Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM

Useful
15/11/24
Lượt xem : 52 view
screenshot20241114163753samsung notes 1731578960986576556033 3 0 1019 1625 crop 17316305171341258685926
Rate this post
Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 1.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến QL13 dài 5,95km, điểm đầu từ cầu Bình Triệu (quận Bình Thạnh) đến ranh giới tỉnh Bình Dương. Tuyến đường hiện hữu chỉ rộng từ 19m đến 26m, có 10 nút giao thông (2 nút giao khác mức và 8 nút giao đồng mức).

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 2.
Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 3.

Đây là tuyến đường huyết mạch tại cửa ngõ phía bắc TP.HCM. Tuyến đường quá tải thường xuyên do lượng phương tiện đông đúc, trong khi khả năng đáp ứng của hạ tầng hạn chế.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 4.

Các đơn vị nghiên cứu đề xuất phương án thiết kế thứ nhất là đi thấp, kết hợp tuyến metro ngầm – nổi tại QL13.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 5.

Phương án thứ hai là làm cầu trên cao (cầu cạn), kết hợp đường song hành phía dưới. Với phương án này, chiều dài cầu cạn khoảng 3,7km, với 4 làn xe, vận tốc 80km/h, bắt đầu từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 6.

Đường song hành phía dưới rộng 3 làn xe mỗi bên, vận tốc 60km/h. Tại nút giao cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, hầm chui hai chiều sẽ được xây dựng. Trong ảnh là mô phỏng thiết kế cầu cạn kết hợp đường song hành được đề xuất thực hiện. Dự kiến, tổng mức đầu tư sơ bộ cho phương án đường trên cao là 19.953 tỷ đồng, trong đó, khoảng 1.150 hộ dân bị ảnh hưởng với diện tích khoảng 18ha.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 7.

Dự án BOT thứ hai là QL1A , đoạn từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An. Đây là tuyến đường dài 9,3km ở cửa ngõ phía tây TP.HCM. Tuyến đường là điểm đen ùn tắc giao thông, nhất là giờ cao điểm vào các ngày lễ, Tết.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 8.
Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 9.

Các bên tư vấn đưa ra hai phương án thiết kế nâng cấp, mở rộng QL1A. Trong đó, phương án 1 sẽ chia thành 3 đoạn, đoạn từ cuối nút giao An Lạc đến cuối nút giao Tân Kiên (1,5km) sẽ cải tạo và mở rộng lên 60m cho 12 làn xe; đoạn từ cuối nút giao Tân Kiên đến nút giao Vành đai 3 (7km) mở rộng mặt đường lên 60m với 12 làn xe; đoạn từ nút giao Vành đai 3 đến ranh giới tỉnh Long An (0,8km) sẽ có quy mô rộng 60m cho 10 làn xe.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 10.

Ở phương án 2, các đơn vị đề xuất xây dựng một tuyến đường trên cao dài 4 làn xe, phía dưới là 8 làn xe trên mặt đất. Trong đó, đoạn từ cuối nút giao An Lạc đến cuối nút giao Tân Kiên (1,5km) được thực hiện giống phương án 1; đoạn từ cuối nút giao Tân Kiên đến đầu nút giao Vành đai 3 (7km) và đoạn từ cuối nút giao Vành đai 3 đến ranh tỉnh Long An (0,8km).

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 11.

Đơn vị tư vấn đánh giá, phương án 1 có ưu điểm hơn vì tận dụng cầu Bình Điền, cầu Bình Thuận hiện hữu, tránh phải tháo dỡ, xây lại cầu như trong phương án 2. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho dự án là 15.897 tỷ đồng, trong đó, khoảng 5.462 tỷ đồng huy động từ nguồn vốn BOT, phần còn lại sẽ được bổ sung từ ngân sách Nhà nước.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 12.
Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 13.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 14.

Dự án xây dựng theo hình thức BOT cầu – đường Bình Tiên có điểm đầu tại nút giao đường Bình Tiên – Phạm Văn Chí, điểm cuối tại nút giao đường Nguyễn Văn Linh. Tổng chiều dài tuyến này là 3,66km, đi qua quận 6, quận 8 và huyện Bình Chánh. Cầu – đường Bình Tiên cách QL50 khoảng 600m, đang được nâng cấp mở rộng để chia tải cho khu vực vì tình trạng ùn tắc giao thông.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 15.

Theo phương án thiết kế, tuyến đường này sẽ xây dựng cầu cạn, bắt đầu từ trước đường Võ Văn Kiệt đến sau đường Nguyễn Văn Linh. Cầu nhánh nối đường Võ Văn Kiệt, Bình Đông, Hoài Thanh; nhánh lên xuống trước đường Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Linh

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 16.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 6.863 tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ chiếm dụng khoảng 21,2ha đất, với 389 hộ dân phải di dời, giải tỏa.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 17.

Đối với QL22, đoạn từ An Sương đến Vành đai 3 có bề rộng hiện hữu 36 – 40m, phần xe chạy là 2×14,5m, dải phân cách giữa 3,m và phần vỉa hè từ 2m – 4m. Tuyến đường được đề xuất đầu tư BOT với tổng chiều dài 8,7km, mặt cắt ngang 60m với tổng mức đầu tư 8.810 tỷ đồng (bao gồm lãi vay).

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 18.
Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 19.

Đơn vị tư vấn đề xuất, phương án một sẽ làm đường đi thấp với chiều rộng đường 60m, 10 làn xe (2 làn hỗn hợp); 4 làn tốc độ cao chạy giữa. Với phương án này, sẽ có 7 nút giao khác mức không hoàn chỉnh; cầu vượt đi tầng 1; metro đi tầng 2. Đồng thời, có 4 làn tốc độ cao đi hầm chui, hầm rộng 20m, kết cấu bê tông cốt thép.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 20.

Phương án 2 là làm đường đi trên cao (cầu cạn), chiều rộng đường 60m, 10 làn xe (2 làn hỗn hợp); dài xanh ở giữa rộng 14m để dự trữ thi công tuyến metro; 4 làn tốc độ cao chạy trên cao. Về cầu cạn, sẽ gồm 2 đơn nguyên rộng 9,5m, đi cùng cao độ với tuyến metro dự kiến.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 21.

Cuối cùng là dự án đường trục Bắc – Nam (đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức – Long Thành). Tuyến đường này có tổng chiều dài 8,6km, tổng mức đầu tư đề xuất là hơn 8.483 tỷ đồng.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 22.

Đơn vị tư vấn đưa ra phương án thiết kế tuyến này gồm làm đường đi thấp kết hợp cầu vượt tại các nút giao.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 23.

Phương án làm cầu cạn đúng tim đường và phương án cầu cạn lạch tim đường.

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 24.

Theo phương án đề xuất, trục Bắc – Nam sẽ có hình hài đường trên cao và đường song hành dưới thấp, đáp ứng nhu cầu lưu thông tại khu vực.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT cho biết, về lộ trình thực hiện dự án BOT trên 5 tuyến đường hiện hữu, trong tháng 12/2024 (hoặc chậm nhất đến tháng 1/2025) đơn vị sẽ trình Hội đồng thẩm định cấp cơ sở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Quý I/2025 phê duyệt chủ trương đầu tư; lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư;

Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý III/2025.

Cuối năm 2025, lựa chọn nhà đầu tư và phấn đấu khởi công dự án đầu tiên.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCMNhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM

Chiều 14/11, Sở GTVT TP.HCM tổ chức hội nghị tham vấn nghiên cứu tiền khả thi 5 dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu ở các cửa ngõ TP theo hình thức BOT mà Nghị quyết 98 cho phép TP.HCM thí điểm.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source