Thai nhi quay đầu sớm có sao không, nguyên nhân, mẹ nên làm gì

Useful
30/11/23
Lượt xem : 87 view
Rate this post

Các biểu hiện thay đổi của thai nhi, đặc biệt là hiện tượng thai nhi quay đầu sớm, thường khiến các mẹ, đặc biệt với lần đầu mang thai hoang mang. Vậy, đây là dấu hiệu tốt hay xấu, nguyên nhân và cách xử lý ra sao? Cùng tìm lời giải đáp nhé!

1. Dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm như thế nào?

1.1. Hiện tượng thai nhi quay đầu là như thế nào

Tư thế thai quay đầu xuống dưới, phần gáy và vai về phía bụng sẽ tạo nên áp lực lên tử cung và được gọi là thai nhi quay đầu. Hiện tượng thai quay đầu, hay còn gọi là thai nhi ngôi đầu là báo hiệu cho mẹ biết rằng mẹ có thể sinh thường. Khi đến thời điểm sinh, tử cung sẽ mở rộng và các cơn co thắt xuất hiện, ra hiệu quá trình sinh bắt đầu.

Quay đầu thai nhi báo hiệu thời kỳ sắp sinh của mẹ bầu

Quay đầu thai nhi báo hiệu thời kỳ sắp sinh của mẹ bầu (Nguồn: baodinhduong.com)

1.2. Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu

Theo các chỉ số phát triển, tư thế nằm của thai nhi tuần 30 trở đi cho thấy, trong giai đoạn gần sinh ở tuần 34 hay 35, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu. Đặc biệt với các phụ nữ mang thai lần 2 thì thời gian thai quay đầu có thể trễ hơn, khoảng tuần 36 và 37. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nhất là đối với mang thai lần đầu, sẽ xảy ra trường hợp thai nhi quay đầu sớm ở tuần 28.

1.3. Thai nhi quay đầu mấy lần

Đối với một chu kỳ thai sản thông thường, kể cả đối với khi thai nhi đã quay đầu sớm, thai sẽ chỉ có thể quay đầu một lần duy nhất và giữ nguyên tư thế thai cho đến kỳ sinh. Nguyên nhân là do tử cung thường ôm thai nhi để cố định, nên khi thay đổi tư thế, khoang chứa đã trở nên chật hẹp và không còn diện tích để di chuyển, thay đổi thêm một lần nào nữa.

1.4. Làm sao mẹ biết thai nhi quay đầu

Ngoài việc chuẩn bị các vật dụng cần thiết dành cho mẹ và bé yêu, sẵn sàng cho sự chào đời của con, mẹ cần nghiêm túc theo dõi sát sao kỳ thai sản của mình. Đặc biệt, bắt đầu từ tuần thứ 5, mẹ bầu có thể biết được thai nhi sẽ quay đầu theo chiều thuận lợi cho việc sinh hay không.

Trên thực tế, không có một dấu hiệu đặc trưng nào cho thấy việc thai nhi đã quay đầu hay thai nhi quay đầu sớm hay không. Thông thường, các hình ảnh, chỉ số siêu âm sẽ cho biết chính xác nhất tình trạng của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dự đoán xem thai đã quay đầu hay chưa bằng cách thông qua vị trí của thai, cử động tay và chân của bé trong bụng mẹ xem trẻ đạp ở vùng trên hay dưới bụng để xác định. Đặc biệt, để kỳ thai sản diễn ra êm đẹp nhất, hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

Thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất trong kỳ thai sản

Thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất trong kỳ thai sản (Nguồn: vicare.vn)

2. Em bé quay đầu sớm có sao không?

Chắc chắn các mẹ bầu sẽ thắc mắc liệu thai nhi quay đầu sớm có tốt không? Với các trường hợp thai nhi quay đầu sớm mà mẹ vận động nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sinh son, hay còn gọi là sinh sớm. Do đó, khi được chẩn đoán và xác định thai nhi đã quay đầu, mẹ cần giảm vận động, các hoạt động cơ thể cần được lưu ý nhẹ nhàng để tránh thai tụt sớm xuống khung xương chậu khiến sinh non.

Tuỳ vào thời gian trẻ quay đầu để xác định tình trạng sinh

Tuỳ vào thời gian trẻ quay đầu để xác định tình trạng sinh (Nguồn: mammedioggi.it)

3. Nguyên nhân thai nhi quay đầu sớm

Đối với từng cơ địa của sản phụ và phụ thuộc vào số lần mang thai sẽ ảnh hưởng đến việc thai nhi quay đầu sớm hay không? Chẳng hạn, với các mẹ mang thai lần đầu sẽ có thời gian thai quay đầu sớm hơn, và nếu thai quay đầu sớm từ tuần 28 đến tuần 30 thì vẫn được xét là quá trình tự nhiên, không đáng lo.

4. Thai nhi đã quay đầu mẹ nên làm gì?

4.1. Hạn chế ngồi quá nhiều

Đối với các sản phụ có thai đã quay đầu hoặc quay đầu sớm, cần hạn chế việc ngồi xổm, ngồi lâu trên ghế. Đặc biệt nên để đầu gối thấp hơn phần hông, nên chọn các loại ghế đổ người hướng về phía trước hoặc kê một gối, đệm ngồi êm ái không trơn trượt trên mặt ghế trước khi ngồi và cần thay đổi tư thế, vận động nhẹ sau thời gian dài.

4.2. Đầu gối thấp hơn mông khi nằm

Tương tự với khi ngồi, nên để phần đầu gối thấp hơn phần mông khi nằm. Bạn có thể kê mông bằng đệm hoặc gối khi nằm và hãy nhớ thay đổi tư thế, không nên nằm một tư thế trong thời gian dài.

4.3. Nằm nghiêng

Việc nằm nghiêng không chỉ giúp mẹ ngủ ngon hơn, giảm áp lực, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tạo không gian trống để trẻ có thể cử động, xoay chuyển và tương tác mới mẹ hơn.

Mẹ thực hiện các thao tác, hành động để việc quay đầu của thai trở nên dễ dàng

Mẹ thực hiện các thao tác, hành động để việc quay đầu của thai trở nên dễ dàng (Nguồn: giadinhtre.vn)

Các mẹ cần đọc kỹ các thông tin về việc thai nhi quay đầu sớm trong bài viết này, để có thể trang bị cho mình hành trang tốt nhất, trong suốt quá trình mang thai. Việc nghiêm túc đăng ký kỳ thai sản trọn gói tại các bệnh viện uy tín sẽ giúp giảm stress, áp lực, lo lắng khi mang thai của mẹ, đồng thời chăm sóc và theo dõi sức khoẻ tốt nhất cho thai nhi.