‘Thành trì’ của đĩa mềm đã sụp đổ

Useful
17/07/24
Lượt xem : 62 view
floppy still
Rate this post

Công nghệ

Mini Magazine

‘Thành trì’ của đĩa mềm đã sụp đổ

Sau hai năm “tuyên chiến”, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông báo chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng đĩa mềm.

Ngày 3/7, chính phủ Nhật Bản cuối cùng chính thức ra thông báo loại bỏ đĩa mềm trong mọi hệ thống sau hai thập kỷ kể từ thời hoàng kim của thiết bị này, một cột mốc được mong đợi từ lâu trong chiến dịch hiện đại hóa bộ máy hành chính.

Đến giữa tháng trước, Cơ quan Kỹ thuật số Nhật Bản đã bãi bỏ toàn bộ 1.034 quy định quản lý việc sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một điều khoản về quản lý hệ thống môi trường liên quan tới tái chế phương tiện giao thông.

Sự ám ảnh với đĩa mềm của người Nhật

Floppy disk (đĩa mềm) từng là phương tiện lưu trữ phổ biến nhất. Trước thời đại của CD và DVD, sản phẩm này từng “thống trị” thị trường máy tính những thập niên 1980 và 1990 tại Mỹ.

Được tạo từ một đĩa nam châm mỏng và nhựa, nó có thể chứa dữ liệu 1,44 MB. Với thế hệ 7X, đĩa mềm chính là biểu tượng của sự tiến bộ trong công nghệ.

Tuy nhiên, qua thời gian, thiết bị lưu trữ này sau đó đã bị “khai tử” ở phần lớn quốc gia và thay bằng các giải pháp lưu trữ hiệu quả hơn. Theo thống kê, phải cần 20.000 đĩa mềm mới tương đương một thẻ nhớ 32 GB.

Trong khi người dùng tại nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng những phương tiện lưu trữ mới hơn, cho đến tận năm 2022, nhiều cơ quan hành chính tại Nhật vẫn dùng đĩa mềm để lưu và trao đổi dữ liệu.

dia mem anh 1

Cho đến tận năm 2022, nhiều cơ quan hành chính tại Nhật vẫn dùng đĩa mềm để lưu và trao đổi dữ liệu. Ảnh: Boing Boing.

Theo Nikkei, việc những cơ quan hành chính của thủ đô Nhật Bản vẫn níu kéo công nghệ lỗi thời cho thấy việc chuyển đổi sang số hóa hoàn toàn vẫn rất khó khăn.

Năm 2022, ông Taro Kono, Bộ trưởng Kỹ thuật số Nhật Bản cho biết khoảng 1.900 thủ tục giấy tờ của chính phủ Nhật Bản vẫn yêu cầu nộp các loại đĩa, bao gồm đĩa mềm, CD và MD (MiniDisc). Ngoài ra, còn có 157 thủ tục yêu cầu nộp đơn trong đĩa quang, đĩa từ hoặc băng từ.

Tháng 12/2021, trang Mainichi tại Nhật đưa tin cảnh sát Tokyo làm mất 2 đĩa mềm, chứa thông tin của 38 đơn đăng ký chương trình nhà ở xã hội.

Lực lượng chịu trách nhiệm các vấn đề kỹ thuật số tại Nhật cho biết rào cản pháp lý gây khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại như lưu trữ đám mây.

Yoichi Ono, trưởng phòng tài chính quận Meguro cho rằng lý do mọi người vẫn còn dùng đĩa mềm là bởi chúng “gần như không bao giờ hỏng và mất dữ liệu”. Tại quận này, thông tin lương của cán bộ vẫn được lưu trữ trên đĩa mềm, sau đó chuyển tới ngân hàng để giao dịch.

Năm 2019, ngân hàng Mizuho đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi khi thông báo thu phí 50.000 yen (khoảng 438 USD) mỗi tháng với khách hàng dùng ổ lưu trữ vật lý, bao gồm cả đĩa mềm.

Ngân hàng này cho biết việc đĩa mềm không còn được sản xuất, và chi phí bảo trì đầu đọc đĩa là những lý do khiến họ phải thu phí.

dia mem anh 2

Việc đĩa mềm không còn được sản xuất khiến chi phí bảo trì đầu đọc đĩa rất tốn kém. Ảnh: Pexels.

Nhật Bản không phải đất nước duy nhất muốn loại bỏ hoàn toàn những công nghệ lỗi thời. Theo Bloomberg, Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ mới loại bỏ hoàn toàn đĩa mềm khỏi hệ thống điều khiển hạt nhân vào năm 2019.

Chiến thắng lịch sử

Bên cạnh việc lỗi thời và tốn kém, điều đáng lo là nguồn cung đĩa mềm đang cạn dần và một ngày nào đó sẽ cạn kiệt khi không còn ai sản xuất nó nữa. Sony, một trong những nhà sản xuất ổ đĩa 3,5 inch đầu tiên, dừng bán từ năm 2010.

“Cá nhân tôi nghĩ rằng đĩa mềm nên ‘chết’. Đó là một phương tiện lưu trữ độc hại vì về cơ bản, đĩa mềm là rác thải nhựa. Nó thực sự là thứ không nên tồn tại nữa”, nhà văn kiêm nhà làm phim Florian Cramer nói.

Lúc mới nhậm chức đầu tháng 8/2022, việc đầu tiên mà ông Kono làm là thẳng thắn phê bình việc sử dụng máy fax và con dấu “hanko” trong các thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch Covid-19.

Khi còn là Bộ trưởng Cải cách hành chính từ năm 2020-2021, ông Kono đã hạn chế sử dụng máy fax và hanko nhưng chưa hiệu quả.

Trong bài đăng trên Twitter ngày 31/8/2022, người đứng đầu Cơ quan Kỹ thuật số Nhật Bản mới chính thức công bố chiến dịch “tuyên chiến” với đĩa mềm.

dia mem anh 3

Dù đã chiến thắng nhưng có thể sẽ mất một thời gian trước khi chính phủ Nhật Bản sẵn sàng từ bỏ một số công nghệ cũ. Ảnh: Wired.

“Chúng tôi sẽ nhanh chóng xem xét lại các thủ tục. Hiện tại người ta có thể mua đĩa mềm ở đâu chứ?”, ông Kono cho biết trong buổi họp báo ngày 30/8.

Dù đã chiến thắng, nhưng theo Ars Technica, có thể sẽ mất một thời gian trước khi chính phủ Nhật Bản sẵn sàng từ bỏ một số công nghệ cũ.

Cụ thể, một số quan chức chính phủ được cho là đã phản đối việc chuyển sang dùng điện toán đám mây cho các hệ thống hành chính. Ông Kono đã thúc giục các văn phòng chính phủ ngừng yêu cầu con dấu cá nhân hanko từ năm 2020, nhưng theo The Japan Times , việc chuyển đổi từ con dấu sang điện tử đang diễn ra với “tốc độ chậm chạp”.

Bên cạnh đó, nhiều nơi làm việc ở Nhật Bản cũng lựa chọn máy fax thay vì email. Thậm chí, kế hoạch loại bỏ máy fax khỏi các văn phòng chính phủ vào năm 2021 đã bị hủy bỏ do gặp phải sự phản đối.

Những nhà khoa học tiên phong

“Những nhà khoa học tiên phong” là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Thành phố cạnh Thung lũng Silicon vẫn dùng ‘đồ cổ’ cho giao thông

Cơ quan giao thông thành phố San Francisco vẫn chưa thể từ bỏ đĩa mềm, ít nhất là cho đến năm 2030.

Studio game Viet dang kham pha cac thi truong nuoc ngoai hinh anh

Studio game Việt đang khám phá các thị trường nước ngoài

0

Tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhiều nhà phát triển game Việt Nam đang tìm kiếm những thị trường mới.

Nghe thuat 'thao tung' nhung qua penalty cua Emiliano Martinez hinh anh

Nghệ thuật ‘thao túng’ những quả penalty của Emiliano Martinez

0

Những quả penalty khi đối đầu với Emiliano Martinez đang trở thành nỗi khiếp sợ với bất kỳ cầu thủ nào. Trên chấm 11 m, thủ môn người Argentina đơn giản là một chốt chặn kiên cố.

Lam sao khi xac thuc sinh trac hoc nhung khong biet quet CCCD o dau hinh anh

Làm sao khi xác thực sinh trắc học nhưng không biết quét CCCD ở đâu

0

Một công ty Việt Nam vừa giới thiệu công cụ xác định vị trí đọc chip NFC, giúp người dùng quét CCCD để đồng bộ dữ liệu với app ngân hàng.

Anh Tuấn

đĩa mềm

Nhật Bản

Floppy disk

Bạn có thể quan tâm