Thủ tướng: Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200km cao tốc cho ĐBSCL

Useful
19/07/24
Lượt xem : 55 view
z56288021130016e2219405314af06ad002347f2d6c603 17208420889402138796318 0 0 1600 2560 crop 17208542443871908452308
Rate this post

Mở thêm nút giao tạo đà phát triển

Tiếp tục chuyến công tác tại miền Tây, sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đến kiểm tra tại công trường dự án thành phần 2 và 3 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (cao tốc trục ngang) qua Cần Thơ và Hậu Giang.

Tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cùng lãnh đạo bộ, ngành và các địa phương có cao tốc trục ngang đi qua.

Thủ tướng: Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200km cao tốc cho ĐBSCL- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cùng lãnh đạo bộ, ngành, các địa phương trên công trường dự án cao tốc trục ngang qua Hậu Giang – Ảnh: Lê An.

Có mặt trên công trường dự án thành phần 3 cao tốc trục ngang qua Hậu Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, kết nối tuyến cao tốc trục dọc Cần Thơ – Cà Mau. Qua đó tạo dư địa cho các địa phương phát triển. 

Chúng ta đang phấn đấu, quyết tâm trong nhiệm kỳ này hoàn thành khoảng 600km cao tốc tại ĐBSCL và nhiệm kỳ sau tiếp tục hoàn thành khoảng 600km còn lại, để ĐBSCL có khoảng 1.200km cao tốc theo quy hoạch. Cùng với hệ thống giao thông thủy nội địa, các cảng lớn, như Cái Cui, Ô Môn, Trần Đề, các sân bay, chúng ta sẽ cơ bản giải quyết vấn đề giao thông cho ĐBSCL”.

Đối với Hậu Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và ghi nhận sự nỗ lực của địa phương, đã quyết liệt trong khi thi công dự án.

Để đảm bảo tiến độ dự án, Thủ tướng chỉ đạo Hậu Giang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết tâm, nỗ lực hơn nữa khắc phục, vượt các khó khăn đưa dự án về đích đúng tiến độ. 

Chủ đầu tư và nhà thầu cần tập trung đẩy nhanh tiến độ, phát huy hết tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, làm ngày, làm đêm, theo tinh thần 4 tại chỗ, tạo nên phong trào thi đua trên công trường.

Thủ tướng: Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200km cao tốc cho ĐBSCL- Ảnh 2.

Thủ tướng động viên tinh thần công nhân trên công trường – Ảnh: Lê An.

Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang làm các tuyến cao tốc tại địa phương vừa làm vừa hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển. Từ đó, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, “ly nông bất ly hương”. Đồng thời hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống tưới tiêu, chống sạt lở, hệ thống đường giao thông, xây dựng phố trong làng…

Liên quan đến kiến nghị đầu tư thêm nút một nút giao tại dự án thành phần 3, Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với địa phương để triển khai thực hiện. 

Báo cáo với Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, dự án có hai gói thầu xây lắp, sản lượng thi công đến thời điểm hiện tại hơn đạt 14%, chậm 26% so với kế hoạch dự kiến. 

UBND tỉnh đã chỉ đạo chủ đầu tư và nhà thầu huy động thiết bị, nhân lực, tập trung thi công bù đắp tiến độ ngay sau khi có cát.

“Toàn tuyến có hai nút giao, trong đó có một nút giao với quốc lộ 61C, một nút giao với cao tốc trục dọc. Tỉnh đã lập quy hoạch đầu tư xây dựng các khu công nghiệp dọc theo tuyến và nút giao, để tận dụng khai thác các nút giao này. 

Thủ tướng: Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200km cao tốc cho ĐBSCL- Ảnh 3.

Thủ tướng nhấn mạnh, cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, kết nối tuyến cao tốc trục. Tạo dư địa cho các địa phương, trong đó có Hậu Giang phát triển.

Tỉnh kiến nghị bổ sung thêm một nút giao tiếp giáp Cần Thơ và phía Bắc kênh Xà No tại khu vực đường tỉnh 929, góp phần cho việc phát triển kênh Xà No, kết nối với Cần Thơ”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang kiến nghị.

Thông tin thêm với Thủ tướng, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, tại vị trí đề xuất đầu tư nút giao là huyện đông dân nhất (huyện Phụng Hiệp) của tỉnh, cuộc sống của người dân còn khó khăn.

Ngoài ra, nút này cách khu du lịch Lung Ngọc Hoàng khoảng 10km. Vì vậy việc đầu tư thêm một nút giao có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần cho sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng, tỉnh Hậu Giang nói chung.

Phản hồi ý những kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, cơ bản thống nhất với đề xuất của tỉnh. Đồng thời đề nghị Hậu Giang bổ sung việc bố trí nút giao kết nối các tuyến đường bộ cao tốc với mạng lưới giao thông trên địa bàn vào quy hoạch. Nghiên cứu ưu tiên bố trí vốn và chủ động huy động nguồn lực để đầu tư.

Thủ tướng: Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200km cao tốc cho ĐBSCL- Ảnh 4.

Thủ tướng trò chuyện cùng công nhân trên công trường nút giao Lộ Tẻ – Rạch Sỏi thuộc dự án thành phần 2 – Ảnh: Nguyên Việt.

Cao tốc trục ngang qua Cần Thơ có đủ 7 triệu m3 cát

Trước đó, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Thủ tướng cũng đã đến công trường nút giao Lộ Tẻ – Rạch Sỏi. Thủ tướng thăm hỏi, tặng quà và động viên những công nhân đang làm việc trước khi nghe báo cáo tình hình xây dựng cao tốc trục ngang qua Cần Thơ.

Báo cáo với Thủ tướng, ông Lê Minh Cường, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ (chủ đầu tư dự án thành phần 2) cho biết, dự án hiện đã đủ nguồn cát đắp nền. 

“Tỉnh Tiền Giang đã cam kết hỗ trợ Cần Thơ ba mỏ cát trên địa bàn tỉnh. Dự án đã không còn thiếu cát”, ông Cường cho biết.

Việc tìm đủ nguồn cung cấp cát là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương trong thời gian qua.

Cụ thể, theo báo cáo của chủ đầu tư, sau buổi làm việc của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà với các bộ, ngành, địa phương hồi cuối tháng 6, Phó thủ tướng đã kết luận tỉnh Tiền Giang cung ứng cát cho các dự án giao thông trong vùng. 

Trong đó, dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được cấp khoảng 4,55 triệu m3. Từ kết luận này, thành phố Cần Thơ và tỉnh Tiền Giang đã hai lần làm việc và thống nhất cam kết hỗ trợ cho Cần Thơ ba mỏ cát.

Thủ tướng: Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200km cao tốc cho ĐBSCL- Ảnh 5.

Chủ đầu tư dự án thành phần 2 báo cáo với Thủ tướng tin vui dự án đã có đủ 7 triệu m3 cát – Ảnh: Nguyên Việt.

Đó là các mỏ: An Nhơn (huyện Cái Bè) trữ lượng khoảng 0,9 triệu m3; Ngũ Hiệp 1 và Ngũ Hiệp 2 (huyện Cai Lậy) với trữ lượng 1,2 triệu m3 và 2,5 triệu m3. Tổng trữ lượng của ba mỏ khoảng 4,7 triệu m3.

Toàn dự án thành phần 2 cần 7 triệu m3 cát. Tỉnh An Giang đã cấp mỏ cát ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới với khoảng 2,4 triệu m3 cát đạt yêu cầu thi công cao tốc (đã khai thác hồi giữa tháng 4/2024).

Việc tỉnh Tiền Giang cam kết hỗ trợ thêm 4,7 triệu m3 cát, như vậy dự án đã đủ 7 triệu m3 để các nhà thầu yên tâm thi công.

Giải được bài toán vật liệu, dự án thành phần 2 chỉ còn vướng mắc công tác di dời hạ tầng kỹ thuật. Lắng nghe báo cáo của chủ đầu tư, Thủ tướng cho biết, những khó khăn sẽ được tháo gỡ trong buổi làm việc với các địa phương, ngành chức năng trong buổi làm việc chiều cùng ngày. 

Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài 188,2km đi qua bốn tỉnh thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc thành phố Châu Đốc (An Giang) và điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, kết nối đường dẫn cảng Trần Đề (Sóc Trăng), với tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng. Dự kiến, toàn tuyến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2027.
Trong đó, dự án thành phần 1 tại tỉnh An Giang có chiều dài 57,2km, dự án thành phần 2 tại thành phố Cần Thơ dài 37,2km, dự án thành phần 3 tại tỉnh Hậu Giang dài gần 37km và dự án thành phần 4 tại tỉnh Sóc Trăng dài 56,9km.
Giai đoạn 1, dự án được đầu tư quy mô phân kỳ 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ được đầu tư quy mô 6 làn xe.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source