Thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé theo chuẩn dinh dưỡng sẽ giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, ăn dặm đủ chất tránh được các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển.

Thời điểm nên cho bé ăn dặm

Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia thì một đứa trẻ tăng trưởng bình thường, cân nặng tăng từ 500 – 600g/tháng thì sữa mẹ hoàn toàn đủ cho bé trong 6 tháng đầu.

Từ tháng thứ 6 là thời điểm tốt nhất cho bé tập ăn dặm. Từ tháng thứ 7 trở đi cho bé ăn dặm. Do thời điểm này, sữa mẹ ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu nên cần phải bổ sung dưỡng chất cho trẻ.

Từ tháng thứ 6 là thời điểm tốt nhất cho bé tập ăn dặm
Từ tháng thứ 6 là thời điểm tốt nhất cho bé tập ăn dặm

Những dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ từ sau 6 tháng trở đi đó là sắt, protein, canxi, DHA, folate và choline…mà những dưỡng chất này sau giai đoạn sơ sinh cần phải bổ sung qua chế độ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, thời điểm trẻ từ 5,5 tháng trở đi chúng hoạt động nhiều hơn, tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn nên lượng dưỡng chất cần bổ sung sẽ nhiều hơn và sữa mẹ lúc này là không đủ.

Lên thực đơn ăn dặm cho bé cần lưu ý những gì?

Nấu chín, nghiền nhỏ thức ăn

  • Bổ sung các loại rau, củ
  • Bé 6 – 8 tháng phải nghiền nhỏ thức ăn nếu không bé rất dễ hóc
  • Đối với bé 10 – 12 tháng tuổi thức ăn không cần nghiền nhỏ, có thể ăn các thức ăn mềm, thức ăn nấu nhuyễn, cháo, bột có thêm chút “cái” để kích thích nướu giúp mọc răng, phát triển răng.
Những điều cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé
Những điều cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé

Phối hợp các nhóm thức ăn với nhau

4 dưỡng chất cần thiết là tinh bột, đạm, vitamin và chất béo cần kết hợp với nhau. Cân đối các nhóm tinh bột như khoai, gạo, mì…bổ sung thêm đạm có trong thịt, cá, trứng, tôm, cua…vitamin và khoáng chất có trong cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ…và cuối cùng là chất béo của dầu hoặc mỡ.

Tuân thủ an toàn thực phẩm

Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Thực phẩm dùng chế biên món ăn phải tươi sạch và có nguồn gốc rõ ràng.

Những điều cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé
Những điều cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé theo độ tuổi

Độ tuổi

Thực đơn

Bé 6 tháng tuổi– Sử dụng bột ăn dặm loãng hoặc thức ăn nghiền, xay

– Cho bé bú mẹ + 01 bữa ăn dặm. Lượng thức ăn thích hợp: 100 – 200ml

Bé 7 tháng tuổi– Sử dụng bột ăn dặm đặc hoặc thức ăn nghiền, thái nhỏ. 02 bữa ăn + bú mẹ. Lượng thức ăn thích hợp: 200ml

– Ăn dặm trái cây, rau xanh, thịt nhuyễn

– Cho bé ăn bột ăn dặm ngũ cốc để bổ sung sắt

Bé 8 tháng tuổi– Lượng thức ăn thích hợp: 230ml

– Sử dụng bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để con có thể cầm, nắm được

– Số bữa ăn tăng lên, 03 bữa ăn + bú mẹ

Bé 9 -11 tháng tuổi– Lượng thức ăn thích hợp: 250 – 300ml

– Các loại hoa quả, rau củ theo mùa

– Cho bé ăn cháo, thức ăn thái khúc

– Kết hợp bú mẹ + 03 bữa ăn dặm

Bé 12 tháng tuổi– Mỗi bữa 01 bát cháo khoảng 250-300 ml gồm có: thịt hoặc cá, tôm, trứng,… và rau xanh

Gợi ý thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho bé

1. Cháo cá, cà rốt

Nguyên liệu: 50g cà rốt, 30g cá thịt trắng, ½ thìa cafe rong biển tươi hoặc khô, ½ thìa cafe bột gạo.

Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, cắt nhỏ khoảng 1mm rồi luộc chín kỹ, nghiền nhuyễn. Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa vừa 1 – 2 phút cho mềm. Cá làm sạch, bỏ da hấp chín, bỏ xương và nghiền nhuyễn. Cho tất cả các nguyên liệu cá, cà rốt, rong biển vào nồi đun khoảng 3 phút. Cho bột gạo hòa tan với chút nước vào khuấy đều, chờ sôi trở lại là được.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé - Cháo cá, cà rốt
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé – Cháo cá, cà rốt

2. Cháo thịt gà, bí đỏ

Nguyên liệu: gạo tẻ, thịt gà cắt miếng, bí đỏ cắt miếng, phô mai

Cách làm:

– Gạo tẻ bỏ nấu cháo.

– Thịt gà luộc hoặc hấp chín, xé nhỏ và nghiền nhuyễn.

– Bí đỏ làm sạch, luộc chín rồi nghiền nhuyễn. Cuối cùng cho thịt gà, bí đỏ và 1 viên phô mai vào nồi cháo đun nóng lên là được.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé - Cháo thịt gà, bí đỏ
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé – Cháo thịt gà, bí đỏ

3. Soup khoai tây, cà rốt và táo

Nguyên liệu: ½ chén táo xắt nhỏ, cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu, khoai tây xắt nhỏ, 1 thìa dầu ăn, nước và hành thái nhỏ

Cách làm:

– Táo, cà rốt và khoai tây xào qua, cho nước vào nấu chín nhừ.

– Nghiền nhuyễn sau đó cho bé ăn.

4. Cháo yến mạch rau củ

Nguyên liệu: 200ml nước lọc, 20g cà rốt luộc chín mềm thái hạt lựu, 20g khoai lang luộc chín thái nhỏ, 30g yến mạch

Cách làm:

– Ngâm hạt yến mạch 15 – 20 phút cho nở rồi hòa với 200ml nước.

– Cho hỗn hợp yến mạch lên bếp đun 10 phút thành cháo chín, cho khoai lang, cà rốt đã nghiền nhuyễn vào nồi, đun nhỏ lửa vài phút là được.

Cháo yến mạch rau củ
Cháo yến mạch rau củ

5. Cháo cá hồi, cà rốt, cải bó xôi

Nguyên liệu: Cá hồi, cà rốt và một ít cải bó xôi

Cách làm:

– Xào chín cá hồi với dầu ăn, sau đó tán nhuyễn cá cho bé dễ ăn.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch,luộc chín và nghiền nhuyễn.

– Cải bó xôi chọn cọng non, rửa sạch, chần qua với nước luộc cà rốt.

– Múc một chén cháo trắng, hoặc tùy lượng theo độ tuổi của con và đun trên bếp lửa nhỏ. Sau đó cho cá hồi, cà rốt vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải bó xôi vào đảo đều. Khoảng 1 phút thì tắt bếp, cho thêm một thìa cà phê dầu oliu.

3.7/5 – (128 bình chọn)