Sáng 31/10, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 – 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bàn về định hướng tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT Huỳnh Văn Chương cho hay, mục đích tổ chức, đối tượng dự thi, hình thức thi, thời gian tổ chức thi, phân cấp phân quyền cơ bản tương tự như giai đoạn 2020-2024.
Lộ trình triển khai giai đoạn 2025-2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy. Từng bước thí điểm và chuẩn bị để thi tốt nghiệp THPT trên máy tính. Bộ sẽ sớm xây dựng kế hoạch, các điều kiện để thí điểm thi trên máy từ năm 2027.
Dự kiến, tất cả thí sinh đều có thể đăng ký trực tuyến, gồm cả thí sinh tự do. Ngoài 2 môn Toán, Ngữ văn, thí sinh đăng ký thêm 2 môn trong số các môn đã học ở lớp 12.
Đáng chú ý, về sắp xếp phòng thi, thí sinh được bố trí tại 1 phòng thi duy nhất trong suốt các buổi thi của kỳ thi.
Theo phương án thi mới, dự kiến nội dung thi bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu là lớp 12.
Cấu trúc đề thi định dạng mới, tăng cường độ phân hóa để tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh.
“Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi theo hướng mở; thử nghiệm ngân hàng câu hỏi thi trên máy tính ngoài việc để phân tích và đánh giá câu hỏi thi thì điều này là một bước quan trọng để hoàn thiện quy trình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức thi trên máy tính”, ông Chương nói.
Mỗi thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (hình thành 36 tổ hợp môn).
Xét công nhận tốt nghiệp: sử dụng kết quả điểm thi và kết quả đánh giá quá trình 3 năm học theo tỉ lệ 50-50; phương thức xét công nhận tốt nghiệp: kết hợp giữa kết quả thi và đánh giá quá trình.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của Kỳ thi
Về lộ trình triển khai thực hiện, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho hay, giai đoạn 2025 – 2030, hình thức thi giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của Kỳ thi. Giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Đáng chú ý tại hội nghị, Bộ GD&ĐT cũng nêu vấn đề điểm khuyến khích để lấy ý kiến. Theo đó, không cộng điểm chứng chỉ nghề do chương trình giáo dục phổ thông mới không còn quy định về hoạt động giáo dục dạy nghề như chương trình cũ.
Không cộng điểm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, bằng trung cấp đối với thí sinh giáo dục thường xuyên do chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT mới là tương đương với chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành.
Về miễn thi ngoại ngữ, dự kiến thí sinh vẫn được sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để miễn thi, nhưng không quy đổi thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp.
Đặc biệt, học viên giáo dục thường xuyên sau khi học xong chương trình này sẽ tham dự chung kỳ thi tốt nghiệp THPT với học sinh THPT và có cùng chuẩn đầu ra và yêu cầu cần đạt của chương trình.
Trúc Chi (t/h theo Tiền Phong, Tuổi Trẻ)
————————-
Nguồn nguoiduatin.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Quản Lý Tiệm Nails Để Hút Khách và Phát Triển
- Review xu hướng thời trang thu đông 2022-2023 theo phong cách Châu Âu
- Nhan sắc của mỹ nhân này lạ lắm: Lúc được khen đẹp đến phong thần, lúc lại bị chê xấu đến cay mắt
- Đánh Giá Toner Bioderma Sensibio Tonique
- Kỳ Duyên tung chiêu thật rồi: Diện loạt trang phục khoe triệt để đường cong, thay đổi thái độ gây bất ngờ!