Trong những năm gần đây, Sapa là một trong những địa điểm du lịch được đông đảo du khách yêu thích. Sau khi tham quan, nghỉ dưỡng, việc lựa chọn món quà lưu niệm Sapa đặc trưng là vấn đề đau đầu của nhiều người khi ở đây có vô số những món đồ độc lạ.
1. Đồ thổ cẩm – Món quà lưu niệm tại Sapa độc đáo
Sapa, một trong những điểm đến du lịch Miền Bắc nổi tiếng nhất, là vùng đất có nhiều dân tộc vùng cao sinh sống, chủ yếu tập trung các dân tộc như: H’mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xa Phó. Trong đó, những cô gái ở nơi đây biết diệt thổ cẩm từ khi còn rất nhỏ. Nét đặc trưng của thổ cẩm ở đây đó chính là các hoạt tiết vô cùng sinh động, màu sắc rực rỡ và thể hiện nét đặc trưng của văn hóa bản địa. Chính vì vậy, nhiều du khách thường chọn đồ thổ cẩm là quà lưu niệm ở Sapa để tặng cho người thân và làm kỷ niệm cho chuyến đi của mình.
Đáp ứng nhu cầu của du khách, trên chất liệu thổ cẩm, nhiều chị em phụ nữ vùng cao đã biến tấu ra nhiều mặt hàng như: trang phục, túi xách, khăn, móc khóa, búp bê thổ cẩm… với đa dạng kích thước và chủng loại.
Đồ lưu niệm Sapa có những nét rất riêng và mang đậm văn hóa bản địa (Nguồn: onetour.vn)
Hiện tại, các mặt hàng thổ cẩm ở Sapa khá dễ mua khi nó được bày bán khá phổ biến, tuy nhiên du khách cũng nên tìm kiếm các địa điểm uy tín, tránh trường hợp một số kẻ gian lợi dụng trà trộn hàng Trung Quốc. Thổ cẩm Trung Quốc được sản xuất đại trà bằng máy nên đường kim mũi chỉ khá đồng đều, màu sắc tươi tắn. Thổ cẩm của người dân Sapa làm thủ công nên đường nét đôi khi không đều và mượt nhưng bù lại nó vô cùng đặc sắc và sống động, mang nét đặc trưng rất Sapa.
2. Đặc sản – đồ lưu niệm Sapa cực chất
Nhắc đến đặc sản, du khách có thể chọn lựa được vô số món ngon, của lạ làm quà lưu niệm. Đó chính là rượu Táo Mèo, nấm hương rừng Sapa, đào Rọ, thịt trâu gác bếp, lợn cắp nách, tương ớt Mường Khương, mắc cọp (lê Sapa), mận đào, măng chua, rượu thóc Thanh Kim, lan rừng, rau Sapa.
Là điểm đến cuối cùng trong hành trình xuyên Việt, nếu chọn đến Sapa vào dịp hè, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh sắc núi đồi, du khách đừng quên thưởng thức và mua về các loại rau củ quả đặc sản như mận, đào… Nếu như mận Sapa nổi tiếng về độ ngon thì đào cũng không hề kém cạnh khi ăn có vị giòn ngọt và thơm mùi đặc trưng. Cũng trong những ngày hè, khi những cơn mưa bắt đầu đổ xuống cũng là khi những cây nấm hương “thức giấc”. Nấm hương rừng Sapa tuy có cánh mỏng và màu sáng hơn so với nấm trồng nhưng có mùi thơm nhẹ đặc trưng, khi ăn có vị ngon ngọt. Chính vì vậy đây là món là lưu niệm Sapa được nhiều người lựa chọn để làm quà cho người thân và gia đình.
Lợn cắp nách – một trong những đặc sản của Sapa (Nguồn: sapalaocai.com)
Nếu là tín đồ của thực phẩm sạch tươi sống, bạn đừng quên thịt lợn cắp nách hay món thịt trâu gác bếp chấm với tương ớt Mường Khương. Thịt trâu được thả trên các vùng đối núi, sau khi tẩm ướp với mắc khén, hạt dổi được “tắm” trên khói, chấm cùng loại tương ớt đặc biệt được chế biến từ ớt thóc, tỏi, thảo quả, quế… quả là tuyệt hảo. Nếu đã đi du lịch Sapa mà không mang loại đặc sản này về làm quà thì thật là thiếu sót.
3. Trang sức – món quà lưu niệm Sapa du khách đừng nên bỏ qua
Một trong những món quà lưu niệm tại Sapa “không đụng hàng” và rất độc đáo Sapa đó chính là các trang sức. Trên chất liệu bạc trắng, các món trang sức ở đây được chế tác hoàn toàn thủ công từ công đoạn tạo tình tới khi thiết kế hoa văn. Khác với các loại trang sức phụ kiện thông thường, trang sức truyền thống của người H’mông gồm có: Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn… Với các họa tiết trang trí sinh động và không giống với các kiểu trang sức của các dân tộc khác, trang sức của người H’mông ở Sapa mang đến sự độc đáo và thích thú cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về nó.
Trang sức – món quà lưu niệm Sapa du khách đừng nên bỏ qua (Nguồn: eropi.com)
Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, người dân ở đây còn chế tác các loại trang sức trên nhiều chất liệu khác nhau như: nhôm, hợp kim nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng trong văn hóa bản địa. Chính vì vậy, du khách có nhiều sự lựa chọn trang sức làm quà lưu niệm Sapa với mức giá phù hợp và đa dạng chất liệu.
4. Gỗ lũa – quà lưu niệm ở Sapa riêng có
Với những “tay chơi gỗ” hoặc những người đam mê về gỗ, gỗ lũa là một trong những món đồ lưu niệm Sapa được nhiều người chọn lựa. Vậy tại sao gỗ lũa lại hấp dẫn du khách đến vậy?
Thực chất, gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết. Dựa trên chất liệu này, người dùng có thể hô biến nó trở thành những vật liệu trang trí vô cùng đẹp mắt hoặc được sử dụng làm vật trang trí khi những gốc lũa tự nhiên có những dáng vẻ kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng. Được biết, gốc lũa ở Sa Pa chủ yếu là sâng đỏ và pơ mu.
Hiếm có khó tìm là như vậy, nhưng với nhiều khách du lịch, đặc biệt là những người đam mê về gỗ thì gỗ lũa đúng là quà lưu niệm Sapa đáng nhớ nhất (Nguồn: tuannguyentravel.com)
Vì tính chất quý hiếm nên gỗ lũa ở Sapa rất được nhiều người yêu thích. Không biết từ bao giờ, việc tìm kỳ mộc đã trở thành nghề mưu sinh người dân bản địa ở Sapa. Việc tìm gỗ lũa khá khó khăn khi khi chỉ những người có kinh nghiệm và có duyên mới tìm được khi gốc lũa thường nằm sâu dưới lòng đất. “Hiếm có khó tìm” là như vậy, nhưng với nhiều khách du lịch, đặc biệt là những người đam mê về gỗ thì gỗ lũa đúng là quà lưu niệm Sapa đáng nhớ nhất.
5. In vẽ sáp ong – đồ lưu niệm Sapa có “một không hai”
Trong trang phục truyền thống của các đồng bào ở Sapa, các chị em phụ nữ sử dụng nhiều cách khác nhau để tạo hoa văn như: thêu, in, ghép vải. Trong số đó, in vẽ sáp ong là một kỹ thuật vô cùng độc đáo.
Ngày nay, phụ nữ Mông hoa ở Cổng Trời vẫn duy trì kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống và được không ít du khách đến tham quan và mua làm quà lưu niệm Sapa (Nguồn: baomoi.com)
Để in vẽ sáp ong không hề đơn giản khi trải qua khá nhiều bước từ việc chuẩn bị khuôn, bút vẽ, sáp ong…Sau khi vẽ, người làm sẽ tiến hành nhiều công đoạn khác nhau để ra một sản phẩm hoàn chỉnh, có thể kể đến như nhuộm chàm nhiều lần, phơi khô, luộc lại với nước sôi. Ở mỗi công đoạn đòi hỏi sự lành nghề và khéo léo. Không chỉ có vậy, mỗi người dân ở đây luôn có những bí quyết riêng để tấm vải lanh sau khi thành phẩm phải lộ các đường trắng của vải, xuất hiện hoa văn trắng trên nền chàm xanh. Ngày nay, phụ nữ Mông hoa ở Cổng Trời vẫn duy trì kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống và được không ít du khách đến tham quan và mua làm quà lưu niệm Sapa.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Các tiệm làm nail với nhiều mẫu nail noel mới dành cho bạn trẻ trong tháng 12
- Vì sao tuyến xe buýt đi sân bay Cần Thơ tạm dừng hoạt động?
- Diễn biến mới vụ “suất cơm 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả”
- Xu hướng thiết kế tủ bếp phong cách tân cổ điển cực nổi bật
- Cách chăm sóc vùng da dưới cánh tay đúng cách