Tiếng Anh khó thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học nếu chỉ học để thi

Useful
29/10/24
Lượt xem : 61 view
thi sinh dai hoc 1 17241451200871378344346 332 0 1672 2560 crop 17296715941871058156288
Rate this post

Trước yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường, không chỉ là một mục tiêu xa vời mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Tuy nhiên, để thực hiện được yêu cầu trên là điều không dễ dàng, đảm bảo sự phù hợp với từng vùng miền.

Phân tích từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 môn tiếng Anh cho thấy, cả nước có 906.542 thí sinh tham gia thi bài thi tiếng Anh, trong đó điểm trung bình là 5,51 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4,6 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 386.861 (chiếm tỉ lệ 42,674%). Qua số liệu, có thể thấy tiếng Anh là môn học trong nhóm có điểm thi tốt nghiệp thấp nhất.

[wpcc-iframe src=”https://flo.uri.sh/visualisation/12362962/embed” title=”Interactive or visual content” class=”flourish-embed-iframe” frameborder=”0″ scrolling=”no” sandbox=”allow-same-origin allow-forms allow-scripts allow-downloads allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-top-navigation-by-user-activation”]

Theo thống kê 10 tỉnh thành có điểm trung bình môn tiếng Anh cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đó là Tp.HCM (6,73 điểm), Bình Dương (6,65 điểm), Bà Rịa-Vũng Tàu (6,22 điểm), Hà Nội (6,19 điểm), Đà Nẵng (6,1 điểm); Vĩnh Phúc (6,07 điểm), Hải Phòng (5,98 điểm), Bắc Ninh (5,97 điểm), Nam Định (5,85 điểm), Ninh Bình (5,83 điểm).

Ngược lại, những địa phương có điểm thi môn Tiếng Anh thấp nhất là Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Đắk Nông.

Tránh “cào bằng” giữa các địa phương

Là giáo viên tiếng Anh tại vùng núi xa xôi, trước yêu cầu mới cô giáo Phạm Thị Liên – Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh, Trường THPT Vị Xuyên, Hà Giang bày tỏ vừa mừng, vừa lo.

Mừng lời bởi, theo cô Liên: “Đề án đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là bước tiến rất lớn, thể hiện quyết tâm hội nhập của giáo dục Việt Nam. Trang bị ngôn ngữ cho học sinh là điều cần thiết, vì đây không chỉ để giúp các em tiếp cận với thế giới, mà còn tạo ra cơ hội việc làm, định hướng tương lai và phát triển kỹ năng cần thiết”.

Cùng với đó, theo cô giáo nếu các tỉnh/thành phố lớn như Tp.HCM nếu thực hiện được sẽ tạo động lực lớn cho các giáo viên, học sinh các địa phương khác, đặc biệt là các vùng núi khó khăn.

Tiếng Anh khó thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học nếu chỉ học để thi - Ảnh 1.

Cô giáo Phạm Thị Liên – Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh, Trường THPT Vị Xuyên, Hà Giang (Ảnh: NVCC).

Tuy nhiên, cô giáo Phạm Thị Liên cũng nhận thấy kỳ vọng đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, không phải là dễ dàng đối với tất cả các địa phương, đặc biệt như Hà Giang, là một trong những “điểm trũng” của môn học này.

“Nơi nào có điều phù hợp thì chúng ta đẩy mạnh thực hiện, tránh tạo áp lực cho những cơ sở chưa đủ khả năng,”cào bằng” khi thực hiện chính sách này. Quá trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học cần có lộ trình lâu dài, phù hợp, nhưng không tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng miền”, cô giáo chia sẻ quan điểm.

Riêng đối với Hà Giang, cô Liên cũng cho rằng thách thức lớn nhất đó là công nghệ hỗ trợ, đặc biệt nguồn lực giáo viên. Ở khu vực này, học sinh chỉ có cơ hội học tiếng Anh căn bản, để đạt trình độ cao hơn cần có chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên một cách bài bản.

Thay đổi tư duy trong việc học tiếng Anh

Ngay cả những thành phố lớn như Hà Nội, thực hiện lộ trình này cũng thể một sớm, một chiều. Ông Lê Đức Thuận – Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình, Hà Nội phân tích, mặc dù là địa bàn trung tâm, Ba Đình có xếp hạng giáo dục đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Đây cũng là nơi học sinh, phụ huynh có nhu cầu cao học tiếng Anh.

Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều hạn chế khi không đủ số lượng giáo viên, đặc biệt là giáo viên giỏi, đáp ứng yêu cầu để tham gia quá trình nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh.

Ngoài ra, ông Thuận cũng nhận thấy mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ hiện nay vẫn còn tình trạng vì mục đích thi cử, điểm số thay vì chất lượng. Nhiều học sinh rất tự tin về kỹ năng đọc và viết, nhưng giao tiếp còn nhiều hạn chế.

Tiếng Anh khó thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học nếu chỉ học để thi - Ảnh 2.

Học sinh cần thay đổi tư duy học tập môn tiếng Anh (Ảnh: Hữu Thắng).

Qua thực tiễn luyện thi, trao đổi với Người Đưa Tin, cô giáo Nguyễn Minh Oanh – Giám đốc điều hành Trung tâm Hà Vũ English AZ nhận thấy, việc học tiếng Anh hiện nay của học sinh vẫn chủ yếu phục vụ để thi, đi du học thay vì để sử dụng như một ngôn ngữ, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu và tiến bộ của các em.

“Phần lớn hiện nay việc luyện thi tiếng Anh vẫn tập trung cả các em cuối cấp, đi học trong thời gian ngắn với mục tiêu có điểm số tốt, để đỗ vào các trường mình mong muốn. Với tư duy điểm số, học để thi, cùng với việc thiếu môi trường để giao tiếp, nên học sinh có thể thi được điểm cao, nhưng lại không tự tin giao tiếp, sử dụng hằng ngày như một ngôn ngữ thứ 2”, cô Minh Oanh bày tỏ.

  • Hà Nội: 1.900 giáo viên tiếng Anh được đào tạo nâng chuẩn IELTS

Theo cô giáo, cần có sự thống nhất trong nhà trường sao cho các em không chỉ dừng lại việc học tiếng Anh trong một giờ dạy, mà phải có được “không gian” sử dụng hằng ngày, liên tục và từ những hoạt động vui chơi. Có như vậy, tiếng Anh mới có thể trở thành ngôn ngữ đời thường, không còn hàn lâm, học thuật.

Lộ trình nào để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2?

Theo TS.Nguyễn Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội có thể hiểu, để có thể đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, thì người học và người dạy không chỉ dừng ở việc dạy và học tiếng Anh như một ngoại ngữ mà còn cần sử dụng tiếng Anh như một công cụ để học kiến thức, kỹ năng của một số môn học.

Tuy nhiên, để đại diện Trường Đại học Hà Nội cho rằng để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 hiện nay sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Bởi, trong thực tế, theo xếp hạng của Tổ chức EF Education First năm 2023, mức độ thông thạo tiếng Anh của người Việt chỉ nằm trong nhóm trung bình của thế giới.

Tiếng Anh khó thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học nếu chỉ học để thi - Ảnh 3.

TS.Nguyễn Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội (Ảnh: NVCC).

Ông Dũng cho hay: “Vấn đề trước tiên là đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng được yêu cầu dạy tiếng Anh và dạy các môn học bằng tiếng Anh còn thiếu. Bên cạnh đó, còn có những hạn chế trong chất lượng dạy và học tiếng Anh ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa nơi các ngoại ngữ khác có lẽ còn cần thiết hơn tiếng Anh”.

Cũng theo TS. Nguyễn Tiến Dũng trong Chương trình GDPT hiện nay, cách kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh còn thiên về kiến thức ngôn ngữ. Cùng với đó, chúng ta chưa chú trọng đánh giá kỹ năng sử dụng tiếng Anh của học sinh bao gồm cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Trang thiết bị phục vụ việc dạy và học tiếng Anh ở nhiều nơi chưa cho phép triển khai các hoạt động dạy học theo các phương pháp hiện đại, hướng tới sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện của người học. Việc thiếu môi trường sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả, cũng là một trở ngại lớn đối với cả người dạy và người học tiếng Anh.

Tiếng Anh khó thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học nếu chỉ học để thi - Ảnh 4.

Cần nhiều giải pháp để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 (Ảnh: Hữu Thắng).

Trước những thách thức kể trên, để có thể thành công trong việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, ông Dũng cho rằng, cần xây dựng và phát triển được đội ngũ giáo viên người Việt đủ trình độ về năng lực tiếng Anh, chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng để dạy tiếng Anh và các môn học bằng tiếng Anh.

“Đây là một nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học sư phạm, trong việc trang bị kiến thức và kỹ năng tiếng Anh cho người học là các giáo viên tương lai. Các trường cần triển khai việc đào tạo bằng tiếng Anh trước tiên đối với các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Cần có sự đầu tư bài bản, đồng bộ vào việc đào tạo giáo viên, nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy-học”, ông Dũng bày tỏ.

Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho các trường sư phạm có chương trình đào tạo giáo viên bằng tiếng Anh. Từ đó, bảo đảm nguồn nhân lực giáo viên có thể dạy tiếng Anh và các môn học bằng tiếng Anh từ mầm non đến bậc trung học phổ thông.

Khuyến khích giáo viên sử dụng các nền tảng công nghệ trong dạy và học tiếng Anh, giúp tháo gỡ những khó khăn đối với công tác dạy tiếng Anh tại các tỉnh vùng sâu vùng xa, miền núi và nông thôn.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source