuyện tương tự đang xảy ra với Vpop. Khi các chương trình anh trai phủ sóng, nhiều ngôi sao bước ra ánh sáng, fan đu Kpop, USUK hay sao Hoa ngữ bắt đầu đổ dồn về nội địa. Số đông tệp fan này vẫn là nữ giới, yêu thích nghệ sĩ nam. Do đó, hai chương trình anh trai dễ tạo tiếng vang hơn so với Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng.

Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc khán giả yêu thích chương trình như tương tác của dàn anh trai – chị đẹp, âm nhạc, sự dẫn dắt của MC,… Tất cả đều ảnh hưởng đến việc dân tình “đu idol”. Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng mùa 1 hot nhưng cũng không kém thị phi. Nhiều cái tên thậm chí còn bị ác cảm hậu cuộc thi như Lệ Quyên, MLee,…

Tại sao các chương trình Anh Trai bùng nổ văn hoá fandom hơn Chị Đẹp?- Ảnh 11.

Chị Đẹp đang khởi động mùa 2, ngay sau khi Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hoàn thành

Hiện tại, Chị Đẹp đang khởi động mùa 2, ngay sau khi Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hoàn thành. Để có được kết luận chuẩn xác, cần phải theo dõi mùa hai Chị Đẹp Đạp Gió để đo lường hiệu ứng hai chương trình tạo ra.

—————–

Nguồn afamily:Source